{title}
{publish}
{head}
Ông VÕ VĂN TÌNH - Phó Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn
-Đề nghị ông cho biết, thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Quảng Trị (Agribank Quảng Trị) đã triển khai những hoạt động nổi bật nào để góp phần thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” trên địa bàn tỉnh?
-Thời gian qua, trên cơ sở bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank, chính quyền địa phương và diễn biến thị trường, Agribank Quảng Trị đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp giúp tăng khả năng tiếp cận vốn cho khách hàng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp từng bước vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh, đưa Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” vào cuộc sống.
Là ngân hàng thương mại 100% vốn nhà nước, Agribank chủ đạo, chủ lực phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Sứ mệnh “tam nông” luôn gắn với hoạt động của Agribank trong suốt 36 năm hình thành và phát triển.
Tại tỉnh Quảng Trị, Agribank Quảng Trị là ngân hàng chủ lực trên địa bàn về thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn và triển khai hiệu quả các chương trình tín dụng chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Trên cơ sở bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và chỉ tiêu, kế hoạch kinh doanh của đơn vị, hằng năm, Agribank Quảng Trị đã xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều giải pháp triển khai thực hiện cho vay nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về “Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn”, Nghị quyết 100/2022/NQ-HĐND ngày 9/12/2022 về “Ban hành quy định chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022 - 2025”.
Tính đến ngày 31/3/2024, tổng nguồn vốn huy động của Agribank Quảng Trị đạt 14.983 tỉ đồng, tăng 243 tỉ đồng so với đầu năm; tổng dư nợ cho vay đạt 15.836 tỉ đồng, tăng 123 tỉ đồng so với đầu năm (trong đó, cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 10.070 tỉ đồng, chiếm 64% tổng dư nợ). Cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn tại Agribank Quảng Trị tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2023 là 18,6%.
Bên cạnh việc cho vay trực tiếp đến hộ sản xuất nông - lâm -ngư nghiệp, Agribank Quảng Trị còn chủ động nghiên cứu triển khai nhiều cách làm hiệu quả thông qua việc phối hợp tốt với các tổ chức đoàn thể như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ để cho vay đến các thành viên của hội.
Tính đến ngày 31/3/2024, Agribank Quảng Trị cùng các cấp hội thành lập được 364 tổ vay vốn với 11.925 thành viên, tổng dư nợ cho vay qua tổ đạt gần 1.458 tỉ đồng.
Các cấp hội đã trở thành “cánh tay nối dài” tin cậy của Agribank Quảng Trị mang nguồn vốn tín dụng và các dịch vụ tiện ích đến với nông dân, giúp người dân tiếp cận được nguồn vốn nhanh, dễ dàng để đầu tư sản xuất, kinh doanh, phát triển trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...
Trong đầu tư vốn cho lĩnh vực “tam nông” nói chung, Agribank Quảng Trị đã chú trọng đầu tư vốn cho ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững và hiệu quả. Quan tâm đẩy mạnh cho vay các ngành hàng chủ lực gắn với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của tỉnh, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
Nông thôn vùng Đông Triệu Phong ngày càng khởi sắc -Ảnh: Đ.T
Trong thời gian qua, Agribank Quảng Trị đã tích cực triển khai các chương trình hỗ trợ lãi suất giúp tăng khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của doanh nghiệp và người dân như: Chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của khách hàng, trong đó, ưu tiên các lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy, hải sản, nghề muối, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
Chương trình tín dụng ưu đãi tài trợ khách hàng xuất, nhập khẩu, áp dụng cho doanh nghiệp thực hiện sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, nhập khẩu (xuất khẩu gạo, thịt, thủy sản, cà phê, nông sản, đồ thử công mỹ nghệ...; nhập khẩu đồ uống, phân bón, máy móc thiết bị, xăng dầu, hóa mỹ phẩm, vật liệu xây dựng...).
Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho lĩnh vực lâm sản, thủy sản dành cho các pháp nhân, cá nhân có dự án/phương án phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh lĩnh vực lâm sản và thủy sản; Chương trình tín dụng ưu đãi đối với khách hàng OCOP đối với khách hàng cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất, sản phẩm OCOP (sản phẩm thực phẩm, sản phẩm đồ uống, sản phẩm từ dược liệu, sản phẩm thủ công mỹ nghệ).
Chương trình cho vay tiêu dùng ưu đãi lãi suất đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng để phục vụ nhu cầu đời sống; Chương trình cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh...
Có thể nói, Agribank Quảng Trị đã nỗ lực, bền bỉ đưa các chính sách tín dụng ưu đãi đến với người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, mang đến cho người dân cơ hội được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp người dân làm giàu trên mảnh đất quê hương mình.
- Được biết, “chủ động tháo gỡ khó khăn, tiếp vốn kịp thời cho khách hàng” đó là phương châm hành động của Agribank Quảng Trị trong năm 2024. Nhân dịp này, đề nghị ông cho biết phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2024, nhằm giúp khách hàng tiếp cận với các gói ưu đãi thuận lợi nhất, đồng thời góp phần tăng trưởng tín dụng an toàn hiệu quả.
- Có thể thấy những chính sách, giải pháp quyết liệt của Chính phủ từ trong năm 2023 đã có những dấu hiệu tích cực, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước ổn định, cầu tín dụng có xu hướng cải thiện, mặt bằng lãi suất huy động duy trì ở mức thấp... là những tín hiệu khả quan cho phép Agribank Quảng Trị tự tin bước vào một chu kỳ kinh doanh mới 2024.
Với mục tiêu giúp người dân và doanh nghiệp gia tăng khả năng tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để từng bước vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển hoạt động kinh doanh, ngay từ đầu năm, Agribank Quảng Trị đã tích cực triển khai các chương trình tín dụng ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp để khuyến khích, hỗ trợ khách hàng. Một số chương trình tín dụng ưu đãi nổi bật như sau:
Chương trình tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP với lãi suất ưu đãi thấp hơn tối đa 2,0%/năm so với sàn lãi suất cho vay của Agribank đối với sản phẩm OCOP từ 3 - 5 sao;.
Chương trình cho vay tiêu dùng dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng để phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất ưu đãi thấp hơn tối đa 2,5%/ năm so với sàn lãi suất cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của Agribank.
Chương trình cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh dành cho khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi thấp hơn tối đa 2,0%/năm so với sàn lãi suất cho vay thông thường dành cho khách hàng cá nhân của Agribank;
Chương trình cho vay ưu đãi tài trợ dự án đầu tư dành cho khách hàng doanh nghiệp đang vay vốn tại Agribank hoặc các tổ chức tín dụng khác để thực hiện dự án, mua lại dự án, bù đắp chi phí đầu tư dự án hoặc dự án đã hoàn thành, đi vào hoạt động với lãi suất bằng lãi suất cố định năm đầu tiên chỉ từ 6,0%/năm dành cho các khoản vay trung, dài hạn.
Chương trình cho vay ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa để bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh với lãi suất ưu đãi thấp hơn tối đa 1,0 - 1,5%/năm so với sàn lãi suất cho vay thông thường của Agribank;
Trong thời gian tới, Agribank Quảng Trị sẽ chủ động cải tiến, đơn giản hóa thủ tục, quy trình cho vay để nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của khách hàng.
Đồng thời, chủ động triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng có hiệu quả gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, hướng dòng vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên, phục vụ cho các động lực tăng trưởng nền kinh tế - xã hội tại địa phương, khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông nghiệp, nông thôn. Chủ động và tích cực tuyên truyền kịp thời, rõ ràng, đầy đủ, chính xác về các chính sách, sản phẩm, dịch vụ của Agribank để giúp người dân, doanh nghiệp hiểu rõ.
Agribank Quảng Trị đã, đang và sẽ tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng tại khu vực nông thôn, quyết tâm cùng ngành ngân hàng và chính quyền địa phương triển khai hiệu quả các nhiệm vụ thực hiện đưa Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vào cuộc sống; chủ động sẵn sàng các giải pháp để củng cố, tăng cường vị trí truyền thống, kiên định sứ mệnh “tam nông”, ưu tiên nguồn lực phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, để nông nghiệp, nông dân, nông thôn thực sự là cơ sở, lực lượng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị.
-Xin cảm ơn ông!
Đào Tâm Thanh (thực hiện)
QTO - Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải...
QTO - Nhờ chủ động vượt khó trong sản xuất, ở khu vực miền núi huyện Vĩnh Linh ngày càng nhiều hộ dân thử nghiệm thành công những cây trồng, vật nuôi mới,...
QTO - Việc quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) ngày càng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, khi lực lượng kiểm lâm ngày càng mỏng nhưng diện tích rừng nhiều,...
QTO - Thành phố Đông Hà hiện có 20 trường mầm non gồm 11 trường công lập và 9 trường tư thục; 15 trường tiểu học, trong đó có 12 trường tổ chức bán trú với...
QTO - Để đảm bảo cung cấp điện cho các công trình, dự án trọng điểm và tại các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), ngành điện ưu tiên nguồn vốn...
QTO - Thời gian qua, nhất là sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 36 ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền...
QTO - Nhờ lợi thế về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên thiên nhiên biển dồi dào, tỉnh Quảng Trị quyết tâm trở thành địa phương mạnh về biển, giàu lên từ...
QTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 43 tổ tự quản tàu thuyền an toàn. Đến nay, các tổ tự quản tàu thuyền an toàn đã tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhau...
QTO - Đến đầu tháng 10 năm nay, huyện đảo Cồn Cỏ sẽ kỷ niệm 20 năm thành lập (2004 - 2024). 20 năm đã trôi qua, từ một “đảo lính” có vị trí chiến lược...
QTO - Khu vực ven biển tỉnh Quảng Trị có vị trí đặc biệt quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế-xã hội bao gồm Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và...
QTO - Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được thành lập năm 2015 tại Quyết định số 42/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đây là khu kinh tế biển đa ngành,...
QTO - Những ngày qua, nhiều chủ tàu, thuyền trưởng tàu cá xa bờ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hết sức bức xúc do không thể ra khơi đánh bắt, gây thiệt hại...