Cập nhật: Thứ 4, 26/11/2008 | 16:49 GMT+7

Khai thác tiềm năng kinh tế biển gắn với Hành lang kinh tế Đông - Tây

Quảng Trị có bờ biển dài 75 km, ngư trường rộng gần 9.000km2 với trữ lượng hải sản khoảng 60.000 tấn/năm, trong đó các loại hải sản giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, hải sâm...có điều kiện để phát triển ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển cảng biển, cơ sở công nghiệp sửa chữa và đóng mới tàu thuyền; có điều kiện để hình thành các chuỗi đô thị ven biển. Dọc theo biển có nhiều bãi biển đẹp như: Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thuỷ, có đảo Cồn Cỏ (nay là huyện đảo Cồn Cỏ) cách đất liền khoảng 15 hải lý với những cảnh quan đẹp, là điều kiện tốt để xây dựng các khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng, du lịch phục vụ khách trong nước và quốc tế. Ngoài ra tiềm năng biển và ven biển của tỉnh Quảng Trị còn nổi bật ở một số loại khoáng sản có giá trị như titan, cát thuỷ tinh...phục vụ cho công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản. Vùng biển gồm 16 xã thuộc 4 huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong và Hải Lăng, trong đó có 12 xã giáp biển và 4 xã vùng cửa lạch. Diện tích đất tự nhiên vùng biển là 22.500 ha, chiếm 3,9% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó trên 7.000 ha có thể nuôi trồng thuỷ sản như: tôm, cua, ba ba... Dân số gồm 16.668 hộ, với 79.384 nhân khẩu, chiếm 12,9% dân số toàn tỉnh và có 38.356 lao động.

Xuất hàng qua cảng Cửa Việt -Ảnh: P.V
Với tiềm năng, lợi thế kinh tế biển và vùng ven biển, trong nhiều năm nay tỉnh Quảng Trị đã chú trọng khai thác và sử dụng kinh tế biển có hiệu quả, đang từng bước trở thành thế mạnh của tỉnh: phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở phát triển đồng bộ cả khai thác, nuôi trồng và dịch vụ thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng bình quân hàng năm 18,8%. Nhiều địa phương như xã Vĩnh Quang, Vĩnh Giang (Vĩnh Linh), Triệu An, Triệu Lăng (Triệu Phong), Hải An, Hải Khê (Hải Lăng) nâng phương tiện khai thác 1732 tàu đánh cá/33.396 CV, chú trọng phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, từng bước chuyển đổi ngành nghề, tránh khai thác gần bờ gây thiệt hại nguồn lợi thuỷ sản sang khai thác xa bờ, bám biển dài ngày, nghề khai thác ít tiêu hao nhiên liệu. Vì vậy tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản bình quân tăng 16,2% năm đạt 333,1 tỷ đồng, tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng tăng bình quân 7,9% năm với 20.400 tấn, góp phần nâng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 31 triệu USD, trong đó một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị như: tôm, cá cam, cá mú, cá hồng... phải kể đến cá hố và ghẹ xuất khẩu qua thị trường các tỉnh bạn Lào (Savanakhet, Salavan...) rất hiệu quả. Để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của nguồn biển, địa phương đã tập trung phát triển công nghiệp chế biến như: làm ruốc, nước mắm, sấy mực khô... góp phần đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, từng bước giải quyết việc làm ở địa phương, nâng thu nhập bình quân đầu người đạt 7,6 triệu đồng/năm. Để khai thác du lịch biển, từ năm 1995 hệ thống giao thông từ Đông Hà - Bắc Cửa Việt, Cửa Việt- Triệu An được đầu tư nâng cấp, xây dựng cầu Cửa Tùng nối liền miền biển 2 huyện Vĩnh Linh và Gio Linh. Nhờ vậy tổng lượng khách đến tham quan, tắm biển, nghỉ dưỡng vào những ngày hè lên đến 300 nghìn lượt khách (chưa kể khách trong tỉnh), trong đó có 17 nghìn khách quốc tế, đưa tổng doanh thu kinh doanh đạt gần 500 tỷ đồng. Ngày càng có nhiều khách quốc tế từ vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào...coi việc về tắm biển ở Quảng Trị như một hình thức nghỉ dưỡng cao cấp bởi Lào không có biển còn khách vùng Đông Bắc Thái Lan muốn ra đến biển nơi gần nhất phải mất 700 km, trong khi đó từ vùng Mukdahan (Thái Lan) về Cửa Việt chỉ hơn 300 km. Đây là tiền đề quan trọng để Cửa Việt, Cửa Tùng trở thành đô thị du lịch biển. Từ hoạt động dịch vụ, du lịch đã làm cho một lượng lớn những người dân vùng cát đã bắt đầu quen dần với các hoạt động dịch vụ. Khác với nhiều nơi khác khi tạo được công ăn việc làm cho lực lượng lao động nữ, đảm bảo cuộc sống cho gia đình chỉ mang ý nghĩa thông thường thì tại vùng cát, vùng biển bãi ngang như Cửa Việt, Cửa Tùng điều này có ý nghĩa đặc biệt, bởi trong các gia đình làm nghề biển, hầu như chỉ có người đàn ông là lao động chính, phụ nữ vùng biển hầu như không làm thêm nghề gì khác ngoài việc nội trợ, chăm lo gia đình. Tuy nhiên, thực tiễn việc phát triển các ngành kinh tế biển thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế: Nghề khai thác biển của tỉnh chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nhất là về kỹ thuật đánh bắt, dịch vụ hậu cần, dịch vụ khai thác biển và ngành công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuyền còn nhỏ bé; đội tàu khai thác thuỷ sản của tỉnh có công suất nhỏ, còn 1500 thuyền đánh cá không có động cơ, ngư lưới cụ, trang thiết bị đi biển chưa đồng bộ; khai thác hải sản chủ yếu ven bờ, khả năng khai thác xa bờ còn hạn chế. Nuôi trồng thuỷ sản phát triển nhanh nhưng chưa đồng bộ với các dịch vụ đi kèm như: giống, thức ăn, kiểm dịch thuỷ sản... Ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản của tỉnh chưa phát triển, chưa có các nhà máy chế biến thuỷ sản hiện đại, trong khi nguồn lợi của biển mang lại tương đối dồi dào trên 20 nghìn tấn cá các loại; thị trường nội địa để tiêu thụ sản phẩm khai thác còn bấp bênh, manh mún, sản phẩm chưa có thương hiệu, còn mang tính tự phát, hiệu quả thấp. Xuất khẩu thuỷ sản còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng biển của tỉnh. Du lịch biển phát triển chậm, hiệu quả chưa cao; việc khai thác khoáng sản biển còn tùy tiện, không gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Một số lĩnh vực xã hội đang bộc lộ nhiều yếu kém, trình độ dân trí vùng biển còn thấp, tỷ lệ lao động thiếu việc làm gần 50% với 19 nghìn lao động, trong đó lao động nữ chiếm số đông, lao động mang tính thời vụ; mật độ dân số cao trên 350 người/ km2, vượt mức cho phép đảm bảo cuộc sống 8 lần; nhất là vùng bãi ngang còn khó khăn và chịu nhiều rủi ro trong nuôi trồng thủy sản, số hộ ở Gio Mai, Gio Việt (Gio Linh) nợ ngân hàng lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tình hình ngư dân sử dụng thuốc nổ đánh bắt hải sản trên biển; việc tranh chấp ngư trường, nạn trộm cắp ngư lưới cụ, tai nạn trên biển...vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do trình độ dân trí thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, ứng dụng khoa học công nghệ chưa nhiều, kết cấu hạ tầng yếu kém và thiếu vốn đầu tư. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo còn hạn chế, lúng túng. Công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thưc của các cấp, các ngành và nhân dân về vị trí, vai trò của biển chưa đầy đủ nên chưa tổ chức triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến biển... Nhằm khai thác tích cực và hợp lý tiềm năng kinh tế biển Quảng Trị gắn với Hành lang kinh tế Đông - Tây, trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) của Đảng và Chương trình hành động của Tỉnh ủy, trước mắt từ nay đến năm 2010 tập trung xây dựng, phát triển khu đô thị ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng. Đến năm 2015 hình thành đô thị Triệu An, Mỹ Thuỷ ...gắn liền với phát triển các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch trên địa bàn. Về phát triển cảng biển, đến năm 2010 việc tập trung nghiên cứu và có định hướng đầu tư mở rộng chiều sâu cảng Cửa Việt, đến năm 2015 hoàn thành việc xây dựng Cảng đảm bảo cho tàu có trọng tải trên 5 nghìn tấn cập cảng phục vụ vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hoá. Sớm hoàn thiện đi vào xây dựng Đề án cảng nước sâu Mỹ Thủy. Đồng thời đầu tư mở rộng để đưa các cảng cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cửa Tùng, Cửa Việt vào hoạt động có hiệu quả và xúc tiến đầu tư khu trú tránh bão Triệu An, Mỹ Thủy xây dựng cụm cảng cá quy mô, hợp lý. Về phát triển công nghiệp, khi đi vào hoạt động cảng biển nước sâu Mỹ Thủy tạo cơ sở cho việc hình thành một Khu kinh tế biển quy mô lớn với hàng loạt các ngành kinh tế khác như: công nghiệp đóng tàu biển (tập đoàn VINASHIN đang tiến hành xây dựng ở Quảng Trị), công nghiệp khai thác chế biến khí đốt, vật liệu xây dựng...

Đặc biệt hiện nay Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PETRO VIET NAM) đang tiến hành lập đề án quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí trên cơ sở có mỏ khí Báo Vàng ở lô 112, 113 cách bờ biển Quảng Trị 100 - 120 km, có trữ lượng gần 28 tỷ m3, đủ nguồn nhiên liệu cho hai nhà máy điện khí công suất 750 MW/nhà máy. Đối với các ngành vật liệu xây dựng tại khu vực cát ven biển 2 huyện Hải Lăng và Triệu Phong có nguồn cát trắng lộ thiên trữ lượng hàng trăm tỷ m3 với hàm lượng silic SiO2 cao. Việc khai thác nguồn cát trắng này cho phép phát triển ngành thủy tinh, men màu gốm sứ, vật liệu xây dựng, bông thủy tinh cách âm, cách nhiệt, chống cháy, xi măng trắng... Về phát triển thủy sản, khai thác thuỷ sản trung và xa bờ hợp lý; kiểm soát chặt chẽ việc khai thác thuỷ sản ven bờ. Phát triển khai thác đi đôi với bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Nghiêm cấm việc đánh bắt, khai thác thuỷ sản bằng xung điện, chất nổ và ngư cụ tận thu (dã cào)...làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Phát triển đội tàu có công suất 60-200CV. Chú trọng du nhập và phát triển các ngành nghề khai thác thuỷ sản hiệu quả, đánh bắt các sản phẩm có kinh tế cao và thân thiện tới môi trường. Trong phát triển thủy sản đặc biệt coi trọng nuôi trồng thuỷ hải sản là hướng phát triển để tăng sản lượng ngành thuỷ sản; từng bước hình thành vùng nguyên liệu, ổn định cho chế biến xuất khẩu; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp-nông thôn và xoá đói giảm nghèo. Phát triển đa dạng các đối tượng nuôi thuỷ sản mặn lợ, tập trung các đối tượng chính là: tôm sú, tôm he chân trắng, cua, tôm càng xanh, cá giò... Gắn nuôi trồng thủy sản với chế biến, dịch vụ thuỷ sản: củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động các cơ sở chế biến thuỷ sản hiện có, phát triển và đổi mới trang thiết bị, công nghệ theo hướng hiện đại, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Về phát triển du lịch biển, tiếp tục đầu tư và đưa vào khai thác có hiệu quả tuyến du lịch ven biển như: Cửa Tùng, Cửa Việt, Mỹ Thủy, đảo Cồn Cỏ. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch gắn với việc tôn tạo, bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử và các giá trị văn hoá phi vật thể, hình thành các khu du lịch sinh thái. Phát triển du lịch, nghỉ dưỡng ven biển và Cồn Cỏ nhằm thu hút khách nội địa và các nước Thái Lan, Lào... Tập trung phát triển dịch vụ du lịch sinh thái biển; đẩy mạnh các loại hình dịch vụ du lịch, nghỉ ngơi, giải trí biển (câu cá, lặn, lướt ván...); hình thành đội tàu chở khách du lịch đi Cồn Cỏ và các tuyến khác. Tiềm năng về tài nguyên biển, đảo và vùng ven biển của Quảng Trị không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trước thềm hội nhập mà còn có ý nghĩa to lớn về an ninh - quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc. Vì vậy, hy vọng rằng, trong thời gian tới với sự nỗ lực thực hiện chương trình hành động và bằng những giải pháp đúng sẽ đưa tỉnh nhà mạnh về kinh tế biển, làm giàu từ biển trên con đường CNH, HĐH. Nguyễn Quốc Thanh



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển
22:20 05/09/2024

Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với ngư trường rộng hơn 9.000 km2 , có trữ lượng hải sản dồi dào và có giá trị kinh tế cao. Vùng ven biển có điều kiện để ...

Khai thác tiềm năng để giàu lên từ biển
10:57 04/03/2023

Trong lộ trình phát triển, các nhà chiến lược đã khẳng định, thế kỷ XXI là “thế kỷ của đại dương”. Hướng ra biển và làm chủ đại dương đang trở thành xu hướng ...

Khai thác tiềm năng, thế mạnh du lịch biển
02:53 17/04/2023

Tỉnh Quảng Trị được đánh giá là có lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế biển, trong đó có du lịch biển. Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung ...

Mua bán nước biển ở... vùng biển

Mua bán nước biển ở... vùng biển
7 giờ trước

QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
10:45 tối Thứ 5

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Chương trình 135 tạo khởi sắc ở Hướng Hóa

Chương trình 135 tạo khởi sắc ở Hướng Hóa
09:07 23/11/2008

Trong những năm qua, cùng với các chương trình dự án khác, chương trình 135 của Chính phủ đã tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế- xã hội của các xã đặc biệt khó khăn,...

Nguồn lợi cây chuối ở Hướng Hoá

Nguồn lợi cây chuối ở Hướng Hoá
09:01 23/11/2008

Trong những năm gần đây, cùng với đẩy mạnh phong trào trồng cây cà phê chè catimol, trồng sắn cao sản KM 94, Hướng Hoá còn tập trung phát triển cây ăn quả, trong đó chuối là...

Thời tiết

27°C - 36°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 24°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long