Cập nhật: Thứ 5, 21/03/2013 | 13:03 GMT+7

Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: Quyền con người trong Hiến pháp sửa đổi

(QT) - Hiến pháp năm 1992 sửa đổi lần này được bổ sung thêm nhiều yếu tố về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, đặc biệt đã có sự phân định rõ hơn “quyền con người” và “quyền công dân”. Các ý kiến tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 gửi về UBMTTQVN tỉnh Quảng Trị tập hợp đã đóng góp nhiều vấn đề thiết thực, góp phần hoàn thiện Chương II của bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong Chương II “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, có ý kiến cho rằng Dự thảo đã đề cao các quyền này so với Hiến pháp hiện hành. Có ý kiến đề nghị làm rõ khái niệm “quyền mọi người” và khái niệm “quyền công dân” và ghép Điều 21 vào điểm 1 của Điều 17 để đầy đủ nghĩa hơn. Nên thêm một Điều vào Chương II với nội dung: “Mọi người có nghĩa vụ bảo vệ của công và sử dụng của công đúng mục đích, không được xâm phạm của cải nhà nước”. Điều 15, có ý kiến đề nghị tại mục 1 nên bỏ đoạn: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, vì cho rằng Hiến pháp này là của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nên không cần nêu lại. Có ý kiến tham gia vì sao Điều 15, điểm 2 không khẳng định mà nói ước lệ: “chỉ có thể bị giới hạn”, đề nghị sửa lại: “bị giới hạn vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng”. Tại Điều 16, có cử tri đề nghị bổ sung từ “ai” sau từ “ không” ở khổ 2, để thành cụm từ “Không ai được...”, thêm cụm từ “hợp pháp” thành câu: “Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền hợp pháp của người khác”. Trong Điều 18, mục 2 có câu: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác...”, diễn đạt như vậy là chưa khẳng định mà cần sửa lại là: “Công dân Việt Nam không bị trục xuất...”. Nhiều ý kiến đề nghị ghép chung Điều 21 và Điều 22 vì cho rằng nội dung Điều 21 chỉ nêu: “Mọi người có quyền sống” quá đơn lẻ. Điều 18, mục 1: “Công dân nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”, đề nghị nếu công dân Việt Nam có 2 Quốc tịch khác nhau, Hiến pháp cần có quy định rõ. Mục 2 nêu: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam, giao nộp cho Nhà nước khác”, nếu như vậy thì sự hợp tác Quốc tế trong phòng chống tội phạm thực hiện như thế nào? Bổ sung cụm từ : “theo Hiến pháp và pháp luật” vào cuối cụm từ: “Mọi người có quyền sống” ở Điều 21. Nhiều cử tri đề nghị thêm vào Điều 21: Mọi người có quyền sống “trừ những người bị tòa án tuyên án tử hình và bị Chủ tịch nước bác đơn ân giảm”, thêm vào ý “và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” sau cụm từ “mọi người có quyền sống", bổ sung cụm từ "mọi người có quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng, quyền dân chủ, quyền mưu cầu hạnh phúc". Đề nghị bổ sung thêm cụm từ “trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật cho phép” vào cuối khổ 2 khoản 1, Điều 23 thành câu: “không được phép thu nhập, lưu giữ, sử dụng và phổ biến thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác nếu không được người đó đồng ý”, thêm cụm từ “trừ trường hợp đặc biệt được pháp luật cho phép” để phục vụ cho công tác điều tra của cơ quan chức năng. Nên ghép nội dung mục 1, Điều 22 vào mục 1 Điều 23 thành câu: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Điều 22, khoản 2 ghi: “Nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người”, chỉ cần diễn đạt: “Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người” là đủ. Điều 25, mục 1: đề nghị bỏ cụm từ “theo hoặc không theo một tôn giáo nào”, điều chỉnh lại thành câu: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Đối với quy định độ tuổi công dân có quyền tham gia ứng cử vào đại biểu Quốc hội, HĐND các cấp ở Điều 28, nhiều ý kiến đề nghị nâng độ tuổi lên 22 tuổi, vì theo thực trạng nền giáo dục nước ta hiện nay, học sinh 18 tuổi mới tốt nghiệp PTTH và 22 tuổi mới tốt nghiệp Đại học, nếu quy định như vậy thì khi tham gia ứng cử vào ĐBQH, HĐND tiêu chuẩn chưa đảm bảo. Đề nghị bỏ cụm từ “ công khai, minh bạch” chỉ để cụm từ “tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân” tại Điều 29, khoản 2. Quy định như vậy là đã xác định rõ trách nhiệm của nhà nước đối với ý kiến, kiến nghị của công dân, không cần thiết phải quy định trong Hiến pháp. Mục 2 bỏ cụm từ “tạo điều kiện để công dân” thay vào đó là: “đảm bảo quyền làm chủ của công dân trên các lĩnh vực”; nên tách câu: “Người làm trái pháp luật trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, điều tra, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật” thành khoản 5, Điều 32. Ở Điều 34, mục 1 ghi: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh” là chưa rõ ý, nên nói rõ trong phạm vi pháp luật quy định. Cần giữ nguyên cụm từ trong Hiến pháp 1992: “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những công dân tốt. Con, cháu có bổn phận kính trọng và chăm sóc ông bà, cha mẹ” ở Điều 39, quy định như vậy cho phù hợp với truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam. Cần bỏ cụm từ “công dân” thay vào đó cụm từ “mọi người” tại Điều 41, khoản 1 vì việc được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe là quyền của mọi người, nếu quy định như vậy thì chưa phù hợp. Nhiều ý kiến đề nghị Điều 42 bổ sung cụm từ: "Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề phù hợp", để thể hiện tính ưu việt của chế độ và thực hiện chính sách an sinh xã hội theo quan điểm của Đảng và Nhà nước ta. THANH TRÚC (lược ghi)



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

POWERED BY
Việt Long