
{title}
{publish}
{head}
(GD&TĐ)-Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Bùi Trí Dũng: Qua báo cáo 760/BC-BGDĐT ngày 29/10/2009 của Bộ trưởng về sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học, các giải pháp đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, ở điểm 2.4 nguyên nhân các hạn chế, yếu kém - đoạn cuối, trang 13: Hệ thống quản lý giáo dục đại học còn nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dưới lên, chưa có cơ chế buộc lãnh đạo cấp trên phải nghe cơ sở, cấp dưới ở mức cần thiết, chưa có cơ chế sàng lọc cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ. Đề nghị Bộ trưởng có văn bản giải trình rõ thêm nội dung đoạn này? Theo Bộ trưởng phải xây dựng cơ chế gì về mặt quản lý Nhà nước và quản lý ngành để khắc phục hạn chế, yếu kém đó?
![]() |
Bộ GD&ĐT có chủ trương xây dựng cơ chế quy định về đánh giá công tác quản lý và đánh giá cán bộ, giảng viên |
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời: Trong nhiều năm qua, giáo dục đại học nước ta đã từng bước phát triển rõ rệt về quy mô, đa dạng về loại hình trường và hình thức đào tạo, nguồn lực xã hội được huy động nhiều hơn và đạt được nhiều kết quả tích cực, cung cấp nguồn lao động có trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, giáo dục đại học nước ta đang đứng trước nhiều thách thức rất to lớn: Phương thức quản lý nhà nước đối với các trường đại học, cao đẳng chậm được thay đổi, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống, chưa phát huy mạnh mẽ được sự sáng tạo của đội ngũ nhà giáo, các nhà quản lý và sinh viên. Một trong những nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém là do "Hệ thống quản lý giáo dục đại học còn nặng chiều chỉ đạo từ trên xuống, xin từ dưới lên, chưa có cơ chế buộc lãnh đạo cấp trên phải nghe cơ sở, cấp dưới ở mức cần thiết, chưa có cơ chế sàng lọc cán bộ, công chức không hoàn thành nhiệm vụ". Trong những năm qua, việc đánh giá cán bộ quản lý, giảng viên tại các cơ sở giáo dục đại học chủ yếu được tiến hành theo quy định của Pháp lệnh cán bộ, công chức và các quy định của ngành giáo dục như: Điều lệ trường đại học ban hành kèm theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 64/2008/QĐ-BGDĐT ngày 28/11/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục đại học. Phương thức quản lý đối với các cơ sở giáo dục đại học còn bị ảnh hưởng nặng cách quản lý từ thời bao cấp. Các cơ quan quản lý cấp trên ban hành các quy định và chỉ đạo cấp dưới. Tuy nhiên, các quy định liên quan đến hoạt động của nhà trường chưa đủ nên các trường phải xin chấp thuận nhiều việc như xin phép hợp tác đào tạo, nghiên cứu với nước ngoài, xin chỉ tiêu tuyển sinh, xin phép tổ chức hội nghị quốc tế. Chỉ đạo của Bộ, các vụ, cục của Bộ có phù hợp với thực tế hay không, ở các trường đại học, cao đẳng có đem lại hiệu quả hay không phải đánh giá qua thực tiễn hoạt động của chính nhà trường. Vì vậy, tập thể nhà trường, lãnh đạo nhà trường là người có đủ thông tin, đủ tư cách nhất để đánh giá sự chỉ đạo của Bộ, cục vụ của Bộ có tác dụng và hiệu quả hay không. Chính thông tin từ dưới lên cũng phải là một cơ sở để Bộ kiểm tra, khẳng định chủ trương, sự chỉ đạo của Bộ đúng hay không, từ đó xác định trách nhiệm của lãnh đạo Bộ, các vụ, cục của Bộ trong sự chỉ đạo cơ sở. Ngay ở một cơ sở đào tạo, sinh viên là người có đủ thông tin nhất để đánh giá giảng dạy của giảng viên sau khóa học. Ở nhiều nước tiên tiến, sinh viên đánh giá giảng viên qua giảng dạy môn học là điều bình thường, đã làm hàng chục năm nay song ở Việt Nam chưa có cơ chế để sinh viên đánh giá giảng viên cũng như giảng viên đánh giá lãnh đạo nhà trường và chưa có cơ chế để nhà trường đánh giá công tác quản lý của Bộ và đơn vị cơ quan Bộ. Trong trường đại học, cán bộ quản lý và giảng viên là một trong những nguồn lực quan trọng của quá trình đào tạo. Việc xây dựng, quản lý và đánh giá đúng cán bộ quản lý và giảng viên là nhân tố quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng và cải thiện hiệu quả đầu tư cho giáo dục. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương xây dựng cơ chế quy định về đánh giá công tác quản lý và đánh giá cán bộ, giảng viên theo hướng: Sinh viên tham gia đánh giá giảng dạy của giảng viên, giảng viên tham gia đánh giá hoạt động của lãnh đạo trường; các đại học, cao đẳng tham gia đánh giá chỉ đạo, quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ chủ quản và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi trường đóng. Trên cơ sở đó, các cấp quản lý sẽ xem xét điều chỉnh công tác quản lý và đánh giá cán bộ, giảng viên để sàng lọc cán bộ, công chức, bố trí cán bộ quản lý và giảng viên đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn hoặc giao công tác khác phù hợp. Ngày 20/2/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 1276/BGDĐT-NGCBQLGD về việc hướng dẫn tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên. Mục đích việc lấy ý kiến phản hồi từ người học về hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm: góp phần thực hiện Quy chế dân chủ trong cơ sở giáo dục đại học; góp phần nâng cao trách nhiệm của giảng viên trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; xây dựng đội ngũ giảng viên có phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn cao, phong cách giảng dạy tiên tiến, hiện đại; tăng cường tinh thần trách nhiệm của người học và quyền lợi, nghĩa vụ học tập, rèn luyện của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; giúp giảng viên có thể tự điều chỉnh hoạt động giảng dạy; góp phần thực hiện công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học; giúp cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục đại học có thêm cơ sở nhận xét, đánh giá giảng viên; góp phần phòng ngừa những tiêu cực trong hoạt động giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học; phát hiện và nhân rộng những điển hình tốt trong đội ngũ giảng viên. Trong quý I năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành văn bản hướng dẫn, yêu cầu giảng viên, cán bộ trong các cơ sở giáo dục đại học đánh giá hiệu trưởng nhà trường và văn bản hướng dẫn yêu cầu các cơ sở giáo dục đại học đánh giá công tác của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ GD&ĐT
Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, sự phối hợp chặt chẽ của các ban đảng, đoàn thể cấp huyện, cấp ủy đảng cơ sở, thời gian qua, Trung tâm Chính trị Huyện Đakrông ...
Việc ban hành Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở ...
Ngày 29/12/2023, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT về Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS).
Thời gian qua, thực hiện kế hoạch đối ngoại của ngành, quy chế phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo với Sở Ngoại vụ về đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về ...
Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới công tác quản lý, hoạt động dạy và học là một trong những nhiệm vụ quan trọng được huyện Vĩnh ...
Những ngày qua, dư luận quan tâm nhiều đến việc dạy thêm, học thêm khi Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu có hiệu lực từ ngày ...
Theo nội dung trong Công văn 4324/ BGDĐT-CNTT năm 2024 thì Bộ Giáo dục và đào tạo yêu cầu triển khai có hiệu quả Thông tư 09/2021/TT-BGDĐT, trong đó lưu ý ...
QTO - Thời gian gần đây, một số dịch bệnh bắt đầu xuất hiện trở lại. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tỉ lệ tiêm vắc xin giảm sút....
QTO - Vào đầu tháng 3/2025, Bệnh viện Mắt đã bàn giao và đưa vào sử dụng khu nhà Kỹ thuật cao với quy mô 4 tầng, trong đó có Khu phẫu thuật mới từ nguồn...
(SK&ĐS) -
Thục địa.(SK&ĐS) - Bệnh phong, còn gọi là bệnh phung (miền Trung), bệnh cùi (miền Nam), bệnh hủi (miền Bắc)..., là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium leprae...
(SK&ĐS) -
(SK&ĐS) - Tôi năm nay 37 tuổi, từ khoảng 3 năm nay tôi không còn ham muốn chuyện quan hệ, vì sợ chồng ghen nên tôi vẫn chiều chồng nhưng không có cảm giác gì khi làm chuyện...
(SK&ĐS) - Trong cuộc sống thường ngày tồn tại rất nhiều thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Hãy xem bạn có mắc vào những thói quen đó không nhé!
(SK&ĐS) - Ngưu thiệt.Trâu là một linh vật trong 12 con giáp, gắn bó với con người từ buổi xa xưa trong nền văn minh lúa nước. Năm Kỷ Sửu – chúng tôi xin giới thiệu một số...