Cập nhật: Thứ 2, 30/12/2019 | 06:31 GMT+7

Hiệu quả từ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

(QT) - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, thời gian qua công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đã góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng lao động; đáp ứng nhu cầu học nghề và giải quyết việc làm; mở rộng ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động để tăng thu nhập và từng bước xóa đói, giảm nghèo.

May xuất khẩu hiện đang là nghề phù hợp với nhu cầu lao động ở tỉnh Quảng Trị. Ảnh: SH

Thực hiện Quyết định số 1956/QĐ - TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt là Đề án 1956), Quyết định số 971/QĐ - TTg về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg, Kế hoạch số 264/KH-UBND của UBND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020 và các văn bản liên quan, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2017 - 2020; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chỉ tiêu, kế hoạch, nội dung Đề án 1956 đến cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Hằng năm, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Nông nghiệp và PTNT và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện khảo sát, nắm bắt số lượng người lao động trong độ tuổi chưa qua đào tạo nghề, nhu cầu ngành nghề cần đào tạo... để xây dựng kế hoạch đào tạo sát đúng với từng địa phương, đơn vị…

Chỉ tính riêng trong năm 2019, toàn tỉnh đã mở trên 190 lớp đào tạo nghề trình độ sơ cấp và thường xuyên (dưới 3 tháng) cho khoảng 5.233 lao động nông thôn với kinh phí thực hiện gần 8.500 triệu đồng. Sau đào tạo nghề, có trên 4.500 lao động nông thôn được các doanh nghiệp tuyển dụng hoặc bao tiêu sản phẩm làm ra; số lao động còn lại tự thành lập HTX, tổ HT, doanh nghiệp hoặc tự tạo việc làm để ổn định cuộc sống. Công tác đào tạo nghề tại các địa phương, đơn vị đã phát huy hiệu quả trong thực tế với việc nhiều mô hình hình thành sau khi đào tạo nghề. Đơn cử như mô hình trồng ném của học viên Nguyễn Thị Dơi ở xã Hải Dương (huyện Hải Lăng) mang lại thu nhập bình quân 3 - 5 triệu đồng/tháng; mô hình nuôi cá lồng bè (nuôi cá chình) trên sông của học viên Lê Văn Hải ở xã Hải Tân (huyện Hải Lăng) mang lại thu nhập bình quân khoảng 25 triệu đồng/vụ nuôi; mô hình sản xuất nước mắm của các bà Nguyễn Thị Chiếm, Trần Thị Lý ở thôn Thái Lai (xã Vĩnh Thái, Vĩnh Linh) mang lại thu nhập bình quân 4 - 6 triệu đồng/tháng… Đối với đào tạo nghề phi nông nghiệp, nhiều học viên được nhận vào làm việc ở các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định...

Để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thời gian tới các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo nghề cho lao động; về vai trò, tầm quan trọng của đào tạo nghề đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh… Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 264/KH-UBND của UBND tỉnh về đào tạo nghề cho lao động tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020. Trong đó, ưu tiên đào tạo nghề cho lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi như người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, lao động bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm môi trường biển. Tiến hành rà soát, xác định nhu cầu đào tạo nghề của lao động nông thôn theo từng nghề và trình độ đào tạo… đảm bảo phù hợp với nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp và yêu cầu của thị trường lao động, phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới… Rà soát, xác định nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo của các doanh nghiệp, các ngành kinh tế và thị trường lao động; thực hiện việc rà soát, đánh giá năng lực đào tạo của các cơ sở tham gia đào tạo cho lao động nông thôn như nghề đào tạo, chương trình, học liệu, giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục nghề nghiệp cũng như cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo để xác định các cơ sở đủ điều kiện tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Các địa phương, cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn có nhiệm vụ rà soát, điều chỉnh chương trình, giáo trình, tài liệu giảng dạy đạt chuẩn theo quy định và phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể theo yêu cầu của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động cũng như nhu cầu của người học; thường xuyên cập nhật kĩ thuật, công nghệ mới; thực hiện lồng ghép các vấn đề về giới, môi trường, văn hóa - xã hội, kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp trong nội dung chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thí điểm xây dựng 15 -20 chương trình, giáo trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng theo hình thức đào tạo từ xa đối với những ngành, nghề phổ biến. Xây dựng, nhân rộng mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn như mô hình đào tạo nghề phi nông nghiệp theo vị trí làm việc tại doanh nghiệp, khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, các dự án đầu tư lớn; mô hình đào tạo nghề nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch…; mô hình đào tạo nghề và kiến thức kinh doanh, khởi sự doanh nghiệp cho lao động nông thôn; đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; đào tạo nghề gắn với xây dựng các mô hình học tập tại cộng đồng; đào tạo nghề gắn với các mô hình phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế…. Có những biện pháp tích cực giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động được vay vốn sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm sau khi học để phát huy hiệu quả dạy và học nghề… và nhiều giải pháp hữu hiệu khác.

Sỹ Hoàng



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP
10:20 tối Thứ 2

QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...

Thu nhập khá nhờ nuôi thỏ thương phẩm

Thu nhập khá nhờ nuôi thỏ thương phẩm
23:49 27/12/2019

(QT) - Tận dụng nguồn sản phẩm phụ từ nông nghiệp, rau lá cỏ có sẵn ngoài tự nhiên, vợ chồng anh chị Nguyễn Đức Hiếu và Nguyễn Trần Quỳnh Như ở thôn An Tiêm, xã Triệu Thành,...

Khoa học và công nghệ hướng về cơ sở

Khoa học và công nghệ hướng về cơ sở
23:32 25/12/2019

(QT) - Với phương châm khoa học và công nghệ (KH&CN) hướng về cơ sở, xuất phát từ cơ sở và ứng dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, những năm qua, Sở Khoa học và Công nghệ...

Phát huy giá trị của các di tích ở huyện Gio Linh

Phát huy giá trị của các di tích ở huyện Gio Linh
23:46 24/12/2019

(QT) - Qua 1 năm triển khai thực hiện kế hoạch lập hồ sơ khoa học, hồ sơ pháp lí, đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp đối với các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Gio...

Thời tiết

18°C - 23°C
Có mây, có mưa rào
  • 20°C - 25°C
    Có mây, không mưa
  • 18°C - 25°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long