Cập nhật: Thứ 3, 12/04/2022 | 10:17 GMT+7

Hội thảo khoa học về Vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn trong Mặt trận dân chủ Đông Dương ở Thừa Thiên Huế

(QTO) – Nhân kỷ niệm 85 năm tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn, Cơ quan của Tỉnh ủy và Xứ ủy Trung kỳ ra số đầu tiên tại Huế (1937- 2022), hôm nay 12/4, tại TP. Huế, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế chủ trì phối hợp với Báo Thừa Thiên Huế và Hội Khoa học lịch sử tỉnh tổ chức Hội thảo khoa học về Vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936- 1939) ở Thừa Thiên Huế. Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm, đại diện lãnh đạo hội nhà báo các tỉnh lân cận và miền Trung Tây Nguyên, các nhà nghiên cứu lịch sử trên địa bàn đến dự hội thảo.

Hội thảo khoa học về Vai trò chủ đạo của tuần báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn trong Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936- 1939) ở Thừa Thiên Huế- Ảnh: MT

Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương Nguyễn Khoa Điềm phát biểu tại hội thảo- Ảnh: MT

Giữa năm 1936, được Xứ ủy lâm thời Trung kỳ nhất trí, các đảng viên ở Huế thông qua các nhà báo: Hồ Cát, Phạm Bá Nguyên, Nguyễn Xuân Lữ tiến hành đứng tên xin phép xuất bản tuần báo Kinh tế Tân văn (số đầu tiên ra ngày 9/1/1937) và Nhành lúa (số đầu tiên ra ngày 15/1/1937) làm vũ khí đấu tranh với thực dân Pháp.

Nội dung và phương thức hoạt động đều do những cán bộ chủ chốt của Đảng ở Thừa Thiên Huế trực tiếp chỉ đạo, tham gia biên tập như: Nguyễn Chí Diểu, Hải Triều, Phan Đăng Lưu…, tố cáo những thủ đoạn áp bức, bóc lột, chính sách bịp bợm, giả dối của giai cấp thống trị, đồng thời nói lên nỗi thống khổ của nhân dân với thái độ cảm thông sâu sắc.

Cả hai tờ tuần báo này đều là cơ quan ngôn luận công khai của Tỉnh ủy Thừa Thiên và Xứ ủy Trung Kỳ giai đoạn Mặt trận Dân chủ Đông Dương (1936-1939), ra đời trong hoàn cảnh hết sức hà khắc của chế độ cai trị.

Mặt ngoài tỏ vẻ tự do dân chủ, nhưng bên trong lại thẳng tay đàn áp nên cả hai tờ báo này có tuổi thọ rất ngắn. Trong vòng 2 tháng, Nhành lúa ra 9 số, Kinh tế Tân văn ra 4 số thì bị thực dân Pháp đình bản. Thế nhưng cả hai tờ tuần báo có sức hấp dẫn, ảnh hưởng tích cực đối với phong trào cách mạng nên đã đi vào đời sống thợ thuyền, quần chúng lao động, và cả những viên quan lại tiến bộ, trí thức yêu nước.

Nằm trong dòng chảy của báo chí cách mạng Việt Nam ở Thừa Thiên Huế, tờ báo Nhành lúa và Kinh tế Tân văn góp phần tuyên truyền, giác ngộ cách mạng, nâng cao khả năng nhận thức, trình độ lý luận, tình ái hữu giai cấp cho đông đảo quần chúng nhân dân. Phát huy sức mạnh của cơ quan ngôn luận, tập hợp được sức mạnh quần chúng vào Mặt trận dân tộc thống nhất, đấu tranh theo đường lối chính trị của Đảng.

Ban tổ chức hội thảo đã nhận được 16 tham luận tham gia bàn về vai trò, vị trí, hoàn cảnh ra đời, ngôn từ, thơ văn, tin bài và tính chiến đấu của hai tuần báo. Các tác giả đã mang đến hội thảo nhiều góc nhìn mới, tư liệu mới. Từ đó khẳng định sự đóng góp to lớn của báo chí cách mạng trong những năm 1936-1939 ở Huế và miền Trung, nêu bật lên vai trò chủ đạo của các nhà báo, đồng thời là nhà hoạt động cách mạng trong thời gian này.

Minh Tuấn



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hội thảo đầu bờ giống lúa HG12
10:53 24/08/2023

Chiều nay 24/8, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng - vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đầu ...

Số ca mắc mới, tử vong do COVID-19 giảm sâu

Số ca mắc mới, tử vong do COVID-19 giảm sâu
05:12 09/04/2022

QTO - Hôm nay 9/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 chủ trì phiên họp thứ 14 của Ban Chỉ đạo với 63 tỉnh, thành....

Thời tiết

26°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 33°C
    Có mây, không mưa
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long