Cập nhật: Thứ 7, 11/07/2009 | 09:31 GMT+7

Hoá thân

Thầy kể em nghe câu chuyện mặt trời Cái nắng theo mưa hóa thành cây cối Nụ cây âm thầm nghe ong bướm gọi Một buổi mai hồng tự biến thành hoa. Thầy kể em nghe câu chuyện con suối xa Cứ ôm ấp nước hóa thành sông biếc Sông ôm bầu trời hóa thân thành biển Nghe gió vỗ về biển hóa ra mây. Thầy kể em nghe câu chuyện của thầy Ngọn đèn xuyên đêm hóa thành giáo án Viên phấn trở mình hóa ra bài giảng Quyển sách sang trang thành ngôi sao xanh. Có người ra đi hóa thành con tem Các em hóa thân thành ra đất nước Thầy cũng hóa thân mỗi giờ mỗi phút Thành một phần tâm thức của từng em. Lê Đức Mẫn Ngân vang trong một âm điệu trữ tình thống nhất, Hóa thân của Lê Đức Mẫn là bài thơ về người thầy giáo và nghề dạy học với tất cả tình cảm và sứ mệnh cao đẹp. Thầy kể em nghe câu chuyện..., bằng câu thơ mở đầu như một lời tâm sự, tác giả đã chuẩn bị cho người đọc một cách cảm nhận bài thơ Hóa thân trong mối liên hệ với thực tiễn dạy và học của con người. Đạt tới các sắc thái tình cảm và ý nghĩa rất lớn của nhân cách và công việc của thầy giáo được kể thật hàm súc, bài thơ Hóa thân gợi lên trong cảm thụ của người đọc niềm xúc động chân thật và sâu sắc.

Nắng sân trường -Ảnh: M.H
Thầy kể em nghe câu chuyện mặt trời/ Cái nắng theo mưa hóa thành cây cối/ Nụ cây âm thầm nghe ong bướm gọi/ Một buổi mai hồng tự biến thành hoa- phương pháp sáng tác của Lê Đức Mẫn cho thấy một cách ví von công việc và ý nghĩa của nghề dạy học với những hình ảnh hàm chứa sự khẳng định chiều kích của giáo dục. Trên cả biện pháp tu từ được Lê Đức Mẫn sử dụng khá thành thục, giá trị hiệu dụng của sự nghiệp trồng người ấm sáng như ánh nắng mặt trời, tươi xanh như cây cối và đẹp đẽ như hoa lá. Với thủ pháp nghệ thuật này, Lê Đức Mẫn tiếp tục khắc hoa phẩm chất đạo đức và năng lực sư phạm của người thầy giáo: Thầy kể em nghe câu chuyện con suối xa/ Cứ ôm ấp nước hóa thành sông biếc/ Sông ôm bầu trời hóa thân thành biển/ Nghe gió vỗ về biển hóa ra mây. Một cách tự nhiên, trong sự thụ cảm của người đọc sáng dần lên ý nghĩ về quá trình khôn lớn, trưởng thành của bao nhiêu thế hệ học trò theo sự dạy dỗ tri thức, vun đắp tình cảm yêu thương của thầy, cô giáo. Lê Đức Mẫn đã dùng các động tư chỉ sắc thái tình cảm âu yếm của con người để xây dựng linh hồn của tứ thơ này,- ôm, ôm ấp, vỗ về và điều thú vị hơn cả là ở đây, hình tượng người thầy giáo ẩn trong sự hình thành của các thực thể tự nhiên nên có tầm voc rộng lớn. Là người sáng tạo, Lê Đức Mẫn khắc họa những nét tâm lý của người thầy giáo khi nói về công việc dạy học. Trong những câu chuyện đang được Lê Đức Mẫn kể bằng thơ ấy, hình tượng người thầy giáo tương ứng với khách thể thẩm mỹ và đã trở thành chủ thể thẩm mỹ của khổ thơ giàu âm điệu tình cảm xúc động: Thầy kể em nghe câu chuyện của thầy/ Ngọn đèn xuyên đêm hóa thành giáo án/ Viên phấn trở mình hóa ra bài giảng/ Quyển sách sang trang thành ngôi sao xanh. Sự hóa thân của người thầy giáo bộc lộ thật rõ trong những câu thơ đi thẳng vào tâm hồn người đọc bằng phương pháp nghệ thuật khá chân phương. Ở đây, hình tượng người thầy giáo sáng lên trong ánh đèn soi trang giáo án, dưới ngôi sao xanh gom ánh sáng từ những trang sách dạy chữ, dạy làm người. Đặc biệt, viên phấn trở mình là một hình ảnh đẹp về sự truyền thụ kiến thức của người thầy giáo đạt hiệu ứng nghệ thuật sâu xa là gợi lên tình cảm thánh thiện, trong đó có lòng biết ơn “Chữ tốt gieo trong người/ Nở ra đời bát ngát” (Hoài An). ...Các em hóa thân thành ra đất nước, sự chuyển tiếp bên trong của tình cảm mà người thầy giáo dành cho học trò đã trao cho Lê Đức Mẫn phong cách sáng tác thiên về những ngữ nghĩa mang âm điệu trìu mến kết hợp với giọng thành thực tin tưởng, quý trọng. Trong mối liên hệ với mục đích sư phạm của người thầy giáo, ý nghĩa rèn luyện của học sinh, Lê Đức Mẫn đã khái quát được giá trị cao quý nhất của mối quan hệ dạy và học. Đất nước- sự hóa thân đẹp nhất mà học trò có thể làm được sau bao nhiêu cố gắng tiếp thu và thực hành những điều thầy giáo dạy bảo. Được hình thành dưới tác động của đối tượng sáng tác và tư liệu hiện thực là người thầy giáo hối nhân bất quyện (dạy người không mệt mỏi), bài thơ Hóa thân là một tác phẩm thơ ca của niềm tin của người thầy giáo đối với học trò của mình trong quá trình đào tạo, trong đời sống và trong tương lai của đất nước. Niềm tin ấy không ngoài hiện thực học trò sẽ trở thành những con người đem tài năng và đạo đức phục vụ nhân dân, xây dựng và đưa đất nước mình sánh vai cùng các quốc gia hùng cường trên thế giới. Góp tâm sức chuẩn bị cho sự hóa thân ấy của học trò, làm nên hiện thực ấy của đất nước, người thầy giáo tận tụy vì nghĩa lớn là truyền đạt tri thức, uốn nắn nhân cách giúp học trò nên người có ích. Vì lẽ sống ấy, Thầy cũng hóa thân mỗi giờ mỗi phút/ Thành một phần tâm thức của từng em. Là chứng nhân, đồng thời là tác nhân của sự hóa thân của bao thế hệ học trò, hình tượng người thầy giáo trong trang thơ của Lê Đức Mẫn chính là người thầy giáo tận tâm vì lợi ích trăm năm trồng người. Cảm thụ sự hóa thân của thầy và trò trên hai bình diện trò hóa thân thành đất nước, thầy giáo hóa thành tâm thức của mỗi học sinh, độc giả hiểu thêm tại sao người nào cũng có thể luôn mang theo trong đời mình hình ảnh và tình cảm của thầy, cô giáo. Sự lĩnh hội nghệ thuật như vậy đã chứng tỏ vai trò của người thầy giáo và chức năng xã hội, chức năng thẩm mỹ của bài thơ Hóa thân gắn bó khăng khít với nhau trong sự vận động của cuộc sống và sự phát triển của văn học. NGUYỄN BỘI NHIÊN


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cháy mãi ngọn lửa tình yêu nghề giáo
02:10 15/11/2022

(QTO) - “Trên những nẻo đường của Tổ quốc xanh tươi/Có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương/Có những bài ca nghe rạo rực lòng người/Bài ca ấy, loài hoa ấy, đẹp ...

Những đường vân trên vách đá
22:02 21/10/2022

Nhận được giấy mời gặp mặt lớp, tâm trạng tôi bồn chồn không yên. Tôi rời mái trường cấp III B, rồi ngôi làng nhỏ bé của mình ra đi đã từ lâu. Ra đi để được về ...

Người Thầy gieo chữ, gieo tình...
22:59 18/11/2022

Về làng tôi, hỏi thăm nhà thầy Diệm (Hoàng Ngọc Diệm), chắc hẳn ai cũng sẽ được người quê chỉ đường tận tình, nếu cần họ sẵn lòng đưa vào tận ngõ. Con người ấy ...

Chuyện về một người con Quảng Trị xa quê 
04:06 24/01/2025

Đó là thầy giáo Trần Đăng Mót dạy môn Văn ở Trường THCS xã Bông Trang, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trên địa bàn huyện và đội ngũ giáo viên trong ...

Người Cổ Thành lặng lẽ yêu miền Thuận Hóa
21:44 10/02/2023

Tôi trân quý những người con yêu quê nhà một cách lặng lẽ và vì họ lặng lẽ nên tôi “kính nhi viễn chi”, chỉ cứ như cái bóng đi theo thôi. Một trong những người ...

Lời ru

Lời ru
02:26 11/07/2009

Hoàng Đức Lộc Ru con bằng những câu Kiều Cha mang theo những sớm chiều hành quân Thời trai trẻ, tuổi thanh xuân Biết bao người đã hiến dâng cuộc đời À ơi... con ngủ con ơi...

Dòng sông trung hiếu

Dòng sông trung hiếu
02:25 11/07/2009

Hoài Quang Phương Hiếu thảo dòng sông không đổi thay Đời sông vơi đầy thay đổi. Không thể tắm hai lần Cùng sông Bơi về bến tuổi. Đau đáu một thời Cam Lộ, Đông Hà, Cửa...

Đưa nghệ thuật đương đại vào lễ hội dân gian

Đưa nghệ thuật đương đại vào lễ hội dân gian
02:22 11/07/2009

(TTO) - Phục dựng các lễ hội dân gian thông qua việc kết hợp một số yếu tố của nghệ thuật đương đại là một dự án khá táo bạo đang được thực hiện bởi Viện Văn hóa nghệ thuật VN.

100 năm sinh Hoài Thanh: Khen chê đều có

100 năm sinh Hoài Thanh: Khen chê đều có
02:21 11/07/2009

(TPO) - Nhà thơ Trần Đăng Khoa đăng đàn không cần văn bản: “Tôi nói nhiều năm nay: Hoài Thanh là một thiên tài”. Hội trường Hội Nhà văn Việt Nam chật cứng trong buổi lễ kỷ niệm...

Thời tiết

27°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 25°C - 35°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long