Cập nhật: Chủ nhật, 04/12/2016 | 05:55 GMT+7

Hội thảo nghiên cứu tác động của Hành lang Kinh tế Đông- Tây đến sự thay đổi sinh kế và tài nguyên rừng

(QT) - Ngày 2/12/2016, tại TP. Đông Hà, Trường Đại học Kinh tế Huế phối hợp với Sở Nông nghiệp&PTNT Quảng Trị tổ chức hội thảo nghiên cứu “Tác động của Hành lang Kinh tế Đông- Tây (EWEC) đến sự thay đổi sinh kế và tài nguyên rừng: Trường hợp nghiên cứu cộng đồng dân cư sinh sống phụ thuộc tài nguyên rừng tại Quảng Trị”.

Quang cảnh hội thảo

Đề tài nghiên cứu “Tác động của Hành lang Kinh tế Đông- Tây đến sự thay đổi sinh kế và quản lý tài nguyên rừng: Trường hợp nghiên cứu cộng đồng dân cư phụ thuộc tài nguyên rừng tại Quảng Trị” do PGS.TS Bùi Đức Tính và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Huế thực hiện. Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá tác động của EWEC đến sự phát triển KT-XH; đánh giá tác động của EWEC đến sự thay đổi sinh kế và tài nguyên rừng; phân tích chuổi cung nông sản dưới tác động của EWEC: Trường hợp chuổi cung sản phẩm chuối; đưa ra các khuyến nghị chính sách hướng tới phát triển bền vững sinh kế cho cộng đồng chịu ảnh hưởng của EWEC và quản lý tài nguyên rừng. Phương pháp nghiên cứu sử dụng khung phân tích sinh kế bền vững (DFID) để phân tích sự khác biệt trong 1 vùng có EWEC tại 2 thời điểm là trước và sau khi EWEC đi vào hoạt động; so sánh giữa vùng có EWEC và vùng không có EWEC; phương pháp phân tích chuổi cung sản phẩm. Địa điểm nghiên cứu tại 4 xã: Thuận, Hướng Tân (huyện Hướng Hoá) và Ba Nang, A Vao (huyện Đakrông). Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện, đến nay đề tài nghiên cứu đã cơ bản hoàn thành, với một số kết quả đạt được ban đầu như: đánh giá cụ thể việc EWEC đã tạo ra nhiều đóng góp quan trọng đối với sự phát triển KT-XH, cơ sở hạ tầng và cải thiện thu nhập cho người nông dân nhưng không bền vững; EWEC đã mang lại cho người nông dân sự tiếp cận tốt hơn đối với thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế và phúc lợi xã hội; tài nguyên rừng tự nhiên suy giảm nghiêm trọng do khai thác trái phép, sự phát triển cơ sở hạ tầng, các công trình và sự chuyển đổi, xâm lấn đất rừng để phát triển các loại cây nông sản hàng hoá; sự thay đổi lớn về sinh kế của người nông dân với xu hướng phát triển sản xuất hàng hoá, tuy nhiên, có xu hướng ngày càng phụ thuộc vào tài nguyên và tạo ra nhiều áp lực đối với tài nguyên đất nông nghiệp và tài nguyên rừng; sự thay đổi sinh kế từ tự cung tự cấp hoặc bán sản xuất hàng hoá sang sản xuất nông sản hàng hoá đã cải thiện thu nhập của người nông dân, tuy nhiên, phải đối mặt với nhiều rủi ro như giá bán, thị trường, biến đổi khí hậu… ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Sản phẩm chuối giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị, với sản lượng khoảng 79.000 tấn, trong đó, 80% sản lượng chuối được tiêu thụ tại Trung Quốc, 5% được xuất sang thị trường Thái Lan và khoảng 15% được tiêu thụ ở thị trường nội địa. Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng trao đổi, thảo luận và đánh giá cao những nỗ lực của nhóm nghiên cứu để đạt được những kết quả nghiên cứu ban đầu; đồng thời có nhiều ý kiến đóng góp nhằm giúp nhóm tác giả Trường Đại học Kinh tế Huế có thêm nhiều cơ sở dữ liệu, thông tin chính xác, khoa học để có thể chọn lọc, bổ sung, hoàn thiện đề tài nghiên cứu đạt kết quả cao. Tin, ảnh: MINH ĐỨC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tạo sinh kế gắn với quản lý tài nguyên rừng
01:45 25/12/2022

Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân quản lý, bảo vệ là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện chủ trương này, thời ...

Thời tiết

24°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 24°C - 30°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long