Cập nhật: Chủ nhật, 14/09/2014 | 10:19 GMT+7

Lạc nhịp

Ở làng nhà nào cũng sắm tivi, “môbai”, quạt cây, quạt tường rồi mà nhà thằng Phúc vẫn chỉ có mỗi một thiết bị điện duy nhất là cái bóng đèn tròn tỏa ra thứ ánh sáng vàng chói mắt, bức bối. Ấy vậy mà cái bóng đèn điện ấy lại là đề tài gây tranh cãi ở rất nhiều cuộc họp thôn. Người ta cứ tranh cãi liệu có nên đề nghị miễn tiền điện cho nhà thằng Phúc hay không? Có nên trích quỹ của thôn ra để trả tiền điện đỡ nhà nó hay không? Có người bảo nên quá đi ấy chứ. Người khác lại bảo: “Cả nhà nó bị chập mạch i-xê hết. Chưa được miễn tiền điện nhà nó đã chơi đèn cả đêm. Miễn thì nó chơi đèn cả ngày nữa, tốn chết”.

Minh họa: LÊ NGỌC DUY
Nói cả nhà nó bị chập mạch i-xê nghĩa là bảo cả nhà nó hâm. Thực ra không hẳn vậy. Bố mẹ thằng Phúc không hâm, chỉ bị lão hóa sớm một cách bất bình thường mà thôi. Họ nghĩ chậm, nói chậm, làm chậm, đi đứng chậm, sống chậm. Nhịp sống trung bình ở làng phải chậm lại gấp mười lần họ mới theo kịp. Ba mụn con của họ thì có vấn đề về thần kinh trăm phần trăm, nhìn là biết. Thằng con trai lớn chết đuối ở tuổi mười bảy. Thằng Phúc và em gái nó ngớ ngẩn với những mức độ khác nhau, đều không thể và không được đến trường, cứ lớn ngồng nghềnh cùng với sự ngây dại bẩm sinh. Hai mươi tuổi thằng Phúc đi làm thuê cho xưởng mộc ở đầu làng. Ai hỏi, “mày làm gì ở xưởng mộc?”, nó đáp: “Làm trợ lý cho máy xẻ gỗ”. Ấy là đám thợ mộc ở xưởng bảo như thế thì nó nhắc lại nguyên xi. Mà cũng đúng, cái máy xẻ gỗ lao ra những tấm gỗ để nó hùng hục vác qua vác lại vào những lúc nó thích. Những lúc không thích nó ngồi nghịch mùn cưa, đố ai có thể sai nó làm việc gì dù là việc nhỏ bằng cái móng tay. Ngày công lao động của nó chỉ đủ để đổi lấy bữa cơm ở xưởng mộc và hai bao mùn cưa. Buổi trưa ở xưởng mộc đám thợ ăn cơm xong thường kéo nhau lên phòng khách nhà chủ xưởng xem băng video đen. Thấy nó dại đờ dại đẫn họ chẳng để ý, cứ mặc kệ cho nó cùng xem. Thế rồi họ phát hiện ra thằng Phúc xem video có vẻ chăm chú. Trước những cảnh nóng họ lại hỏi nó: “Mày có khoái cái này không?”. Nó gật đầu, xoa xoa hai đùi, cười hi hí. Ai đó trong đám thợ nói: “Máy của thằng này chưa hỏng!”. Lời bình luận đó bất ngờ làm lóe lên trong đầu gã con rể của chủ xưởng một ý tưởng. Nó làm gã nhớ đến cô em họ dở người của gã. Cô ta hiện đang sống với ông bố già, tức là chú ruột của gã, ở làng bên. Hai mươi tám tuổi đầu rồi nhưng trí khôn của cô ta thì chẳng được bằng một đứa trẻ bảy tuổi. Cô ta giống thằng Phúc ở chỗ thích làm gì thì làm, không thích thì ngồi chơi suông không ai sai bảo được. Bấy lâu nay con người dở hơi ấy là gánh nặng không biết quẳng đi đâu của ông bố già. Gánh nặng ấy còn đeo đuổi ông đến lúc chết, ông hay than thở thế với đứa cháu. Bây giờ thì đứa cháu ấy biết phải làm gì để cởi bỏ gánh nặng đó giúp chú mình. Thế là một đám người khôn xúm vào sốt sắng vun vén hạnh phúc tương lai cho hai người dại. Đám cưới của thằng Phúc và cô gái ở làng bên cũng lạc nhịp một cách kỳ cục so với những đám cưới thời nay ở làng. Cả đoàn rước dâu và đưa dâu chỉ vẹn vẻn có hơn chục người. Thay vì đi theo đường cái họ chọn cách đi tắt qua cánh đồng. Người già người trẻ theo bóng nhau bước thất tha thất thểu, lon cha lon chon trên những bờ mương, bờ ruộng. Đám rước dâu đã lề mề, đám đưa dâu còn lề mề gấp bội. Chốc chốc họ phải dừng lại chờ đợi cô dâu, bởi hễ trông thấy một cái lỗ cua là y như rằng cô lại cúi xuống thọc tay vào mò mẫm. Những con cua không may lọt vào đường đi của cái đám cưới lạ lùng ấy nghiễm nhiên trở thành món của hồi môn. Ông chú của thằng Phúc trông thấy cảnh đó lắc đầu ngán ngẩm. Gã con rể của chủ xưởng mộc vừa cười nhạt như nước ốc, vừa nói: “Có nàng dâu chăm mò cua thế này thì cả nhà ngày nào cũng có canh ngọt ông ạ”. Thằng Phúc cưới hôm trước thì hôm sau lại đến xưởng mộc vác gỗ. Đám thợ mộc bày ra đủ mọi chiêu để moi chuyện về đêm tân hôn của nó nhưng nó tuyệt nhiên không nói gì, chỉ cười hi hí. Cưới được hơn bảy tháng vợ thằng Phúc đẻ con trai đầu lòng. Đứa trẻ bị đẻ non, phải nằm trong lồng kính nửa tháng. Khi được đưa về nhà nó quấy khóc èo ẽo. Nó chậm biết lẫy, chậm biết đi hơn những đứa trẻ khác. Đặc biệt cái mặt nó trông cứ ngây ngây khiến người ta ngờ rằng nó cũng ngớ ngẩn chẳng khác gì bố mẹ nó. Đứa bé chưa đầy năm, bụng vợ thằng Phúc lại to lùm lùm. Vợ nó mang thai đôi, đẻ ra hai đứa con trai nữa. Cả hai đứa đều bị đẻ non, đều quấy khóc èo ẽo. Vợ thằng Phúc từ ngày đẻ sinh đôi chẳng chịu làm gì, suốt ngày chỉ ngồi như con gà rù ở cửa bếp. Việc chăm nuôi ba đứa trẻ được phó mặc cho hai thân già chậm chạp. Có người trí thức ở thành phố về thăm quê thấy nhà thằng Phúc sống lạc nhịp một cách đáng lo ngại so với cả làng liền thốt lên vẻ bức xúc: “Phải làm gì đi chứ, cứ để vợ chồng nó đẻ thả cửa rồi thì lúc hai thân già kia khuất đi đám người dại ấy sống ra sao”. Người ấy nói rồi đi. Đi rồi quên. Người làng vẫn sống nhịp sống của họ, vẫn tiếp tục sắm “mô-bai”, tivi đời mới, tiếp tục tranh cãi về việc có nên gánh đỡ tiền điện cho nhà thằng Phúc hay không. Còn nhà thằng Phúc, cái gia đình gồm toàn những người lão hóa sớm và những người chập mạch i-xê, vẫn sống theo nhịp mà số phận đã lập trình cho riêng nó, chẳng khác nào một con thuyền lênh đênh trên biển, mỗi ngày một lùi xa bến bờ văn minh. NGUYỄN BÍCH LAN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Truyện ngắn: Cõng má đi qua cuối mùa
22:55 27/09/2024

1. Anh Ba gọi điện mắng vốn chuyện má bị lẫn, cứ nói toàn chuyện không đâu. Tỷ như, má lần mò ra ven sông ngó mấy bụi chuối non xanh ngắt, rồi kêu chặt mấy nải ...

Từ dưới gốc mai
22:50 29/03/2024

Giữa cái rét run đầu tháng chạp, dân buôn cây cảnh vẫn đi lùng sục khắp vùng tìm mai vàng. Cái giống cây cho hoa tết ấy chưa bao giờ mất giá, nhưng phải thực ...

Đêm trăng Trường Sơn
02:22 27/07/2023

Mùa hè năm tôi lên 8, mẹ tôi đón tôi về nhà của mẹ trong khu văn công Cầu Giấy. Một chân trời mới mở ra với tôi là chân trời nghệ thuật, vì mẹ tôi là diễn viên ...

Chim sáo nói tiếng người
01:22 14/01/2023

Cuối năm, không khí lạnh tăng cường thổi những luồng gió vi vút bên ngoài. Tiếng lá khô rơi xuống bị cuốn đi loạt soạt trên sân. Thỉnh thoảng cũng nghe được ...

Thiên đường... kiếp sau
22:55 15/11/2024

Mày cúi thấp đầu xuống, thầy đến gần rồi đấy. Chị thều thào nói với thằng Hên rồi cúi mọp người chờ bước chân của thầy tới. Mọi người quanh chị cũng thế, nhiều ...

Vào đời
22:40 09/08/2024

Thành có thói quen dậy sớm từ nhiều năm nay. Dù đêm hôm trước thức khuya để làm việc hay “trà dư tửu hậu” với đám bạn thân thì đồng hồ sinh học vẫn đánh thức ...

Truyện ngắn: Ánh lửa
22:23 27/01/2023

Cuối tháng Chạp, cậu con trai xách cái ba lô xuống thềm nhà, ngó quanh một chút, rồi đi. Bốn cái Tết nay, cậu chẳng ở nhà. Và cu cậu cũng chẳng cần báo cho cha ...

Bếp ấm lửa reo xuân theo về nhà
22:59 23/01/2023

Má hay nói nhà mình quy tụ cả ba miền về đây. Anh rể miền Bắc, chị dâu miền Trung, tụ về làm con của bà già Nam Bộ. Mấy bận giỗ quảy, lễ, Tết thì căn bếp của ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng nay

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

13 triệu lượt học sinh thi giải toán qua mạng

13 triệu lượt học sinh thi giải toán qua mạng
06:12 13/09/2014

(TN) - Ngày 12.9, tại TP.HCM, Bộ GD-ĐT, Trường ĐH FPT phối hợp với Sở GD-ĐT TP.HCM phát động cuộc thi Giải toán qua mạng internet (ViOlympic) năm học 2014 - 2015 dành cho học...

Xu hướng quay về với đông dược

Xu hướng quay về với đông dược
06:11 13/09/2014

(TN) - Nhiều loại đông dược sản xuất trong nước có hiệu quả cao trong điều trị bệnh, nhất là những bệnh mãn tính…

POWERED BY
Việt Long