
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Năng suất cao, lượng thóc giống giảm bình quân 2,5 kg/sào, lượng phân đạm giảm 20 - 25%, tiết kiệm nước và đặc biệt là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhưng cây lúa vẫn phát triển tốt, ít sâu bệnh… đó là những ưu thế của phương pháp thâm canh lúa cải tiến (System Rice Intensification - SRI) đang được triển khai tại huyện Hải Lăng.
![]() |
Thu hoạch lúa mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) |
Vụ đông xuân 2017- 2018, được sự hỗ trợ của Chương trình phát triển vùng huyện Hải Lăng (Tổ chức Tầm nhìn Thế giới), Trạm Khuyến nông huyện Hải Lăng triển khai mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI) tại 6 xã gồm: Hải Thành, Hải Thiện, Hải Trường, Hải Quy, Hải Xuân và Hải Hòa trên diện tích hơn 2,4 ha với 37 hộ tham gia, sử dụng giống lúa Thiên Ưu 8 và Ma Lâm 48. Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Trường, Giám đốc HTX Thiện Tây (xã Hải Thiện) cho biết, HTX Thiện Tây có 14 hộ tham gia thực hiện mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI trên diện tích 0,9 ha. Theo ông Trường, trên diện tích này trước đây xã viên canh tác theo phương pháp truyền thống, gieo sạ dày, sử dụng các bộ giống cũ nên năng suất cũng như chất lượng lúa không cao. Khi tham gia thực hiện mô hình thâm canh lúa cải tiến (SRI), các hộ dân được hỗ trợ giống lúa mới có chất lượng cao Thiên Ưu 8; được hướng dẫn các kỹ thuật sản xuất lúa cải tiến theo hướng nông nghiệp hữu cơ như hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV mà chỉ sử dụng các chế phẩm được làm từ tỏi, ớt, gừng để phun ngừa; sử dụng công cụ sạ hàng; sử dụng phân bón, nước tưới theo từng giai đoạn phát triển của cây lúa. “Ban đầu khi bắt tay vào thực hiện mô hình này nông dân cũng rất lo lắng do lượng giống sử dụng quá ít, chỉ 2 kg giống/sào, lại không được sử dụng thuốc BVTV, giảm lượng phân bón hóa học mà chủ yếu sử dụng phân chuồng. Nhưng đến thời điểm này các diện tích đã thu hoạch xong, năng suất đều đạt trên 60 tạ/ ha. Đặc biệt là cây lúa rất cứng, chống đổ ngã tốt, ít sâu bệnh”, ông Trường chia sẻ.
Theo ông Trần Thiên Văn, Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Hải Lăng, việc canh tác lúa theo truyền thống trước đây của nông dân là cấy mạ già, gieo sạ dày, để nước sâu… đã cản trở và làm giảm sức đẻ nhánh tiềm năng của cây lúa. Mặt khác, nông dân thường bón phân không cân đối, chủ yếu sử dụng đạm; không hoặc ít sử dụng phân kali làm cho cây sinh trưởng không cân đối, lá mỏng, non dễ đổ gãy đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh tấn công phá hại. Để bảo vệ năng suất cây trồng người dân quá lạm dụng thuốc BVTV; mặt khác vỏ chai, bao bì thuốc BVTV còn vứt bừa bãi trên đồng ruộng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước, không khí, sức khoẻ con người và môi trường sinh thái luôn bị đe dọa. Để khắc phục tình trạng này, giải pháp tối ưu là phải nuôi dưỡng đất, làm cho đất không bị khô cằn, bị bạc màu mà trở lên màu mỡ hơn. Theo đó, bên cạnh việc sử dụng các loại phân có nguồn gốc hữu cơ để bón lúa, cán bộ kỹ thuật còn hướng dẫn người dân ứng dụng phương pháp canh tác lúa cải tiến (SRI). Đây là hệ thống canh tác dựa trên các nguyên tắc cơ bản là sử dụng mạ non để tận dụng được những dảnh hữu hiệu ngay từ ban đầu. Gieo cấy thưa để phát huy khả năng quang hợp, tạo sự thông thoáng trong hệ sinh thái đồng ruộng, hạn chế sâu bệnh hại, tạo điều kiện cho các dảnh lúa có khả năng phát triển thành dảnh hữu hiệu. Rút nước xen kẽ 3 - 4 lần trong vụ, giữ đất ẩm; làm cỏ kết hợp xới xáo mặt ruộng, sục bùn để thông khí cho đất; tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, phân chuồng hoai mục để cải tạo độ phì của đất. Cụ thể, với mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI này, nông dân chỉ sử dụng 2 kg giống lúa/sào so với từ 5 - 6 kg/sào khi làm theo cách truyền thống, nông dân được hỗ trợ chế phẩm EMIC để làm phân hữu cơ sinh học từ phân chuồng và các phụ phẩm nông nghiệp nên đã giảm được khoảng 30% lượng phân bón hóa học. Đặc biệt là mô hình này hoàn toàn không sử dụng thuốc BVTV mà chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học được ủ từ gừng, tỏi, ớt. Đối với cỏ dại, người dân hoàn toàn không sử dụng thuốc diệt cỏ để phun trừ mà sử dụng công cụ làm cỏ cải tiến và tăng cường làm cỏ bằng tay. “Bên cạnh thực hiện mô hình trình diễn trên diện tích gần 2,5 ha với 37 hộ trực tiếp tham gia thì các điểm thực hiện mô hình này còn là ruộng học tập cho 180 học viên là những hộ có trẻ em dưới 16 tuổi, trẻ khuyết tật, hộ nghèo và cận nghèo… học xuyên suốt cả vụ đông xuân với thời lượng 6 ngày/lớp theo phương pháp FFS”, ông Văn cho hay.
Đánh giá về hiệu quả của các mô hình này, bà Võ Thị Huê ở xã Hải Quy cho biết: “Sản xuất lúa theo mô hình SRI này nông dân tiết kiệm được nhiều thứ. Thứ nhất là giống, trước đây gieo sạ 1 sào hết 5 - 6 kg lúa giống, nay chỉ hết 2 kg. Thứ hai là giảm được lượng phân bón, nhất là phân đạm từ 6 - 8 kg/sào xuống còn 4 kg/sào. Chính vì gieo thưa lại sử dụng công cụ sạ hàng nên ruộng lúa thông thoáng, sâu bệnh ít. Thêm nữa, đó là mô hình này hoàn toàn không sử dụng bất kỳ một loại thuốc BVTV nào, kể cả thuốc trừ cỏ nên rất an toàn. Lúc đầu gia đình tôi chỉ trồng 2 sào theo SRI nhưng vụ hè thu này tôi sẽ áp dụng toàn bộ diện tích 10 sào của mình”.
Theo ông Dương Viết Hải, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Hải Lăng, mặc dù hiệu quả của SRI đã rõ nhưng việc triển khai rộng rãi trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn do đồng ruộng không đồng đều về địa hình, diện tích manh mún, hệ thống thủy lợi còn hạn chế. Nông dân sử dụng thuốc trừ cỏ đã thành tập quán, vì vậy, việc áp dụng làm cỏ bằng biện pháp thủ công như cào cỏ, nhổ bằng tay gặp nhiều khó khăn. Một số vùng do tập quán của người dân, địa hình không đồng đều ảnh hưởng đến việc vận chuyển phân hữu cơ ra ruộng nên khó áp dụng nguyên tắc này. Ông Hải nhẩm tính, với lợi nhuận cao hơn so với sản xuất truyền thống, chỉ cần khoảng 10% trên tổng diện tích hơn 6.800 ha của toàn huyện thực hiện theo quy trình SRI thì người nông dân đã lãi thêm khoảng 2 tỷ đồng. Vì vậy, để đưa mô hình thâm canh lúa cải tiến SRI sản xuất đại trà, trong thời gian tới Phòng Nông nghiệp huyện sẽ tham mưu UBND huyện chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện mô hình này trong các năm tiếp theo. Đồng thời, mở các lớp tập huấn, kết hợp với tăng cường tuyên truyền vận động, hướng nông dân đi vào sản xuất theo “Cánh đồng lớn”, thực hiện 3 cùng (cùng giống, cùng cánh đồng và cùng thời vụ) để thuận tiện cho việc chăm sóc, điều chỉnh nước, hạn chế dịch bệnh lây lan và phòng trừ hiệu quả, góp phần đổi mới và hướng đến một nền nông nghiệp an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững.
Lê An
Trong sản xuất lúa, gieo cấy là khâu quan trọng quyết định sự phát triển và năng suất của cây lúa. Gieo thẳng hạt giống theo phương pháp sạ lan, sạ vãi vốn là ...
Vụ đông xuân 2023-2024, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị hợp tác cùng Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị (Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị) ...
Chương trình cải tạo đàn bò được Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện từ năm 1995 và triển khai liên tục từ đó đến nay. Trong những năm qua, kết quả thực hiện ...
Sáng nay 18/10, tại xã Triệu Trạch (huyện Triệu Phong), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết đánh giá mô hình chăn nuôi bò thịt thâm ...
Chiều nay 24/8, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) phối hợp với Công ty Cổ phần Giống cây trồng - vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đầu ...
Nhằm khai thác tiềm năng đất đai, ưu thế của giống bò mới, cũng như dư địa của địa phương về phát triển chăn nuôi bò thịt thâm canh, năm 2023, Trung tâm Khuyến ...
Nhằm giúp người dân cải thiện một phần sinh kế khi tham gia quản lý và bảo vệ rừng, được sự hỗ trợ của Dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính ...
Bò lớn nhanh, thích nghi tốt với điều kiện môi trường; trọng lượng bình quân đạt gần 480 kg/con; doanh thu trên 400 triệu đồng, thu lãi gần 100 triệu đồng, đặc ...
QTO - Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với...
QTO - Phát huy vai trò của mình, những năm qua, các công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp đã trở thành cầu nối quan trọng, gắn kết giữa người lao động (NLĐ)...
(QT) - Bây giờ ở xã A Dơi, huyện Hướng Hóa màu xanh của cây cao su, bời lời đỏ, cà phê, sắn… đã bao phủ khắp nơi, không còn những bản làng đồng bào Vân Kiều, Pa Kô quanh năm...
(QT) - Ngày 10/5/2018, Công ty Điện lực Quảng Trị đóng điện công trình xây dựng Nhà lắp đặt máy phát điện Trạm điện Cồn Cỏ. Đây là sự kiện quan trọng nhằm đảm bảo nguồn điện...
(QT) - Từ tháng 4 đến tháng 7 (âm lịch) hằng năm, ngư dân thôn Xuân Tiến, xã Gio Việt, huyện Gio Linh bắt đầu vào mùa ra biển cào ngao. Nghề cào ngao biển bằng thuyền máy đang...
(QT) - Sau một thời gian dài xuống giá, khoảng 1 tháng qua, giá lợn hơi tăng trở lại với tốc độ khá nhanh, cộng với nhiều tín hiệu khả quan của thị trường nên người chăn nuôi...
(QT) - “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình quốc gia không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phát triển sản xuất, mà còn giải quyết những vấn đề quan trọng ở nông thôn như...
(QT) - Vụ đông xuân năm nay không riêng gì huyện Gio Linh mà cả tỉnh Quảng Trị được mùa. Chúng tôi về thôn Phước Thị, xã Gio Mỹ (Gio Linh) khi vụ mùa đã vãn. Trên cánh đồng...