Cập nhật: Chủ nhật, 22/02/2009 | 15:31 GMT+7

Hiệu quả từ một chương trình phối hợp

A Ngo là một xã biên giới vùng sâu, vùng xa của huyện Đakrông, có diện tích tự nhiên 4.814 ha, dân số 2.617 người, chủ yếu là dân tộc Pa Cô chiếm 95/% dân số toàn xã (trong đó phụ nữ chiếm tỷ lệ trên 50%). Do yếu tố lịch sử, địa lý và phong tục tập quán nên cuộc sống của người dân nói chung, người phụ nữ nói riêng những năm trước đây ở xã A Ngo là thiếu đói, ốm đau, bệnh tật. Trong cộng đồng dân cư và trong mỗi gia đình, người phụ nữ Pa Cô chỉ biết quần quật làm việc, còng lưng gùi A chói lên nương, lên rẫy. Thương tâm hơn, mỗi lần vượt cạn, mới chỉ ở độ tuổi 15, 16 song, đã phải một mình chống chọi với bao hiểm nguy, bất trắc của chuyện sinh nở nơi bìa rừng, con suối không người chia sẻ, đỡ đần. Việc đến lớp, đến trường chỉ là niềm mơ ước xa xôi. Có lẽ cuộc sống của những người phụ nữ vùng cao sẽ khó đổi thay nếu như không có những chính sách và sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, các lực lượng mà gần gũi nhất, hiểu sâu sắc nhất về họ chính là các cấp Hội phụ nữ và lực lượng Bộ đội Biên phòng "4 cùng" với dân.

Ngày 29/11/1991 Bộ chỉ huy BĐBP và Hội LHPN tỉnh Quảng Trị đã ký kết chương trình phối hợp vận động phụ nữ các xã biên giới, vùng biển. Đồn Biên phòng cửa khẩu La Lay Hội phụ nữ xã A Ngo đã tích cực thực hiện đầy đủ các nội dung của chương trình phối hợp. Đặc biệt từ năm 1999 đến nay, khi chương trình được triển khai mang tính chiều sâu thì cuộc sống vật chất, tinh thần của hội viên phụ nữ đã có chuyển biến.

Được mùa lúa ở vùng cao Đakrông. Ảnh: CTV
Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng cửa khẩu La Lay đã phối hợp chặt chẽ với Hội phụ nữ xã tổ chức tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến tất cả chị em phụ nữ trong xã. Phối hợp với Uỷ ban DS-GĐ-TE, Phòng Giáo dục, Y tế huyện tổ chức các đợt tập huấn ngắn hạn về các chương trình nuôi con khoẻ, dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc, chống hành vi bạo lực gia đình.

Đồn đã cử cán bộ vận động quần chúng xuống tận từng thôn, bản để tuyên truyền vận động bà con về công tác KHHGĐ, tham mưu, hướng dẫn Hội phụ nữ xã thành lập 3 câu lạc bộ không sinh con thứ ba hoạt động có hiệu quả, góp phần hạ tỉ lệ phát triển dân số của xã xuống dưới 2%. Trên 95% trẻ em trong độ tuổi đã được cắp sách đến trường, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng hoặc bại liệt đã giảm hẳn so với trước đây.

Đồn đã tổ chức 4 lớp xoá mù chữ cho 78 chị em phụ nữ trong xã tham gia. Bên cạnh đó Đồn đã phối hợp với các cấp hội mở rộng ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho chị em, xây dựng 1 mô hình vườn thí điểm trên diện tích 1.200 m2, trồng các loại cây theo thời vụ để chị em học tập. Mở 5 lớp tập huấn nhân rộng 30 mô hình chăn nuôi, 25 vườn rau dinh dưỡng, 6 vườn ươm cây giống, 40 mô hình nuôi cá nước ngọt, 20 mô hình nuôi lợn thịt, 18 mô hình thâm canh lúa nước với diện tích 58 ha....

Qua những mô hình này đã giúp cho 126 hộ gia đình lập được vườn đồi, trồng nhiều loại cây cho hiệu quả cao, giảm bớt các công việc nặng nhọc cho chị em. Chúng tôi đến thăm gia đình chị Hồ Thị Huynh (Căn Thuỳ) 33 tuổi tại bản A La và rất ngạc nhiên khi nhìn thấy bên góc nhà dựng một chiếc xe máy Yamaha còn mới và chiếc Tivi màu 21 in.

Chị Huynh kể: “Trước đây gia đình mình vất vả lắm, hai vợ chồng làm việc quần quật suốt ngày trên nương nhưng vẫn không no được cái bụng. Từ khi được Bộ đội Biên phòng và Hội phụ nữ xã giúp đỡ, hướng dẫn cách chăn nuôi, trồng trọt thì gia đình mình đã đủ cái ăn, làm được cái nhà ni và mua được thêm ti vi, xe máy đấy”.

Ngoài chăn nuôi gà, lợn, gia đình chị trồng thêm 2 ha rừng tràm và các loại cây công nghiệp khác. Với mức thu nhập mỗi năm trên 30 triệu đồng nhưng chị Huynh vẫn chưa thật sự bằng lòng. Chị nói “Mình chưa giỏi mô, có mấy chị ở các bản A Rong trên, A Rong dưới, La Lay làm kinh tế giỏi hung, mỗi năm thu nhập gần 100 triệu đấy”. Chia tay gia đình chị Huynh, trên khuôn mặt người phụ nữ này luôn thường trực nụ cười, tôi biết đó là thành quả chung của rất nhiều chính sách xã hội, trong đó việc thực hiện có hiệu quả chương trình phối hợp vận động phụ nữ nơi biên giới, vùng biển giữa đồn Biên phòng La Lay và Hội phụ nữ xã A Ngo đã mang lại kết quả tốt đẹp. Lê Văn Phương



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

La Lay nơi mùa xuân đến sớm
06:22 20/01/2023

Dẫu còn đó những vất vả khó khăn nhưng cuộc sống của bà con nơi đây đã thay đổi theo chiều hướng tích cực, đấy chính là lời của những người dân Vân Kiều, Pa Kô ...

Nước sạch biên phòng, vui lòng dân bản
22:56 01/01/2023

Địa bàn vùng cao có đặc thù nhiều đồi núi, dân cư thưa thớt, điều kiện kinh tế khó khăn nên gần như toàn bộ các hộ dân ở 2 xã A Ngo và A Bung, huyện Đakrông ...

Ghép đôi hai bản biên giới
22:21 23/09/2022

Đến giờ, người dân trên tuyến biên giới Việt - Lào vẫn truyền tai nhau câu chuyện về mối quan hệ đặc biệt giữa bản La Lay, xã A Ngo, huyện Đakrông, tỉnh Quảng ...

Con chữ nghĩa tình nơi rẻo cao
00:30 24/12/2022

Nhằm giúp phụ nữ người Lào lấy chồng người Việt được học tiếng Việt, thời gian qua Đồn Biên phòng Ba Tầng phối hợp với hai xã A Dơi và Ba Tầng (huyện Hướng ...

Bên ly cà phê nhìn ra vườn Dinh Thống Nhất

Bên ly cà phê nhìn ra vườn Dinh Thống Nhất
11 giờ trước

QTO - Vào Sài Gòn có cả vạn quán cà phê, nhưng cà phê “dinh” là nơi tôi thường hẹn bạn bè ở đó. Cà phê dinh là cách gọi quán cà phê nằm trong khuôn viên...

Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học

Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học
00:43 20/02/2009

(QT) - Hôm qua, 19/2/2009, Sở GD- ĐT Quảng Trị đã tổ chức Hội thảo đổi mới phương pháp dạy học 4 môn Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý và GDCD cho lãnh đạo, chuyên viên các phòng, ban...

Vĩnh Linh: Cây môn bị bệnh trên diện rộng

Vĩnh Linh: Cây môn bị bệnh trên diện rộng
00:26 20/02/2009

(QT) - Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là cây môn bước vào thời kỳ cho thu hoạch, thay vì tích cực chăm bón để hướng đến vụ mùa năng suất cao thì bà con nông dân ở hợp tác xã Nam...

POWERED BY
Việt Long