
{title}
{publish}
{head}
Những năm gần đây, với sự trợ giúp về nguồn vốn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn và hỗ trợ về giống loại vật nuôi, cây trồng, ở Hướng Phùng (Hướng Hóa) đã xuất hiện nhiều hộ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giỏi, biết làm giàu một cách chính đáng từ tiềm năng lợi thế của quê hương, có thu nhập trong năm hàng trăm triệu đồng. Một trong những gương sản xuất kinh doanh giỏi đó là anh Phan Thanh Danh ở thôn Cổ Nhổi. Tham gia du kích năm 1972, đến năm 1975 đất nước thống nhất, Phan Thanh Danh được tiếp nhận vào làm công nhân giao thông Quảng Trị, rồi năm 1985 nghỉ mất sức về sinh sống cùng gia đình ở thị trấn Khe Sanh. Mặc dầu chăm chỉ làm ăn nhưng đời sống kinh tế gia đình anh quanh năm vẫn chật vật thiếu thốn. Qua tìm kiếm sinh nhai bằng nhiều nghề khác nhau và chuyện trò làm ăn với nhiều người, anh mới hay ở xã vùng bản Hướng Phùng đã có nhiều hộ sản xuất kinh doanh cà phê có hiệu quả và biết làm giàu một cách chính đáng từ nguồn lợi cây cà phê. Cuối năm 1995, anh quyết định rời thị trấn Khe Sanh vào sinh sống ở thôn Cổ Nhổi, xã Hướng Phùng để thực hiện chí làm giàu từ nguồn lợi cây chủ lực cà phê. Để ổn định cuộc sống gia đình nơi ở mới, cùng với vỡ hoang đất đai trồng cây lương thực, hoa màu, chăn nuôi bò, lợn và các loại gia cầm, anh luôn tham gia đầy đủ các lớp tập huấn do các phòng, trạm phối hợp với Hội nông dân của xã tổ chức hướng dẫn cách thức chọn giống, làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản nhằm đảm bảo sản xuất cây cà phê năng suất, chất lượng cao và bền vững. Mặt khác chịu khó tìm hiểu, trao đổi học tập kinh nghiệm của các hộ sản xuất kinh doanh có hiệu quả cây cà phê trên địa bàn. Khởi đầu anh đầu tư công sức, tiền vốn khai hoang 1 ha đất đồi để trồng cà phê catimol, dần dần mở rộng diện tích vườn đồi và đến nay là 3 ha. Nhờ tuân thủ các yếu tố kỹ thuật nên 3 ha cà phê chè catimol được trồng ngay hàng thẳng lối phát triển xanh tốt cho năng suất khá cao. Anh cho biết giá cả cà phê trên thị trường luôn biến động và có những năm cà phê bị rớt giá gây bất lợi cho người trồng cà phê. Song nếu được đầu tư chăm sóc thì sản xuất cây cà phê vẫn có lãi. Niên vụ cà phê năm nay gia đình anh thu hơn 50 tấn cà phê quả tươi, trị giá khoảng 200 triệu đồng. Cùng với đầu tư chăm sóc 3 ha cà phê, gia đình anh đã xây dựng cơ sở chế biến cà phê, bình quân thường vụ thu mua chế biến khoảng 2000 tấn cà phê quả tươi và tạo việc làm cho 20 lao động địa phương với mức thu nhập hàng tháng 1,7 triệu đồng/ người. Đi đôi với sản xuất kinh doanh cà phê, năm 2007, anh cất công vào các tỉnh phía nam để học tập kỹ thuật trồng cao su và đã đầu tư trồng thí điểm 2 ha cao su. Ngoài ra, gia đình anh cũng đã trồng mới 10 ha rừng. Với đức tính siêng năng làm lụng, lại chịu khó học tập kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh nên gia đình anh Phan Thanh Danh ở thôn Cổ Nhổi, xã Hướng Phùng đã có cơ ngơi khá vững, nuôi con ăn học đến nơi đến chốn. Hiện tại 3 người con của anh đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học và có việc làm ổn định. Gương sản xuất, kinh doanh giỏi của anh Phan Thanh Danh ở thôn Cổ Nhổi, xã Hướng Phùng đáng được mọi người học tập làm theo, làm cho đời sống kinh tế gia đình ngày một khá giả, bản làng ngày một đổi thay. Mai Phục
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...
QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...
Để giúp người dân có đất sản xuất, thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo, từ đầu năm đến nay, bằng nguồn vốn của chương trình 135 và dự án giảm nghèo nông thôn Quảng Trị (giai...
Ngày xưa làng rèn Đông Hà được biết đến như một " làng công nghiệp" độc quyền sản xuất nông cụ cho bà con nông dân, tiếng tăm lan xa khắp vùng. Các vật dụng được rèn từ làng...
Sau khi giới thiệu với chúng tôi về những mô hình trồng rau sạch ở Triệu Đông huyện Triệu Phong, ông Trần Tuất, chủ nhiệm hợp tác xã Nại Cửu nhấn mạnh: "Trồng rau sạch vừa đem...
* LTS: UBND tỉnh đã có Công văn số 2337/UBND-NN ngày 15-9-2008 do đồng chí Nguyễn Đức Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký về việc tăng cường chỉ đạo thu hoạch lúa vụ hè thu 2008...
Những năm qua, trong sản xuất nông nghiệp, công tác giống cây trồng vật nuôi đã được chú trong đầu tư nâng cao chất lượng. Chương trình giống cây trồng vật nuôi của tỉnh Quảng...
Trong những năm gần đây, trên địa bàn xã Thuận, huyện Hướng Hóa xuất hiện rất nhiều tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi, vượt qua đói nghèo, vươn lên làm giàu. Bà con dân bản...
Trong điều kiện hiện nay, khi giá cả nhiều mặt hàng phục vụ sản xuất và đời sống biến động liên tục đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hộ nghèo, cận nghèo và ngư dân, đặc biệt là...
Những ngày này, chúng tôi có dịp trở lại xã Thuận, một trong 8 xã vùng Lìa của huyện Hướng Hóa, nơi sinh sống chủ yếu của bà con dân tộc Vân Kiều và một bộ phận dân của xã...
Những năm qua, bên cạnh việc củng cố tổ chức xây dựng Hội vững mạnh, làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục, các phong trào Hội, Hội Nông dân Hải Lăng đã chú trọng đẩy mạnh...
Vượt qua đỉnh Sa Mù, thung lũng Tà Rùng hiện ra trước mắt. Một vùng đất ruộng bao la hiếm thấy ở một vùng rẻo cao quanh năm nắng gió như Hướng Việt. Không ai có thể hình dung...