Cập nhật: Thứ 6, 05/07/2019 | 06:20 GMT+7

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi gia súc tập trung ở Cam Thủy

(QT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ bước đầu xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gia súc tập trung, di dời chuồng trại ra xa khu dân cư, giữ môi trường xanh, sạch, đẹp, góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành chăn nuôi địa phương.

Mô hình chăn nuôi gia súc tập trung ở xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ​

Mô hình chăn nuôi gia súc tập trung được xã Cam Thủy triển khai thí điểm vào năm 2018, trên tổng diện tích hơn 1 ha, nhằm di dời chuồng trại chăn nuôi trâu bò của 3 thôn: Cam Vũ, Cam Vũ 2, Cam Vũ 3 ra khỏi khu dân cư, đưa vào khu chăn nuôi tập trung. Theo đó, 45 hộ chăn nuôi trâu bò có chuồng trại ở giữa khu dân cư các thôn Cam Vũ, thuộc diện quy hoạch di dời vào khu chăn nuôi tập trung. Đến nay, xã Cam Thủy đã vận động được 25 hộ dân thôn Cam Vũ 2 di dời chuồng trại chăn nuôi trâu bò vào khu tập trung; những hộ còn lại ở thôn Cam Vũ và Cam Vũ 3 đang tiếp tục vận động di dời. Các chuồng trại ở khu chăn nuôi tập trung đều được quy hoạch xây dựng kiên cố, mỗi chuồng rộng 100 m2, có dựng mái che bằng tấm lợp tôn, nền chuồng láng xi măng. Xã Cam Thủy có chính sách hỗ trợ cho mỗi hộ nghèo 5 triệu đồng, hộ cận nghèo 3 triệu đồng, các hộ khác mỗi hộ được hỗ trợ 1 triệu đồng để làm chuồng trại trong khu chăn nuôi tập trung. Ngoài ra, địa phương còn đầu tư mở con đường dài 2km vào khu chăn nuôi tập trung, quy hoạch 2 ha đất trồng cỏ để cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc, xây nhà bảo vệ để người dân thay phiên nhau canh gác, quản lí.

Trưởng thôn Cam Vũ 2 Nguyễn Trọng Tâm cho biết: “Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới, tôi đã vận động người dân đóng góp để trồng các loại hoa, cây cảnh ven đường nhằm làm đẹp cảnh quan. Nhưng các loại hoa, cây cảnh trồng mọc lên đều bị trâu, bò của 3 thôn đi ngang qua phá hoại, dẫm nát. Mặt khác, chất thải của trâu bò còn gây mất vệ sinh môi trường. Chính vì vậy, thôn đã kiến nghị lên xã có kế hoạch di dời các chuồng trại ra xa khu dân cư, không thể để tình trạng chăn thả trâu bò của một số hộ dân gây ảnh hưởng đến môi trường sống khu dân cư, góp phần xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp, văn minh. Ban đầu, việc vận động di dời chuồng trại chăn nuôi ra xa khu dân cư của chính quyền gặp nhiều khó khăn vì nhiều hộ dân sợ mất trâu bò, việc chăn thả tự do cũng là thói quen lâu đời của bà con. Nhưng sau khi được xã tích cực tuyên truyền, hỗ trợ, cũng như tận mắt nhìn thấy những chuồng trại khang trang, cao ráo thì nhiều người đã thay đổi suy nghĩ và tích cực hưởng ứng mô hình”.

Hiện nay, hình thức chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ ở các hộ gia đình vẫn còn tồn tại ở nhiều địa phương, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, đời sống, sức khoẻ của cộng đồng dân cư trước mắt cũng như lâu dài. Vì vậy, việc di dời chuồng trại vào khu chăn nuôi tập trung là hết sức cần thiết. Nhiều hộ dân thôn Cam Vũ 2 chia sẻ, sau khi di dời chuồng trại trâu, bò ra khu chăn nuôi tập trung cảm thấy rất yên tâm khi trâu, bò được nhốt trong chuồng trại sạch sẽ và phát triển tốt, các hộ gia đình không còn chịu cảnh sống chung với mùi hôi của súc vật, góp phần giữ gìn vệ sinh chung cho thôn, xóm. Từ khi mô hình đi vào hoạt động đã đem lại nhiều hiệu quả thiết thực, đường sá trở nên sạch sẽ, hạn chế tình trạng trâu bò được thả tự do gây cản trở giao thông, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, cải thiện rõ rệt môi trường sống trong khu dân cư. Đồng thời, việc phát triển hình thức chăn nuôi tập trung xóa bỏ nhận thức của người dân trong việc chăn thả gia súc tự do, tạo điều kiện kiểm soát dịch bệnh và phát triển bền vững ngành chăn nuôi, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Phó Chủ tịch UBND xã Cam Thủy Tạ Phước cho biết: “Mô hình chăn nuôi gia súc theo hướng tập trung ở thôn Cam Vũ bước đầu mang lại nhiều hiệu quả, giải quyết tốt vấn đề về môi trường, thúc đẩy sự phát triển của ngành chăn nuôi địa phương, góp phần xây dựng nông thôn mới ngày một văn minh, giàu đẹp. Để mô hình tiếp tục phát huy hiệu quả và nhân rộng, trong năm 2019 xã Cam Thủy tiếp tục quy hoạch khu chăn nuôi tập trung để vận động nhân dân thôn Tân Xuân di dời chuồng trại chăn nuôi gia súc ra xa khu dân cư; tiếp đến sẽ vận động tất cả các thôn còn lại di dời chuồng trại chăn nuôi ra khỏi khu dân cư nhằm bảo vệ môi trường, kiểm soát dịch bệnh, cải thiện môi trường sống được tốt hơn”.

Võ Khánh Linh



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi đa con
22:15 21/08/2024

Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, gia đình ông Trần Văn Tứ ở Thôn 4, xã Gio Hải, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã xây dựng được mô hình ...

Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Triệu Phong

Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện Triệu Phong
23:18 03/07/2019

(QT) - Triệu Phong là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, có địa hình đa dạng với nhiều gò đồi, sông ngòi, bãi biển đẹp, nhiều di tích lịch sử văn hóa tâm linh...

Tăng cường chống hạn cho cây trồng

Tăng cường chống hạn cho cây trồng
23:34 02/07/2019

(QT) - Vừa qua, thời tiết nắng nóng kéo dài, gió Tây Nam thổi mạnh, nhiệt độ tăng cao trong nhiều ngày liên tục đã làm cho nhiều diện tích cây trồng bị khô hạn nặng, một số...

Chủ động phòng, chống cháy rừng ven biển

Chủ động phòng, chống cháy rừng ven biển
23:31 02/07/2019

(QT) - Huyện Triệu Phong có tổng diện tích đất rừng tự nhiên hơn 16.000 ha, tập trung ở vùng gò đồi và vùng cát ven biển. Bên cạnh những lợi ích từ rừng ở vùng gò đồi đem lại...

Thời tiết

25°C - 34°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long