
{title}
{publish}
{head}
* "Em chỉ mong gia đình được đoàn tụ" Suốt một buổi sáng ngồi trò chuyện với Hồ Thị Nga ở Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Trị, tôi chỉ nhận được từ em mỗi một câu trả lời duy nhất: Em không biết, em không nhớ gì cả. Nga chỉ biết nói vậy, rồi cười, một nụ cười không cảm xúc trước một nỗi đau quá lớn mà em đang phải gánh chịu. Sinh năm 1994 trong một gia đình nông dân nghèo ở thôn Đông Dương, xã Hải Dương (Hải Lăng), cuộc sống tuy nghèo nhưng có lẽ trong suốt cuộc đời mình Nga không bao giờ dám tin rằng, có một ngày cách đây gần 10 năm cha em đã giết chết mẹ em trong một lúc không kiểm soát được hành vi của mình. Khi ấy, Nga mới học lớp 1, chỉ biết khóc và khóc. Mẹ mất, cha phát bệnh tâm thần, bà nội đã quá già, chị đầu lưu lạc vào Tp Hồ Chí Minh làm công nhân, em út vào Huế sống nhờ nhà bác, hai anh em Hồ Văn Đức và Hồ Thị Nga được đưa vào Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh nuôi dưỡng, chỉ còn lại anh trai thứ 2 và đứa em thứ 5 ở nhà. Gần 10 năm, điều mà Nga có thể nhớ được là mẹ em đã mất và điều mà em có thể làm là những lúc rãnh rỗi lại ôm gối ngồi ngắm mãi hình vẽ một phụ nữ trên tường và khóc vì nhớ mẹ. Buổi chiều hôm trò chuyện cùng Nga, trên đường trở ra Đông Hà, chúng tôi đã vô tình bắt gặp Hồ Văn Đức (anh trai Nga) đã cùng Lê Văn Anh Phong (khu phố Trung Chỉ, phường Đông Lương, Đông Hà) chở nhau ra Đông Hà để giỗ mẹ của Phong.
Năm 2005, trong một lần xích mích, cha em đã lấy dùi đánh vào đầu mẹ em. Thật không may, đầu chiếc dùi ấy có một chiếc đinh còn sót lại và... Cha vào tù, ba anh em, người ở với chú, người ở với bác, còn Phong được đưa vào Trung tâm. Hai đứa trẻ cùng cảnh ngộ, dẫu nguyên nhân và hành vi bạo lực không giống nhau nhưng hậu quả để lại là mãi mãi trong tâm hồn non nớt của các em một nỗi đau dai dẳng không gì bù đắp nổi.
Những giọt nước mắt ứa ra trong đôi mắt đượm buồn của Phong khi ngồi kể lại câu chuyện buồn của đời mình khiến chúng tôi không thể cầm lòng. "Ước mơ à, em chỉ muốn có mẹ, muốn gia đình được đoàn tụ", cả hai đứa trẻ cùng gào lên rồi chợt bần thần bởi chúng biết, trước mắt chúng sẽ không có bà tiên với chiếc đũa thần nào cả...
![]() |
Những lúc rảnh rỗi Nga lại ngồi ôm gối nhìn bức tranh tường, nhớ mẹ và khóc |
Lỗi tại ai? Tại đứa trẻ sớm ham mê trò chơi điện tử rồi lén lút ăn cắp tiền của dì? Tại người cha biết con mình sai nhưng không chịu khuyên bảo, trái lại còn xúc phạm, nhục mạ vợ và xúi giục con trai mình chống lại mẹ kế, đỉnh điểm là việc thách thức vợ giết con mình? Tại người mẹ trẻ trong một phút cùng quẫn đã có hành động dã man không thể tha thứ được là dùng búa đập vào con trai riêng của chồng cho đến khi cháu ngất đi?
Luật pháp đã có câu trả lời thỏa đáng nhưng mãi mãi trong cuộc đời hai đứa trẻ, nỗi ám ảnh về nhát búa oan nghiệt trong đêm vắng và những lời nhục mạ lẫn nhau giữa cha và mẹ sẽ còn dai dẳng. Chúng sẽ lớn lên với một vết gợn buồn trong tâm hồn mà không gì có thể tẩy xóa được. * Không đặt trẻ em đằng sau mọi việc Theo báo cáo của Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an tại Hội thảo phòng, chống xâm hại trẻ em do Bộ LĐ,TB&XH tổ chức vào tháng 8/2008, trong vòng 3 năm trở lại đây, số vụ xâm hại, bạo lực đối với trẻ em được phát hiện trong gia đình đã tăng gấp 3 lần, trong cộng đồng tăng 7 lần và trong trường học tăng đến 17 lần. Tuy nhiên, trong thực tế số vụ việc xâm hại, bạo lực, ngược đãi trẻ em có thể còn cao hơn nhiều vì không được gia đình tố cáo đối tượng phạm tội.
Còn theo điều tra nghiên cứu tư vấn của Sở LĐ,TB &XH Quảng Trị, qua phỏng vấn 4 câu chuyện đối với trẻ em và 5 câu chuyện đối với người lớn cho thấy nhận thức về phòng, chống xâm hại trẻ em của người lớn vẫn còn rất hạn chế. 120/180 người lớn được phỏng vấn đều trả lời theo nếp nghĩ cũ: "Thương cho roi cho vọt". Do thiếu kiến thức về xâm hại trẻ em nên nhiều khi chính người thân của trẻ như cha mẹ, họ hàng, thầy cô và bạn bè lại là người gây nhiều hành vi xâm hại trẻ nhất mà không biết rằng mình đã và đang có hành vi xâm hại đến con mình.
Những đứa trẻ bị xâm hại, về mặt thể chất, các em có thể bị mang thương tật suốt đời, có thể chậm phát triển về vận động, giao tiếp, nhận thức, phát triển ngôn ngữ. Về hành vi, các em thường cảm thấy thiếu tự tin, không nhìn thẳng khi giao tiếp, có thể thẹn thùng, ít tò mò khám phá mọi vật xung quanh, sống phụ thuộc, thụ động, cô lập. Về tâm lý, trẻ bị xâm hại không nhìn vào chính bản thân mình và nghi ngờ những người xung quanh. Các em thường có những triệu chứng rối loạn về tâm lý, xu hướng chối bỏ, tự kỷ, cực đoan và cảm thấy mất mát.
Theo ông Hoàng Văn Thông, Phó Giám đốc Sở LĐ,TB & XH Quảng Trị, để đảm bảo cho mọi trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, đạo đức thì cần đặt vấn đề xâm hại trẻ em là vấn đề ưu tiên để thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phòng chống bạo lực gia đình. Xây dựng một môi trường thân thiện với trẻ em để "trẻ em được sống và phát triển" và đặc biệt là không đặt trẻ em đằng sau mọi việc. Người ta thường nói, gia đình là cái nôi hình thành nhân cách của mỗi người. Bởi vậy, mọi hành vi bạo lực trong gia đình, dù là xảy ra giữa những người làm cha, làm mẹ hay đối với trẻ, đều tạo nên một vết hoen ố trong tâm hồn thơ ngây, trong trắng của các em. Nó như một dị tật sẽ đeo đẵng mãi trong suốt cuộc đời các em. Rất nhiều em vì ảnh hưởng những hành vi bạo lực gia đình thuở ấu thơ nên khi lớn lên các em lại trở thành những người gây ra hành vi bạo lực mà chính các em cũng không thể kiểm soát nổi, nhiều em khác thì sớm sa vào các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật hoặc bị lợi dụng. Hãy dành cho trẻ em những gì tốt đẹp nhất - thông điệp đó không chỉ được thể hiện bằng những chiếc áo đẹp, những miếng ăn ngon, những món đồ chơi đắt tiền... mà theo chúng tôi, trước hết hãy mang đến cho các em một mái ấm gia đình đúng nghĩa, không có những hành vi bạo lực, để những đôi mắt trẻ thơ của Phong, của Đức, của Nga... không phải sớm mang một nỗi buồn u uất đến vậy. Bài và ảnh: THÚY AN
QTO - Chiều 15/7, đoàn công tác Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam do Trung tướng Phạm Trường Sơn, Phó Tổng tham mưu trưởng làm trưởng đoàn đến...
QTO - Thông tin từ Sở Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) cho biết: Từ 8 giờ ngày 16/7, sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của các thí sinh đăng ký dự...
Từ 15 giờ 15 phút chiều 15/7, Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) sẽ chính thức công bố phổ điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 - dữ liệu quan trọng giúp thí sinh dự đoán khả năng đỗ...
Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) vừa tổ chức lễ công bố các tiện ích trên VNeID và một số nội dung học liệu trên nền tảng bình dân học vụ số.
QTO - Hình thành cách đây khoảng 20 năm, nghề hấp cá xuất khẩu ở xã Cửa Việt mang lại thu nhập khá cao cho các cơ sở chế biến và tạo sinh kế ổn định cho...
QTO - Thông tin từ Dự án PeaceTrees VietNam Quảng Bình sáng 14/7 cho biết, Đội Đa nhiệm vụ MTT1 đã xử lý an toàn quả bom nặng 227kg tại xã Phong Nha, tỉnh...
QTO - Những ngày này, trên tuyến cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ, mặc dù công nhân, kỹ sư và máy móc đang tất bật thi công các hạng mục nhưng xe tải nặng, xe...
Đề án: “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010” và phát triển Trung tâm học tập cộng đồng là một chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ. Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ...
Chúng tôi vượt gần 40 km bằng xe máy từ thị trấn Khe Sanh đến thôn Coóc, xã Hướng Linh, Hướng Hoá để tìm gặp chàng trai dân tộc Vân Kiều bị mù do nhiễm chất độc da cam. Một...
(QT) - Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, năm 2008, thị xã Quảng Trị đã triển khai thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng quỹ "Ngày vì người nghèo". Ngay từ đầu...
(QT) - Nhằm giúp cho bà con nông dân trên địa bàn huyện có điều kiện tiếp cận với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp nông thôn; học tập các kiến...
(QT) - Quảng Trị là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về tai nạn thương tích do bom mìn và 30% số nạn nhân là trẻ em. Hiện nay đã có 60 trường tiểu học của tỉnh Quảng...