Cập nhật: Chủ nhật, 13/09/2009 | 14:27 GMT+7

Hiệu quả hoạt động của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở

(QT) - Nhằm ứng dụng nhanh và hiệu quả các tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích, ô chuồng, năm 2007, HĐND tỉnh Quảng Trị đã ra Nghị quyết số 12/2007/NQ- HĐND, ngày 10/8/2007, về tổ chức và chính sách hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công cơ sở đến năm 2010, chiến lược đến năm 2020. Sau 2 năm thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh, mạng lưới khuyến nông viên cơ sở (KNVCS) đã từng bước đi vào hoạt động ổn định, hiệu quả và thực sự là "cánh tay nối dài" của khuyến nông tỉnh, huyện để thực hiện tốt các chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Cán bộ khuyến nông tuyên truyền chính sách của Nhà nước cho nông dân
Đến nay, toàn tỉnh có 186 KNV xã, phường, thị trấn và gần 1.100 cộng tác viên khuyến nông thôn, bản. Hoạt động của mạng lưới KNCS đã giúp cho chính quyền cơ sở lựa chọn đúng các loại cây, con phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán canh tác và trình độ sản xuất của địa phương; giúp nông dân không chỉ tiếp cận tốt với các tiến bộ KHKT, công nghệ mới bằng các hướng dẫn, huấn luyện cụ thể nâng cao kỹ thuật sản xuất, mà còn biết hạch toán kinh tế để sản xuất một cách có hiệu quả hơn; cung cấp các thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân cho người sản xuất. KNVCS chính là người nắm bắt, cung cấp thông tin diễn biến sản xuất, tình hình sâu bệnh, dịch hại cây trồng, con nuôi cho các cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn kịp thời và hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra. KNVCS cũng trực tiếp tham gia chỉ đạo sản xuất nông nghiệp tại địa phương, đồng thời phối hợp tốt với các dự án nâng cao năng lực, tạo sinh kế bề vững bằng các mô hình chuyển giao kỹ thuật do các tổ chức trong nước và quốc tế tài trợ. KNVCS nắm bắt tâm tư nguyện vọng của người dân để đề đạt lên cấp trên giải quyết. Ở vùng miền núi, phần lớn là người dân tộc ít người có trình độ văn hóa thấp, những KNVCS người Vân Kiều, Pa Cô được đào tạo, huấn luyện có trình độ chuyên môn lại thông thạo ngôn ngữ, phong tục tập quán, địa bàn của địa phương nên họ thực hiện rất hiệu quả công tác vận động đồng bào triển khai sản xuất có áp dụng khoa học để nâng cao hiệu quả sản xuất, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở vùng núi. KNVCS cũng làm nòng cốt trong việc thành lập các CLB khuyến nông, các nhóm liên kết sản xuất, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm tại các địa phương. Ngoài ra, ở nhiều địa phương, KNVCS còn kiêm thêm một số công việc của chính quyền, đoàn thể. Có được những kết quả trên là nhờ đội ngũ KNV đã được lựa chọn kỹ lưỡng từ cơ sở và được đào tạo, huấn luyện trình độ kỹ thuật cơ bản, được bà con nông dân địa phương tín nhiệm. Theo số liệu thống kê có 90,4% KNVCS có trình độ học vấn và nghề nghiệp trung cấp, đại học (trong đó 25,7% là đại học các chuyên ngành nông nghiệp, quản lý kinh tế). Trong quá trình hoạt động của KNVCS thường xuyên được tập huấn bổ túc kiến thức thông qua các chương trình KN-KN, các dự án tài trợ giúp cho KNVCS vững vàng trong việc chuyển giao tiến bộ KHKT cho nông dân. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang có nhiều chủ trương, chính sách đổi mới trong sản xuất nông nghiệp, xây dựng củng cố lực lượng KNVCS là những thuận lợi lớn để nông dân đầu tư phát triển sản xuất và cho những người trực tiếp chỉ đạo sản xuất nông, lâm ngư nghiệp. KNVCS hoạt động ngay tại địa phương cũng là động lực lớn để họ phấn đấu đóng góp cho phong trào sản xuất nông nghiệp và có điều kiện để chăm lo phát triển kinh tế của gia đình mình. Một nguyên tắc hoạt động của KNVCS là phải thực hiện tốt ứng dụng tiến bộ KHKT trên mảnh vườn, ô chuồng của gia đình mình để làm mô hình cho nông dân học tập làm theo. Để có một đội ngũ KNVCS đủ mạnh, đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn mới cần phải quan tâm các giải pháp là tăng cường đào tạo, bổ túc kiến thức về kỹ thuật, quản lý kinh tế, nâng cao nhận thức hiểu biết về chủ trương, chính sách cho đội ngũ KNVCS, biến KNVCS thực sự trở thành những "tiểu giáo viên khuyến nông" tại các bản, làng. Mặc dù các KNVCS đều là người có trình độ chuyên môn song mỗi người chỉ được đào tạo về một chuyên môn sâu, trong lúc yêu cầu của công việc khuyến nông ở nông thôn rất đa dạng, liên quan đến nhiều cây trồng, vật nuôi khác nhau và cả kiến thức về quản lý kinh tế, quản lý sản xuất, chế độ, chính sách... Vì thế, KNVCS phải được thường xuyên đào tạo, tập huấn bổ túc kiến thức chuyên sâu, kiến thức diện rộng và rèn luyện về các kỹ năng cần thiết và cơ bản của người cán bộ khuyến nông để họ tự tin làm việc với cộng đồng... KNVCS là những người trực tiếp làm việc với nông dân với khối lượng công việc tương đối nhiều nhưng mức hỗ trợ thu nhập lại thấp, chưa thực sự động viên được họ yêm tâm cho công việc. Để quản lý, sử dụng tốt KNVCS, trước hết cần phải có những biện pháp ràng buộc KNVCS phải hoàn thành nhiệm vụ chức năng của mình. Những biện pháp này vừa tạo điều kiện, vừa ràng buộc KNVCS với nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của địa phương, vừa khuyến khích động viên kịp thời tạo động lực cho KNVCS phấn đấu, cống hiến. Cần quan tâm đến chế độ thù lao cho KNVCS. Quy định mức phụ cấp cho KNV xã, phường, thị trấn là hệ số 1 mức lương cơ bản, cộng tác viên bằng 1/3 mức lương KNV xã. Đây là nỗ lực rất lớn của một tỉnh mà nguồn thu ngân sách còn hạn hẹp, tuy nhiên so với mặt bằng thu nhập chung trên địa bàn thì mức lương của KNVCS còn quá thấp. Chính sách tam nông của Đảng và Nhà nước đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Đội ngũ KNVCS là một trong những lực lượng để thực thi tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước tại cơ sở, góp phần đưa nền nông nghiệp tỉnh nhà phát triển ngày càng hiệu quả hơn. Bài, ảnh: Võ Thái Hòa



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hiệu quả các mô hình khuyến nông
22:01 18/01/2023

Năm 2022, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn từ thời tiết, khí hậu; sâu, bệnh; thị trường tiêu thụ nông sản... nhưng nhờ sự vào cuộc quyết liệt của hệ ...

Đẩy mạnh công tác truyền thông khuyến nông
22:30 19/07/2023

Với vai trò là cơ quan đảm nhận công tác truyền thông của ngành nông nghiệp và PTNT, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã kịp thời tuyên truyền, đưa các chủ trương ...

Khuyến nông luôn đồng hành với người nghèo
22:10 05/07/2023

Với nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) mới vào sản xuất nông nghiệp; đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, canh tác cho nông dân; ...

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP

Hải Lăng chú trọng xây dựng sản phẩm OCOP
10:20 tối Thứ 2

QTO - Với lợi thế tài nguyên phong phú và bề dày văn hóa, huyện Hải Lăng đang đẩy mạnh chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm tạo đột phá trong...

Xây dựng bể cấp nước sạch cho 200 hộ dân

Xây dựng bể cấp nước sạch cho 200 hộ dân
17:25 08/09/2009

(QT) - Nhằm giải quyết khó khăn về nguồn nước sinh hoạt cho hơn 200 hộ dân ở hai thôn Văn Vận và Quy Thiện, xã Hải Quy, huyện Hải Lăng, vừa qua Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ...

Khu kinh tế động lực trên Hành lang Đông-Tây

Khu kinh tế động lực trên Hành lang Đông-Tây
04:10 07/09/2009

(QT) - Xuất phát từ lợi thế về địa lý kinh tế và mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa Việt Nam-Lào, Bộ Chính trị hai nước đã thống nhất chủ trương xây dựng Khu thương mại Lao Bảo...

Thời tiết

17°C - 23°C
Có mây, không mưa
  • 18°C - 23°C
    Có mây, có mưa rào
  • 20°C - 25°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long