Cập nhật: Thứ 6, 26/08/2022 | 05:21 GMT+7

Hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ cơ sở

QTO - Hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) cấp huyện đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác quản lý KH&CN ở cơ sở có những chuyển biến mới tích cực. Tổ chức bộ máy quản lý KH&CN đã được kiện toàn ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố. Hội đồng KH&CN cấp huyện đã đi vào hoạt động theo quy chế ban hành thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của tổ chức tư vấn về KH&CN tham mưu Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo triển khai có hiệu quả hoạt động KH&CN ở cơ sở.

Sở KH&CN hỗ trợ mô hình sản xuất lạc sạch ở Cam Lộ - Ảnh: T.A.M

Với nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học hỗ trợ, cùng với bố trí ngân sách của các huyện đã tổ chức được nhiều hoạt động KH&CN, tập trung vào công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, triển khai các đề tài/dự án cấp cơ sở; hướng dẫn chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất cho doanh nghiệp và người dân áp dụng nhân rộng mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội thiết thực ở địa phương.

Cùng với các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, Sở KH&CN đã bố trí kinh phí hằng năm tổ chức xác định và triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở và các nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các đơn vị sự nghiệp thuộc sở. Các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở tập trung nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ KHCN sát với thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH tại địa phương, đơn vị và doanh nghiệp. Việc triển khai thực hiện các mô hình KH&CN có địa chỉ rõ ràng; kết quả thực hiện được thể hiện bằng những sản phẩm cụ thể. Các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở với nguồn kinh phí hạn chế nhưng đã tạo ra những kết quả rõ rệt, mang lại hiệu quả cao, thúc đẩy phát triển KT - XH.

Các nhiệm vụ KHCN thường xuyên theo chức năng chú trọng xác định các nội dung gắn liền với sản phẩm cụ thể, gắn với việc phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực nhằm nâng cao giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của các sản phẩm, có địa chỉ ứng dụng cụ thể đáp ứng nhu cầu cấp thiết của các đơn vị, địa phương. Với phương châm “KH&CN phải xuất phát từ cơ sở và hướng về phục vụ cơ sở”, Sở Khoa học và Công nghệ đã tích cực khảo sát, nắm bắt cơ sở để hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị, địa phương ứng dụng tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất và đời sống.

Những năm qua, thông qua triển khai thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp cơ sở đã tập trung hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của các sản phẩm OCOP. Cụ thể đã hỗ trợ triển khai nhiều đề tài, dự án KH&CN phát triển cây dược liệu, đặc biệt ở huyện Cam Lộ; phát triển các loại cây ăn quả, cây lâm nghiệp cho các địa phương trên địa bàn tỉnh; phát triển nấm ăn, nấm dược liệu tại 16 xã ven biển bị sự cố môi trường biển năm 2017; ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình chuỗi giá trị trong sản xuất lạc, mè đen tại Cam Lộ từ sản xuất giống, thực hiện quá trình trồng đến chế biến các sản phẩm dầu, bơ lạc, mè đen; tuyển chọn các giống cà phê chè có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp điều kiện tự nhiên để phục vụ tái canh cây cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa...

Đặc biệt, để xây dựng xã Triệu Nguyên đạt xã nông thôn mới đầu tiên của huyện Đakrông, Sở KH&CN đã hỗ trợ ứng dụng tiến bộ KH&CN trong phát triển cây sâm bố chính; hỗ trợ xác lập nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đậu đen xanh lòng và hỗ trợ giống cây lâm nghiệp nuôi cấy mô để phát triển rừng trồng trên địa bàn xã. Đối với huyện Cam Lộ, để xây dựng huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh, Sở KH&CN đã hỗ trợ nhiều đề tài, dự án KH&CN cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp cơ sở về phát triển cây dược liệu, xây dựng mô hình chuỗi giá trị trong phát triển cây lạc, cây mè đen.

Nhiều cây dược liệu thông qua các nhiệm vụ KH&CN đã được trồng thử nghiệm và phát triển tốt trên toàn huyện Cam Lộ. Với sản phẩm cá khô của huyện Gio Linh, Sở KH&CN đã triển khai các giải pháp giúp giải quyết kịp thời lượng cá tồn kho. Trong đó tập trung hỗ trợ về truy xuất nguồn gốc; đăng ký mã số mã vạch; xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; ghi nhãn hàng hóa; xác lập nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm cá khô Cửa Việt nhằm tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và xuất khẩu.

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2017/ NQ-HĐND ngày 17/12/2017 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ, ứng dụng, nhân rộng các kết quả nghiên cứu KH&CN trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2025, Sở KH&CN đã tham mưu UBND tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ cho trên 60 đối tượng/dự án với tổng kinh phí trên 4,2 tỉ đồng. Qua thực hiện đã thiết thực hỗ trợ nhiều doanh nghiệp bứt phá vươn lên tiếp cận thành tựu KH&CN tiên tiến; đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa.

Trần Anh Minh



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thu hút đầu tư để phát triển

Thu hút đầu tư để phát triển
11:22 tối Thứ 6

QTO - Xã Triệu Phong hiện có 2 cụm công nghiệp (CCN) là Ái Tử và Đông Ái Tử với hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động ổn định. Bước sang giai đoạn mới, địa...

“Trả nợ” rừng để giữ lấy ấm no

“Trả nợ” rừng để giữ lấy ấm no
10:05 tối Thứ 6

QTO - Thường xuyên cấu kết với các đầu nậu để chặt phá nhiều ha cây gỗ quý, tham gia bẫy, bắt các loài muông thú ở rừng Động Châu - khe Nước Trong...,...

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
10:10 tối Thứ 5

QTO - Xã Tuyên Hóa được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã: Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng và Văn Hóa (huyện...

Thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8

Thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8
7:03 sáng Thứ 5

Dự kiến từ ngày 1/8 tới đây, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex sẽ thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 (xăng E10) ở các cửa hàng thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh (trước sáp...

POWERED BY
Việt Long