
{title}
{publish}
{head}
Theo số liệu thống kê, đến hết năm 2008 tỷ lệ hộ đói nghèo của Quảng Trị giảm xuống còn 17,8% (theo tiêu chí mới). Có được kết quả này là nhờ tỉnh thực hiện có hiệu quả các chương trình phát triển kinh tế- xã hội, trong đó có chương trình xóa đói giảm nghèo.
Xác định được nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là thiếu vốn, thiếu kiến thức làm ăn, thiếu đất đai, sinh đẻ không có kế hoạch và do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Đặc biệt từ năm 1998, Chính phủ thực hiện chương trình 135 hàng năm có sự đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn như trường học, trạm xá, các công trình giao thông, thuỷ lợi và xây dựng các mô hình hướng dẫn cách làm ăn. Nhờ có sự đầu tư của Nhà nước đã giúp cho các xã khó khăn, đói nghèo từng bước vươn lên xây dựng đời sống mới.
![]() |
Người dân miền núi chăm sóc cây cà phê -Ảnh: H.V.A |
Để hướng dẫn người nghèo ở các xã vùng núi cách làm kinh tế, Trung tâm đã đầu tư xây dựng ở các xã A Túc, Hướng Linh, bản Liệt (Tân Thành), huyện Hướng Hoá, các xã Húc Nghì, Hải Phúc, Tà Long huyện Đakrông, xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê, Vĩnh Thái huyện Vĩnh Linh, xã Linh Hải, Linh Thượng, huyện Gio Linh, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ... các mô hình sản xuất như sản xuất lúa nước, trồng chuối tiêu, hồ tiêu, trồng lạc, cải tạo vườn cây ăn quả, chăn nuôi lợn nái Móng Cái, lợn hướng nạc...
Trung tâm đã hỗ trợ giống cây con, vật tư phân bón và hàng chục tấn thức ăn các loại. Thông qua các chương trình này đã giúp đồng bào dân tộc biết đầu tư chăm sóc lúa nước, người nghèo ở đồng bằng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã cho năng suất cao.
Từ các mô hình hướng dẫn làm lúa nước của khuyến nông đã phát động được phong trào khai hoang mở rộng diện tích lúa nước, góp phần giải quyết lương thực tại chỗ ở vùng núi. Các mô hình chăn nuôi lợn đã cải tạo cho bà con dân tộc có thói quen nuôi lợn làm chuồng, đầu tư thức ăn, có điều kiện chăn sóc lợn chóng lớn. Đặc biệt từ đàn lợn nái Móng Cái hỗ trợ ban đầu, đồng bào dân tộc đã chăn nuôi có hiệu quả, đến nay ở bản Liệt, bản Miệt, Húc Nghì, Vĩnh Hà.
Mô hình trồng chuối đã phát huy tốt khả năng đất đai và điều kiện khí hậu ở miền núi nên mang lại hiệu quả tốt. Thực hiện các mô hình hướng dẫn cho đồng bào dân tộc cách làm ăn, cán bộ khuyến nông đã "cầm tay chỉ việc" cho bà con, hướng dẫn cách ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất một cách dễ hiểu nhất phù hợp với trình độ của đồng bào dân tộc nên bà con dễ tiếp thu và làm theo. Các chương trình ở Hướng Hoá và Đakrông đã giúp cho đồng bào các xã đặc biệt khó khăn những kiến thức làm ăn cơ bản, cách lập kế hoạch đầu tư các cây con có hiệu quả kinh tế cao, từng bước giảm nghèo vươn lên làm giàu. Đối với các hộ nông dân nghèo ở vùng đồng bằng, trong những năm gần đây, Trung tâm KN-KL đã thực hiện hỗ trợ kinh phí, hướng dẫn các kiến thức về chăn nuôi trồng trọt nên người nghèo ở các xã Trung tâm xây dựng mô hình đa cây, đa con như ở Hải Trường, Hải Thượng (Hải Lăng), Triệu Giang (Triệu Phong), An Đôn (thị xã Quảng Trị), Gio Thành (Gio Linh)... đã mang lại hiều hiệu quả cao, mô hình sớm được nhân rộng. Hiệu quả của chương trình hướng dẫn người nghèo có ý nghĩa tích cực trong việc giúp hộ, tạo động lực cho họ về cả vật chất lẫn tinh thần và kiến thức làm ăn để người nghèo tin tưởng vươn lên thoát nghèo bền vững. Qua gần 10 năm thực hiện chương trình hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, Trung tâm đã tập huấn kiến thức làm ăn cho 2500 hộ nông dân đói nghèo và cận nghèo, đào tạo gần 300 cán bộ khuyến nông cơ sở, đây là đội ngũ cán bộ tại chỗ giúp cho khuyến nông chỉ đạo thực hiện các chương trình có hiệu quả. Ngoài ra, Trung tâm còn cấp phát hàng nghìn tài liệu bướm, tập sách mỏng hướng dẫn cách làm và xây dựng các tủ sách khuyến nông. Sự nghiệp xoá đói giảm nghèo và tăng giàu đang đặt ra rất cấp bách, trong đó công tác khuyến nông đóng vai trò quan trọng. Trong những năm tới, Trung tâm tiếp tục thực hiện tốt chương trình hướng dẫn người nghèo cách làm ăn đẩy mạnh công tác XĐGN. Chương trình sẽ mở rộng thực hiện thêm các loại cây con mới mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Thực hiện tốt chương trình hướng dẫn người nghèo cách làm ăn để họ thoát nghèo bền vững là đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhà. Võ Thái Hoà
Những năm qua, huyện Đakrông đã phát huy hiệu quả nguồn lực từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững hỗ trợ người dân nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.
Từ nguồn lực hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, xã Xy, huyện Hướng Hóa đã lựa chọn những mô hình trồng trọt, ...
Với nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) mới vào sản xuất nông nghiệp; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, canh tác cho nông dân; ...
Huyện Hướng Hóa có 21 xã, thị trấn, tổng dân số 102.019 người, gồm 3 dân tộc chính Kinh, Vân Kiều, Pa Kô, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 49,95% dân ...
Về đích NTM của xã Vĩnh Hà là một trong những “quả ngọt” của đề án phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH), giảm nghèo bền vững cho các bản có tỉ lệ hộ nghèo cao của ...
Trong tiến trình thực hiện Nghị quyết số 26/NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), năm ...
Nhằm phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của đoàn viên thanh niên trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, sáng nay 5/12, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng ...
Từ nhiều năm nay, phong trào thi đua “Thị xã Quảng Trị chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” đã thu hút được sự tham gia đông đảo, tích ...
QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...
QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...
Từ năm 1999, Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đã tập trung xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt từ nông thôn đến vùng núi.
Được sự giới thiệu của Hội Phụ nữ xã Hải Ba, chúng tôi tìm về căn nhà của chị Đỗ Thị Chanh, 45 tuổi nằm cuối Đội 8, thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng. Căn nhà được...
Sông Cánh Hòm trải dài trên diện tích phía Đông của huyện Gio Linh. Để khai thác tiềm năng vùng hành lang sông Cánh Hòm, huyện Gio Linh đã đầu tư nghiên cứu, triển khai đề tài...
Đất đai là một yếu tố sản xuất quan trọng đối với các trang trại, quyết định sự ra đời và phát triển của các trang trại. Quy mô đất đai thường gắn liền với quy mô trang trại và...
Trong 7 chương trình tín dụng ưu đãi mà Ngân hàng chính sách xã hội hiện nay đang triển khai thì chương trình cho vay xây dựng các công trình nước sạch nông thôn nhằm mục đích...
Ở huyện Cam Lộ, cách đây hơn 5 năm, bước vào tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CCHC trong điều kiện hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao. Đội...