Cập nhật: Thứ 6, 31/07/2015 | 05:56 GMT+7

Khơi dậy các giá trị văn hóa truyền thống

(QT) - Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, Huyện ủy Hướng Hóa (Quảng Trị) đã ban hành Nghị quyết số 05/NQ-HU ngày 30/10/2002 về đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài của Đảng bộ và nhân dân trong huyện; là cuộc vận động có tính tổng hợp, do đó không nóng vội, ồ ạt, đơn giản mà phải kiên trì, chặt chẽ, lựa chọn phương pháp phù hợp, coi trọng chất lượng và hiệu quả. Trên cơ sở đó, UBND huyện đề ra Chương trình hành động với 4 mục tiêu, 5 nhiệm vụ và 6 giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện nội dung Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII).

Nhiều hoạt động văn hóa truyền thống được tổ chức thường xuyên
Nhờ quán triệt rõ 6 yêu cầu nhiệm vụ và trách nhiệm nên các cấp, các ngành, đoàn thể, địa phương đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ xây dựng làng văn hóa, đơn vị văn hóa. Từ đó cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã có nhận thức đầy đủ về quan điểm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trong giai đoạn mới, đồng thời thấy rõ trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của từng cộng đồng dân tộc mình. Tích cực xây dựng các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và thiết chế văn hóa ở địa phương. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng được đẩy mạnh thông qua tuyên truyền lưu động, lễ phát động, công nhận làng văn hóa, gia đình văn hóa. Nhờ vậy, đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức, tư tưởng, đạo đức lối sống trong toàn xã hội. Mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đã thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của từng dân tộc trong cộng đồng các dân tộc huyện Hướng Hóa. Giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc đã được xây dựng và tạo lập trong đức tính của mọi người, mỗi gia đình và cộng đồng dân cư. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện được khơi dậy và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc được lưu giữ và phát triển, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc được tăng cường, dân chủ được mở rộng, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; lối sống mới, sống đẹp được hình thành. Từ khi phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thì mục tiêu xây dựng gia đình văn hoá có vị trí hết sức quan trọng vì gia đình là tế bào của xã hội. Bên cạnh đó, phong trào được sự hỗ trợ đắc lực của các phong trào quần chúng như: “Ông, bà, cha, mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo”; “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế, xoá đói giảm nghèo”; “Gia đình nông dân 6 chuẩn mực”; “Phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”... Thông qua niềm tự hào gia đình văn hoá, các cấp uỷ đảng, chính quyền ở các địa phương đã huy động được sự hưởng ứng tích cực của nhân dân, cùng sự đóng góp sức người, sức của xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao với nhiều phương pháp sáng tạo và hiệu quả, mô hình nhà văn hoá, câu lạc bộ, thư viện, điểm đọc báo, sân chơi thể thao, đội văn nghệ quần chúng... Gia đình văn hoá đã trở thành niềm vinh dự, tự hào của từng thành viên trong gia đình và đặc biệt quan trọng là tác động tích cực tới đạo đức, lối sống của các thành viên, góp phần xây dựng môi trường văn hoá làng, xã, cơ quan, công sở. Bám sát 3 tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hoá, các thành viên trong gia đình gương mẫu, chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, học tập, công tác đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả. Tính đến nay toàn huyện Hướng Hóa đã có 17.221/18.862 hộ gia đình đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 91,2%; có 14.833 gia đình được công nhận gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 79%. Nhờ nhận thức một cách thấu đáo mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội nên kết quả xây dựng gia đình văn hóa đã tạo tiền đề vững chắc để xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa, cơ quan văn hóa trên địa bàn. Đây là phong trào mang tính xã hội hoá cao, phù hợp với ý Đảng, lòng dân. Xây dựng làng văn hoá đã trở thành phong trào thi đua của mỗi làng, mỗi xóm, mỗi xã, thị trấn, cơ quan trong toàn huyện. Do vậy, số lượng làng, xã đạt danh hiệu làng văn hoá tăng thêm qua từng năm. Tính đến nay toàn huyện đã phát động xây dựng được 194/194 làng, đạt tỷ lệ 100%; đã công nhận 165 làng văn hóa, đạt tỷ lệ 85%; 116/117 cơ quan, đơn vị đã phát động, đạt tỷ lệ 99%. Trong đó, được UBND tỉnh công nhận 45 làng, đơn vị văn hóa xuất sắc; công nhận lần đầu 113 đơn vị đạt tỷ lệ 96,5%, công nhận lại 6 đơn vị đạt tỷ lệ 5,1%. Đặc biệt là phong trào xây dựng làng, xã văn hóa điển hình được tổ chức rộng rãi. Đến nay toàn huyện có 11 xã, thị trấn phát động xây dựng điển hình văn hóa gồm: Khe Sanh, Lao Bảo, Tân Long, Tân Thành, Tân Liên, Tân Hợp, A Xing, Hướng Việt, Hướng Linh, Xy và Tân Lập, đạt tỷ lệ 50%. Trong đó có 5 xã, thị trấn đạt danh hiệu điển hình văn hóa gồm: Lao Bảo, Khe Sanh, Tân Thành, Tân Hợp và Tân Long, đạt tỷ lệ 22,7%, 2 xã đạt chuẩn xã văn hóa là Hướng Việt, Tân Lập, đạt tỷ lệ 9%. Qua theo dõi, kiểm tra, thẩm định bình xét hàng năm cho thấy, các làng văn hoá, làng đăng ký xây dựng làng văn hoá đều đạt tiêu chuẩn, luôn đảm bảo tính ổn định về kinh tế và từng bước phát triển mọi mặt theo hướng bền vững. Việc xây dựng hương ước của các làng đã chú trọng đưa vào các nội dung xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, thực hiện kế hoạch hoá gia đình, xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá và các chỉ tiêu về xây dựng cơ sở vật chất, hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao và khuyến học. Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đã đem lại hiệu quả thiết thực, tăng cường đoàn kết, phát huy nội lực và tinh thần tự quản của nhân dân để phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Đây là một phong trào lớn trong toàn thể xã hội nên để phong trào phát triển ngày càng sâu, rộng và chất lượng hơn, cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ban, ngành, các đoàn thể, các tổ chức xã hội; sự đoàn kết nhất trí, phấn đấu của mọi người, mọi nhà. Có như vậy văn hoá mới thấm sâu vào cuộc sống và phát huy đầy đủ, trọn vẹn các giá trị nhân văn sâu sắc của phong trào, tạo tiền đề để thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Bài, ảnh: LÂM KHANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

TP.HCM: đưa vào sử dụng 941 phòng học mới

TP.HCM: đưa vào sử dụng 941 phòng học mới
22:33 30/07/2015

(TT) - Theo báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM về công tác chuẩn bị năm học mới 2015 - 2016, TP sẽ đưa vào sử dụng 941 phòng học mới từ ngày khai giảng năm học.

Nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì
22:31 30/07/2015

(TT) - Khoảng 50 người, trong đó có nhiều trẻ em ngụ tại các xã Lộc Hòa, Tân Hạnh, Thạnh Quới (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) bị nôn ói, đau bụng phải vào Bệnh viện Đa khoa TP Vĩnh...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long