{title}
{publish}
{head}
(VietNamNet) - Trao đổi với VietNamNet bên lề Hội nghị ngoại giao lần thứ 26 khai mạc sáng 2/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Vũ Dũng nói Biển Đông cũng có phần của Trung Quốc, nhưng nếu hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của VN thì "dứt khoát không thể chấp nhận được".
Thứ trưởng Vũ Dũng. Ảnh: XL |
Kiên trì đàm phán hòa bình
Thứ trưởng Vũ Dũng nhấn mạnh nguyên tắc lớn trong chính sách đối ngoại của VN, đó là chủ trương giải quyết các bất đồng thông qua hòa bình, phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc - các quốc gia trên thế giới cam kết giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
"Đối với Biển Đông, ta với một số nước, trong đó có Trung Quốc, còn có nhận thức khác nhau, chủ trương của ta là kiên trì đàm phán hòa bình, từng bước thu hẹp bất đồng lại và thực tế trong mấy chục năm qua ta đã làm điều đó", ông Vũ Dũng nói.
Việt Nam và Trung Quốc phải giải quyết xung đột lãnh thổ ở biển Đông để đạt được một kết quả thực sự là "hai bên cùng thắng" cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Vấn đế này đe dọa sự phát triển các nguồn lực trên biển của Việt Nam. Carl Thayer, nhà nghiên cứu Việt Nam tại Học viện Quốc phòng Australia. |
Ông Vũ Dũng nói : "Tôi tin rằng một thời gian không xa, hai bên sẽ giải quyết được vấn đề cửa Vịnh".
Về cơ sở tiến hành đàm phán, Thứ trưởng Ngoại giao VN nói một trong những cơ sở quan trọng là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, bộ luật lớn nhất về biển vốn được đàm phán, xây dựng liên tục trong vòng hơn 20 năm và đã điều chỉnh lập trường của các nước phát triển lẫn không phát triển, các nước có biển và không có biển.
"Vậy thì ta và các nước có liên quan, trong đó có Trung Quốc đương nhiên phải dựa trên bộ luật đó, không thể dựa trên cái gì khác cả. Bộ Luật đó quy định một quốc gia ven biển có 5 vùng biển; có nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế - 200 hải lý và vùng thềm lục địa - tối thiểu là 200 hải lý và có thể kéo dài ra 350 hải lý ở những nơi mà thềm lục địa kéo dài. Thế thì phải dựa trên cơ sở pháp lý đó chứ không có cơ sở nào khác", ông Vũ Dũng nhấn mạnh .
Ngoài công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, VN cũng chủ trương đàm phán dựa trên các cơ sở luật pháp quốc tế khác, đó là Tuyên bố Manila về Biển Đông 1992 và tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở Biển Đông được ký giữa ASEAN và Trung Quốc ngày 4/11/2002.
Thứ trưởng khẳng định VN sẵn sàng đàm phán với TQ dựa trên các cơ sở luật pháp trên. Nếu chỗ nào thực sự có chồng lấn thì hai bên cùng hợp tác, khai thác, cùng phát triển.
Ông Vũ Dũng giải thích: "Thí dụ trong Vịnh Bắc Bộ dù đã phân định rồi nhưng có những chỗ nằm vắt ngang đường phân định thì gọi là chồng lấn, hoặc có những cấu tạo mỏ nằm vắt bên phía ta 4 phần, Trung Quốc 6 phần thì cùng khai thác, cùng phát triển. Vùng chồng lấn thực sự là sự giao thoa giữa 200 hải lý của mỗi bên gặp nhau như hai vòng tròn vậy ".
Người lính hải quân canh gác vùng biển Đông thiêng liêng của Tổ quốc. Ảnh: Hà Trường |
Hiện có rất nhiều công ty dầu khí nước ngoài Anh, Ý, Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Na Uy, Phần Lan đang hoạt động ở VN. Thứ trưởng nói: " Khi ký với chúng ta, họ đều hiểu rằng hoạt động ở đâu. Có một điều khoản rất quan trọng là "phù hợp với luật pháp của nước CHXHCN Việt Nam", có nghĩa là các công ty biết rõ đang hoạt động trong vùng chủ quyền của VN" .
Trước đó, Trung Quốc đã từng gây sức ép buộc các công ty dầu khí BP (Anh), Exxon Mobil (Mỹ) phải rút lui khỏi các dự án hợp tác thăm dò dầu khí với Việt Nam, mặc dù các dự án này, theo phía Việt Nam, hoàn toàn nằm trong vùng thềm lục địa Việt Nam.
Xuân Linh
Trong nghề cầm bút của mình, một trong những niềm tự hào của bản thân là đã có 5 chuyến hải trình ra Trường Sa và thềm lục địa, nếm được bão biển Trường Sa và ...
Chỉ ra nhiều vi phạm trong quá trình công tác của một số nguyên lãnh đạo cấp cao, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo nguyên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nguyên Phó Thủ...
QTO - Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác định đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược, là nguồn sức mạnh, động...
(VietNamNet) - "Mọi hoạt động tiến hành trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam mà không có sự đồng ý, chấp thuận của Việt Nam đều vi phạm chủ quyền, vi phạm lợi ích quốc...
Việt Nam mãi mãi là người bạn, láng giềng tin cậy của Campuchia
Chiều 25/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam đã đến Thủ đô Vientian, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tham dự Hội nghị cấp cao...
Đón Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại sân bay thủ đô Lima có đại diện Chính phủ Peru, Đại sứ Việt Nam tại Chile kiêm nhiệm Peru Nguyễn Văn Tích.
* Lập quỹ đầu tư phát triển chung trị giá 200 triệu USD
TT - Chiều 19-11 (giờ địa phương, tức sáng 20-11 giờ VN) tại Caracas, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Venezuela Cilia Flores và có bài phát...