Cập nhật: Thứ 2, 02/07/2018 | 16:10 GMT+7

Khám phá những địa danh lịch sử ở Hướng Hóa

(QT) - Ngược Đường 9 anh hùng lên với Hướng Hóa những ngày này, khi huyện đang khẩn trương chuẩn bị tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Khe Sanh, giải phóng hoàn toàn huyện miền núi Hướng Hóa 9/7(1968-2018), chúng tôi dừng chân ghé thăm những địa danh đã đi vào lịch sử như sân bay Tà Cơn, cứ điểm làng Vây và nhà tù Lao Bảo để được hồi tưởng về quá khứ hào hùng của mảnh đất này.

Di tích sân bay Tà Cơn

Khi tấm pano lớn với dòng chữ “Chào mừng bạn đến với Hướng Hóa” hiển hiện trước mắt, dường như tiết trời cũng đổi sang một trạng thái khác, nắng nhẹ, chút lạnh se mơn man da thịt khiến người ta dễ liên tưởng vùng đất Khe Sanh có dáng dấp một Đà Lạt thực sự. Từ ngã ba đường 9 rẽ phải khoảng 3 km, điểm dừng chân đầu tiên của hành trình là cứ điểm Tà Cơn, nằm trên địa phận thôn Hòa Thành, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, địa danh được công nhận là di tích cấp quốc gia vào năm 1986. Đây từng là cụm cứ điểm quân sự chiến lược mà quân đội Mỹ xây dựng hoạt động vào những năm 1966 đến 1968. Đồng thời, điểm đến này cũng chính là mắt xích quan trọng trong tập đoàn cứ điểm Khe Sanh. Cụm cứ điểm Tà Cơn được coi là khu trung tâm, được xây dựng rất quy mô chạy dài 2 km, rộng 1 km, gồm nhiều tiểu cứ điểm với công sự kiên cố dày đặc và một sân bay cỡ lớn (sân bay Tà Cơn) dùng làm nơi cất và hạ cánh của các loại máy bay lên thẳng vũ trang, một số máy bay vận tải và phản lực chiến đấu. Sân huy động hơn 3 ngàn quân ngụy Sài Gòn với 1.500 máy bay chiến đấu, hơn 800 máy bay lên thẳng, hơn 600 xe tăng thiết giáp và gần 300 khẩu đại bác để thực hiện cuộc hành quân và xem đây là một trận đánh quyết định nhằm đảo ngược tình thế chiến trường. Tuy nhiên, sau hơn một tháng giương oai, diễu võ, cuộc hành quân đã bị ta đánh bại.

Hiện nay, trong khuôn viên di tích sân bay Tà Cơn có một nhà bảo tàng, một số hầm hào, công sự, đường băng đã được phục dựng lại cùng với các hiện vật thể khối lớn như máy bay, trực thăng, đại bác, xe tăng...được trưng bày để phục vụ nhu cầu tham quan du lịch của khách trong và ngoài nước.

Bảo tàng chiến thắng Đường 9 -Khe Sanh

Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình lên với Làng Vây, nằm ở xã Tân Long, huyện Hướng Hóa để được nghe về một trận đánh hào hùng của quân và dân ta tiêu diệt cứ điểm Làng Vây. Căn cứ Làng Vây được xây dựng trên hai cao điểm 320 và 230, chiều dài 600 m và chiều rộng 200 m, có nhiều hầm hào và công sự kiên cố với các điểm hỏa lực rất mạnh, kể cả trận địa pháo 105 mm, cối 106,7 mm. Bao bọc xung quanh bằng những lớp hàng rào dây kẽm gai chằng chịt, dưới chân đồi có các bãi mìn lớn với tầm sát thương và huỷ diệt cao. Chốt giữ ở đây là những lực lượng đặc biệt của Mỹ-nguỵ gồm 6 đại đội, có 30 cố vấn Mỹ trực tiếp chỉ huy. Xuất phát từ vị trí chiến lược, Làng Vây được mệnh danh là một cái cuống họng, một chân kiềng của hệ thống phòng ngự Khe Sanh. Mùa xuân năm 1968, chiến dịch giải phóng Khe Sanh - Hướng Hóa bắt đầu. Mở màn là trận đánh của quân ta vào căn cứ Làng Vây. Đúng 17 giờ ngày 6/2/1968 trận tiến công cứ điểm Làng Vây bắt đầu nổ súng. Trận đánh diễn ra ác liệt, địch lợi dụng công sự, lô cốt, hầm ngầm chống cự quyết liệt, nhưng xe tăng ta đã khéo léo kết hợp với xung lực uy hiếp địch, yểm trợ cho bộ binh xung phong đánh chiếm từng khu vực, mục tiêu. 3 giờ sáng ngày 7/2 ta cơ bản làm chủ trận địa, tiếp tục truy kích tiêu diệt bọn địch còn ngoan cố chống cự ở các hỏa điểm, hầm ngầm. Chiến thắng Làng Vây đã góp phần phá vỡ một mảng tuyến phòng ngự Đường 9 của Mỹ-nguỵ, phối hợp kịp thời với các chiến trường khác trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy của quân và dân ta mùa xuân năm 1968.

Qua khỏi Làng Vây, đi thêm một quãng đường ngắn, thị trấn Lao Bảo hiện ra trước mắt, điểm di tích lịch sử cuối cùng mà chúng tôi muốn tìm hiểu là Nhà tù Lao Bảo hay còn gọi là nhà đày Lao Bảo, thuộc địa bàn thôn Duy Tân, thị trấn Lao Bảo. Theo tư liệu lịch sử, từ khi thực dân Pháp đặt quyền bảo hộ lên đất nước Việt Nam, cùng với việc khai thác thuộc địa, trấn áp các cuộc khởi nghĩa, các phong trào cách mạng, chúng đã cho xây dựng một loạt nhà tù ở nhiều nơi để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ cộng sản. Chính vì thế từ khi Pháp chính thức mở Đường 9 (năm 1904), thì sau 4 năm, chính quyền thực dân bắt tay vào việc nâng cấp Bảo Trấn Lao thời nhà Nguyễn thành nhà tù Lao Bảo (1908). Ban đầu, nhà tù Lao Bảo chỉ có hai dãy nhà giam bằng gỗ, lợp ngói, tường trét toóc xi, gọi là Lao A và Lao B, mỗi dãy nhà dài 15m, rộng 5 m, cao 2 m, có thể giam giữ được 60 tù nhân. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều phong trào cách mạng nổ ra khắp miền Trung, thực dân Pháp tăng cường săn lùng, bắt bớ đàn áp cách mạng. Để phục vụ cho việc giam giữ tù nhân là đảng viên Đảng Cộng sản, cuối năm 1934, chúng cho xây dựng thêm hệ thống nhà lao kiên cố bằng bê tông, cốt thép là lao C, D, hầm E, mỗi nhà lao dài 30 m, rộng 6 m, giam giữ được khoảng 180 tù nhân. Ngoài ra có khu biệt giam với 13 buồng, mỗi buồng rộng 1 m, cao 2,14 m. Toàn bộ các công trình được bao quanh bởi hệ thống tường thành kiên cố cao 3,5 m và nhiều lô cốt bảo vệ ở các góc thành và các vị trí quan trọng.

Di tích Nhà tù Lao Bảo

Nhà tù Lao Bảo là một trong năm nhà tù lớn nhất Đông Dương, đã giam cầm các nhà yêu nước, chiến sĩ cộng sản của vùng Trung Bộ. Trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, nạn muỗi rừng, lũ quét cùng với chế độ nhà tù hà khắc như tra tấn dã man, lao dịch nặng nề, ăn uống tồi tệ, đau ốm không có thuốc men đã hành hạ thể xác con người đến chết dần, chết mòn…, nhà tù Lao Bảo trở thành địa ngục trần gian đối với tù nhân. Tuy nhiên, bất chấp gông cùm, xiềng xích và sự tàn bạo của bọn cai ngục, các thế hệ tù nhân ở đây đã liên tục đấu tranh, buộc chúng phải lùi bước, nới lỏng chế độ tù đày. Ngày nay, ngoài những chứng tích tội ác của kẻ thù gây ra đối với dân tộc ta, tại đây còn có một số công trình mới xây dựng nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích như nhà trưng bày bổ sung, cụm tượng đài, nhà bia, nhà đón tiếp…

Những địa danh lịch sử trên mảnh đất Hướng Hóa là minh chứng cho lòng quả cảm, bản lĩnh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trước sức mạnh của quân thù, nhắc nhở thế hệ mai sau nhớ mãi, tri ân và tự hào về lịch sử dân tộc.

Bảo Bình



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lửa Khe Sanh và màu xanh Hướng Hóa
07:02 05/09/2023

Từ thành phố Đông Hà, chúng tôi ngược đường số 9 lên Hướng Hóa trong cái nắng oi ả vào một ngày cuối tháng Tám. Đường số 9- con đường xuyên Á luôn tấp nập với ...

Ký ức Khe Sanh năm Mậu Thân
03:10 07/07/2023

...Sau hơn 10 ngày điều trị sốt rét ác tính tại Trạm Y tế Cù Bai, tôi về đơn vị được một tuần thì Chiến dịch tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân nổ ra và tin ...

Giữ mãi tình yêu cho karate-do

Giữ mãi tình yêu cho karate-do
1 giờ trước

QTO - Từng là vận động viên (VĐV) Đội tuyển Karate quốc gia, Nguyễn Thị Kim Thi (sinh năm 1987) ở Khu phố 7, Phường 3, TP. Đông Hà, đã tham gia thi đấu...

“Gấu Nga” tiếp tục làm nên kỳ tích

“Gấu Nga” tiếp tục làm nên kỳ tích
22:36 01/07/2018

QĐND Online – Đội tuyển chủ nhà Nga đã tiếp tục làm nên cơn địa chấn tại mùa World Cup năm nay khi giành chiến thắng trước Tây Ban Nha 4-3 trong loạt sút penalty đầy may rủi để...

Bài chòi, từ hội làng bước ra thế giới

Bài chòi, từ hội làng bước ra thế giới
22:17 01/07/2018

(QT) - Trải qua hàng trăm năm tồn tại, nghệ thuật bài chòi vẫn được dân làng Ngô Xá Tây, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong giữ gìn nguyên vẹn. Càng tự hào hơn khi nghệ thuật...

Giữ gìn và phát huy các môn thể thao truyền thống

Giữ gìn và phát huy các môn thể thao truyền thống
23:47 28/06/2018

(QT) - Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của các môn thể thao hiện đại, các môn thể thao truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như bắn nỏ, đẩy gậy, kéo co,...

Thời tiết

27°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 26°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 33°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long