Cập nhật: Chủ nhật, 27/09/2009 | 14:14 GMT+7

Khi thủ tướng “đi học”!

(TTCT) - “Nhà giáo không phải những nhà điêu khắc, nhưng những gì các thầy cô tạo ra là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị nhất”. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đã nói điều này sau khi ông dành hơn bốn giờ để làm một “học sinh” trong năm tiết học, ở lớp 8 của Trường THPT số 35, Bắc Kinh.

Phụ huynh, học sinh nghe tư vấn chọn ban tại Trường THPT Marie Curie (TP.HCM) trước khi nộp hồ sơ vào lớp 10 trường này năm 2009-2010. Chương trình phân ban là một điển hình về tính thiếu thực tế của các chính sách giáo dục. Qua nhiều lần triển khai, đến nay chương trình phân ban vẫn còn quá nhiều bất cập - Ảnh: Như Hùng
Thật ra, việc thủ tướng “đi học” không phải là một việc hi hữu. Nhớ lại vào năm 1998, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã dành nhiều buổi đến làm “sinh viên” của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, để rồi trong lời căn dặn với giáo sư - hiệu trưởng nhà trường lúc đó, ông nói: “Tôi thấy phương pháp dạy học của các thầy cô giáo còn lạc hậu lắm. Phải đổi mới! Và đó là trách nhiệm lớn của nhà trường hiện nay...”.

Được biết, sau lần đó ông còn đến dự giờ và góp nhiều ý kiến bổ ích cho hoạt động dạy học ở các trường dạy nghề. Đó là những trăn trở trong những năm tháng cuối đời của ông - như ông nói, bởi lúc đó cố thủ tướng đã rất yếu, và ít lâu sau ông đã đi xa!

Cách đây chừng hai năm, để chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở đại học, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Nguyễn Thiện Nhân cũng đến làm “sinh viên” trong hai tiết học của Đại học Quốc gia Hà Nội và cho nhiều ý kiến chỉ đạo quan trọng. Vấn đề bức xúc này cũng chính là một trong những vấn đề được Phó thủ tướng, Bộ trưởng đặc biệt quan tâm, như là một trong những điểm nhấn quan trọng của đổi mới giáo dục đại học hiện nay.

Chúng ta đang trong quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo. Biết bao chủ trương, chính sách đã đi vào thực tiễn và đã tạo nên những “cú hích” lớn đối với quá trình đổi mới, nhưng cũng có không ít quan điểm, đề xuất, biện pháp còn xa thực tế. Không ít các nhà nghiên cứu về phổ thông, biên soạn sách giáo khoa phổ thông, đào tạo giáo viên sẽ dạy ở phổ thông, nghiên cứu những vấn đề liên quan trực tiếp đến phổ thông... nhưng rất ít khi có mặt ở trường phổ thông, ít khi lên lớp một bài giảng như một giáo viên ở phổ thông.

Tất nhiên ai cũng hiểu không phải chỉ đến dự một vài tiết học, chỉ đóng vai làm một học sinh trong vài tiết học là đã đủ cơ sở để có thể đưa ra chính sách này hay biện pháp khác. Nhưng cái cách mà các ông đã làm, cho chúng ta một thông điệp: muốn đổi mới cần lắm phải có những tấm lòng nhiệt huyết, nhưng cũng cần lắm phải đổi mới cách thức làm đổi mới. Phải chọn cho đúng, cho trúng, cho hiệu quả.

Muốn thế phải cụ thể hơn, sâu sát hơn, thực tế hơn. Hãy bắt đầu không chỉ từ những nguyên lý cao siêu, kinh điển, hàn lâm, mà hãy bắt đầu từ cuộc sống, từ nhà trường và những lớp học, từ học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo, để cảm nhận được những suy tư, trăn trở, những áp lực của họ.

Bởi họ là những nhân vật trung tâm, đối tượng trung tâm của sự nghiệp đổi mới. Trận địa lớn nhất, quyết định nhất của sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo không phải chỉ ở trên những trang giấy, trong các diễn đàn hội nghị hội thảo, mà chính là ở mái trường và lớp học. Con đường đi tìm chân lý phải bắt đầu từ thực tiễn và cuối cùng phải trở lại thực tiễn để tìm thấy giá trị đích thực trong thực tiễn.

Tôi được biết ở nhiều nước, việc có mặt thường xuyên trong các hoạt động dạy học ở phổ thông là công việc bình thường của giảng viên các trường sư phạm.

Họ vừa là giáo viên thật sự ở phổ thông, vừa là giảng viên, là giáo sư, là cán bộ nghiên cứu của các trường đại học. Cũng giống như các bác sĩ, vừa điều trị bệnh nhân ở bệnh viện, vừa là giảng viên, là giáo sư ở các trường y. Với họ, làm bác sĩ hay thầy giáo, làm giáo viên phổ thông, làm giảng viên đại học hay nhà nghiên cứu hình như không có khoảng cách nào.

Thực tế vẫn thay đổi từng ngày, từng giờ. Sự nghiệp đổi mới giáo dục và đào tạo đã tiến những bước khá dài. Tài liệu biên soạn đã nhiều, hội nghị, hội thảo về đổi mới đã nhiều. Rất nhiều phương pháp dạy học tích cực, tiên tiến đã được thực hiện, rất nhiều phương tiện dạy học hiện đại đã được áp dụng... Nhưng bây giờ rất nhiều nơi ở phổ thông vẫn đang loay hoay với vấn nạn “đọc - chép” - một phương pháp dạy học đã quá lạc hậu.

Thiết nghĩ các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu nên quan tâm đến điều này: nhiệt tình, trách nhiệm của chúng ta có thể có thừa, nhưng cách thức tiếp cận con đường đổi mới hình như còn nhiều bất cập. Nên chăng hãy đến nhiều hơn, thường xuyên hơn với các lớp học, với các thầy cô giáo, với các em học sinh, sinh viên thân yêu của chúng ta, để nhận diện các bài toán cần giải trong đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay.

TS KIỀU THẾ HƯNG ( phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Hà Nội )



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Chung một dòng sông

Chung một dòng sông
06:43 27/09/2009

Nhân dân hai bên bờ sông chở tôm, cá cung cấp cho thị trường.

Nghị lực của một thương binh

Nghị lực của một thương binh
06:28 27/09/2009

(QT) - Ông Hoàng Văn Hoan, thương binh hạng 4/4, thôn Xuân Hòa, Trung Hải (Gio Linh, Quảng Trị) tham gia bộ đội địa phương từ khi còn tuổi đôi mươi. Khi nước nhà thống nhất,...

Mầm chữ trên đất cằn

Mầm chữ trên đất cằn
06:24 27/09/2009

(TPO) - Nỗi đau mất mẹ chưa nguôi ngoai, ba anh em Hồ Văn Trung (sinh năm 1995), Hồ Văn Dung (1998) và Hồ Thị Nhung (2002) lại chứng kiến cái chết của cha. Ý chí vượt lên số...

“Sào ruộng khuyến học” ở một xã nghèo

“Sào ruộng khuyến học” ở một xã nghèo
06:17 27/09/2009

(CAND) - Người dân trên khắp miền quê Quảng Trị biết đến xã Hải Thiện (Hải Lăng) như một vùng quê độc đáo, "có một không hai". Độc đáo không chỉ bởi đây là xã được thành lập từ...

“Ngắc ngoải” tiếng Anh chuyên ngành

“Ngắc ngoải” tiếng Anh chuyên ngành
07:39 26/09/2009

(TTO) - Là một khối kiến thức quan trọng nhưng thực trạng dạy và học tiếng Anh chuyên ngành ở các trường ĐH thật sự đáng báo động. Cả trường, giảng viên lẫn sinh viên đều không...

POWERED BY
Việt Long