
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những diễn biến phức tạp của COVID-19 đang tác động mạnh đến thị trường lao động, việc làm trên địa bàn tỉnh, làm cho số lao động mất việc làm gia tăng, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh buộc phải ngừng hoạt động trong thời gian dài. Trước tình hình đó, tỉnh đã triển khai các biện pháp cấp bách, nỗ lực khoanh vùng, kiểm soát, khống chế dịch bệnh. Đặc biệt, chú trọng thực hiện các biện pháp phòng, chống COVID-19 đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân lao động tại các nhà máy, xí nghiệp, đơn vị trong và ngoài khu công nghiệp nhằm duy trì, không đứt quãng hoạt động sản xuất, kinh doanh; đồng thời, kết nối việc làm mới cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
![]() |
Người lao động tìm hiểu về thị trường lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh - Ảnh: T.L |
Theo thống kê của ngành chức năng, tính đến năm 2021, dân số từ 15 tuổi trở lên toàn tỉnh ước tính có 375.350 người; lực lượng trong độ tuổi lao động là 311.263 người, trong đó, có việc làm là 306.945 người, chiếm 98,6%. Đa số các đơn vị, doanh nghiệp và người lao động (NLĐ) trên toàn tỉnh đều chịu sự tác động của COVID-19, nhất là các doanh nghiệp, NLĐ hoạt động trong các ngành nghề vận tải, dịch vụ ăn uống, giải trí, du lịch, khách sạn - lưu trú…
Đối với doanh nghiệp, trước những diễn biến phức tạp của COVID-19, tỉnh đã áp dụng một số biện pháp an toàn phòng dịch khi tạm ngưng một số hoạt động không cần thiết như: Hạn chế số lượng người tại các nơi công cộng, công sở; tạm ngưng hoạt động với một số dịch vụ không thiết yếu, vận chuyển hành khách từ các tỉnh đến Quảng Trị và ngược lại... Đặc biệt cuối tháng 7, đầu tháng 8/2021, có một số ca F0 có hành trình di chuyển đến một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và sản xuất trên địa bàn, buộc doanh nghiệp phải dừng hoạt động để thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch và phải đảm bảo an toàn trước khi hoạt động trở lại.
Đối với các hộ kinh doanh, các hợp tác xã (HTX), các biện pháp tăng cường phòng dịch cũng được triển khai làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ kinh doanh, HTX. Tính đến ngày 23/8/2021, toàn tỉnh có 2.230/5.500 cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể, HTX với tổng số lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 là 5.322/16.500 người.
Cùng với đó là việc NLĐ ở các tỉnh, thành phố phía Nam trở về quê do COVID-19 khá lớn. Tính đến ngày 23/8/2021, có hơn 1.200 NLĐ trở về từ cuối tháng 7, trung tuần tháng 8/2021, nhiều lao động hiện đang thực hiện cách ly tập trung và cách ly tại gia đình. Do vậy, dự báo trong thời gian tới số lượng lao động có nhu cầu tìm việc làm trên địa bàn rất lớn, làm tăng áp lực lên thị trường lao động nội tỉnh, trong khi quy mô, nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn còn hạn chế.
Theo thống kê của ngành chức năng, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn trong tháng 8/2021 là 671 người, tương đương nhu cầu tuyển dụng của tháng 7/2021, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Đa số doanh nghiệp đều muốn tuyển dụng lao động có kinh nghiệm, trình độ tay nghề tốt nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản suất, kinh doanh.
Trước tình hình đó, tỉnh đã và đang tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng thực hiện các giải pháp để hỗ trợ cho NLĐ trong thời gian tới. Cụ thể, tỉnh đã chỉ đạo ngành lao động, thương binh và xã hội (LĐ,TB&XH), các đơn vị liên quan trong công tác thống kê, tổng hợp số lượng lao động về quê do COVID-19 để có các nội dung, giải pháp phù hợp hỗ trợ lao động trong tìm kiểm việc làm, từng bước ổn định cuộc sống. Đề nghị Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh định kỳ hằng tháng tổng hợp báo cáo đánh giá tình hình doanh nghiệp trên địa bàn, tình hình lao động bị ngừng việc và nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp gửi về Sở LĐ, TB& XH để tổng hợp chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh kết nối cung - cầu lao động. Đồng thời, tỉnh cũng chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tăng cường công tác thông tin thị trường lao động nhằm hỗ trợ lao động tìm kiếm việc làm mới. Tích cực tư vấn, kết nối việc làm cho NLĐ và doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động.
Cùng với sự nỗ lực của tỉnh, các doanh nghiệp mong muốn các chính sách hỗ trợ của nhà nước tiếp tục được triển khai đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh. Nhà nước cần tiếp tục thực hiện và mở rộng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong vấn đề đào tạo, chuyển đổi ngành nghề khi tiếp nhận lao động từ các tỉnh, thành phố về quê do COVID-19. Đồng thời, Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ NLĐ trong thời gian tìm kiếm việc làm mới, đào tạo chuyển đổi ngành nghề phù hợp với nhu cầu tại địa phương. Về phía Trung ương cần xây dựng các chương trình, kế hoạch, kinh phí, nội dung giải pháp, thông tin để hỗ trợ các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện.
Với sự nỗ lực của tỉnh và các ngành liên quan, tin tưởng rằng thời gian tới, tỉnh sẽ thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp hoạt động, nhiều lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19 sẽ sớm có việc làm mới để cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Thanh Lê
Trong hơn 2 năm bị COVID-19 hoành hành, thị trường lao động và xuất khẩu lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Trước tình hình này, các cấp, ngành trong tỉnh đang ...
Thời gian qua, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tích cực góp phần giải quyết nhu cầu việc làm, tạo cơ hội cho người lao động (NLĐ) tham gia vào thị trường ...
Việc làm và giải quyết việc làm luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu của bất cứ địa phương nào nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển bền vững cho xã hội. Thời gian ...
Xác định công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động (NLĐ), doanh nghiệp nên thời gian qua, các cấp công ...
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Triệu Phong triển khai nhiều giải pháp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Theo báo cáo của ...
Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã triển khai hợp tác với doanh nghiệp (DN) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, ...
Tận dụng lợi thế gần Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, những năm qua, nhiều người dân ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa sang Lào buôn bán ở các khu vực như chợ Ca ...
Xuất khẩu lao động (XKLĐ) theo hợp đồng là nhu cầu khách quan của nền kinh tế, là hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đẩy mạnh thực hiện Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ),...
QTO - Di tích lịch sử về vụ thảm sát Hướng Điền, xã Tà Rụt, nơi ghi dấu một trong những chương bi thương và anh dũng nhất của lịch sử kháng chiến chống...
QTO - Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, những năm qua, ngoài sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác...
QTO - Nhiều năm nay, đặc biệt là từ sau các trận lũ lịch sử cuối năm 2020 đến nay, nhiều người dân thôn Đồng Tâm 2, xã Triệu Tài, huyện Triệu Phong luôn...
(Chinhphu.vn) – Dự báo sau khi đi vào Biển Đông, bão CONSON tiếp tục mạnh thêm, đến 7 giờ ngày 11/9, vị trí tâm bão ở khoảng 18,5 độ Vĩ Bắc; 111,4 độ Kinh Đông, cách quần đảo...
QTO - Khởi đầu năm học mới, hơn 22 nghìn học sinh các cấp học từ tiểu học đến THPT của TP. Đông Hà phải học với hình thức trực tuyến trong tình hình thành...
QTO - Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ huyện Đakrông không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới nội dung, triển khai nhiều hoạt động nhân đạo mang lại hiệu quả...
QTO - Là thành phố trung tâm tỉnh lỵ, có đầu mối giao thông quan trọng và là điểm khởi đầu ở phía Đông của Hành lang kinh tế Đông - Tây, bên cạnh thuận lợi...