{title}
{publish}
{head}
QTO - Gio An thuộc vùng Tây Gio Linh, khi xưa là nơi có địa hình thâm sâu, rừng rậm, giao thông đi lại khó khăn nên thuận lợi cho các hoạt động bí mật xây dựng lực lượng cách mạng. Vì vậy, cấp trên đã chọn Gio An, đặc biệt các thôn Gia Bình, An Nha, An Hướng làm vùng chiến khu cách mạng, nơi diễn ra nhiều cuộc họp bí mật vô cùng quan trọng của Tỉnh ủy Quảng Trị và Huyện ủy Gio Linh nhằm triển khai đường lối đấu tranh cách mạng.
Người dân Gio An ôn lại câu chuyện những ngày cha ông mình chuẩn bị khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Ảnh: T.L |
Tháng 8 mùa thu, chúng tôi trở về Gio An để được nghe nhiều câu chuyện đấu tranh lập nước, giữ nước. Gio An bây giờ là vùng đất trù phú, xanh mát mắt của ruộng đồng và những vườn cây trái lâu năm. Cờ đỏ sao vàng tung bay rợp trời. Nhiều gia đình bàn nhau chuẩn bị mổ heo, bò ăn mừng lễ Quốc khánh. Cụ Nguyễn Thừa năm nay 90 tuổi ở làng An Nha minh mẫn, nhớ như in những ngày bố mẹ mình làm cơ sở nuôi giấu cán bộ hoạt động bí mật chuẩn bị lực lượng cho Đảng.
Đó là những năm 1939 - 1940, các gia đình ở xóm chợ An Nha được chọn là những địa điểm hoạt động bí mật tin cậy của cách mạng. Trong nhà ông Nguyễn Khoa, là ông nội của ông Thừa, có một cây khế lớn, dân làng thường đến thăm nhau rồi bày các trò chơi dân gian chơi thú vị. Lợi dụng người dân thường xuyên vào ra vui chơi cũng là cách ông Khoa che mắt quân Pháp và bọn chỉ điểm để nuôi giấu cán bộ cách mạng. Ông Thừa vẫn nhớ rõ tên các cán bộ hoạt động bí mật đó là các ông, bà Lê Chưởng, Trần Công Khanh, Trần Thị Biền, Bùi Trung Lập…
Thời gian này, bộ máy tổ chức của thực dân Pháp và phong kiến được củng cố tăng cường từ tỉnh về thôn, chúng tổ chức nhiều cuộc đàn áp, khủng bố, dân làng bị bắt bớ, tra tấn tù đày nhằm làm lung lay cơ sở cách mạng. Ngày 15/11/1940, Bí thư Huyện ủy Gio Linh Bùi Trung Lập đang in truyền đơn tại nhà ông Trịnh Điền ở làng An Nha thì bị mật thám vây bắt. Để giải cứu, Chi bộ An Nha giao cho quần chúng tốt là ông Nguyễn Quỳ và bà Hà Thị Tròn làm nghề bán bún ở chợ An Nha nghiên cứu giải thoát. Hai người bàn nhau tổ chức bữa cơm thịnh soạn mời lính gác ăn nhậu no say. Thừa lúc ấy, hai người cắt dây giúp ông Bùi Trung Lập trốn thoát. Sau đó ông Quỳ và bà Tròn bị Pháp bắt giam.
Là căn cứ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, người dân Gio An rải tuyền đơn, treo khẩu hiệu phản đối tăng sưu cao, thuế nặng của thực dân, phong kiến. Cuộc bãi thị rải tuyền đơn ở chợ An Nha phát triển rầm rộ, gây tiếng vang lớn, địch biết có tổ chức nên tập trung lực lượng đàn áp, vây bắt nhiều cán bộ cốt cán như: Lâm Đại (Lâm Công Đại), Trịnh Điền, Nguyễn Quang Lệ, Phạm Đạm, Lâm Công Tùy, Nguyễn Viên Nậy… Không nao núng, những cơ sở cách mạng còn lại được an toàn vẫn tiếp tục hoạt động. Căn cứ cách mạng Gio An luôn là nơi nuôi dưỡng, phục vụ, bảo vệ cán bộ và nơi làm việc an toàn diễn ra nhiều cuộc họp bí mật của Xứ ủy Trung Kỳ, Tỉnh ủy Quảng Trị, Huyện ủy Gio Linh, xứng đáng là vùng đất kiên trung với cách mạng.
Ông Nguyễn Trường Cẩm, nguyên Chủ tịch UBND xã Gio An cho biết, tháng 5/1941, Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị mở rộng tại núi Rau Khoai, miền Tây Gio Linh nhằm kiểm điểm tình hình trong tỉnh và bàn kế hoạch củng cố Đảng bộ sau các đợt khủng bố của địch, phát triển các tổ chức đoàn thể quần chúng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân tham gia ủng hộ cách mạng. Hội nghị quyết định xuất bản tờ báo Cứu quốc, làm cơ quan tuyên truyền, cổ động của Đảng bộ tỉnh. Lúc bấy giờ ở các làng Gia Bình, An Nha, An Hướng nhiều người dân ủng hộ tiền bạc giúp Mặt trận Việt Minh kháng chiến.
Ông Lâm Công Lũy ở làng Gia Bình vận động bà nội mình ủng hộ Việt Minh mấy gánh bạc để bán lấy tiền in báo. Lúc bấy giờ cơ quan in ấn báo Cứu quốc đặt tại làng Gia Bình phát hành mỗi số 300 bản. Báo Cứu quốc được bí mật giao cho cán bộ cách mạng mang theo làm hành trang hoạt động. Việc xuất bản và phát hành kịp thời báo Cứu Quốc của Tỉnh ủy có tác dụng lớn trong việc tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, kêu gọi Nhân nhân tiếp tục đứng lên đấu tranh đánh thực dân Pháp và phong kiến, giành độc lập dân tộc.
Bước vào những năm 1944 -1945, tình hình cách mạng có nhiều diễn biến mới, thuận lợi cho công việc chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Tại hội nghị mở rộng Tỉnh ủy vào tháng 4/1945, đồng chí Bùi Trung Lập được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Sau hội nghị này, Ủy ban Việt Minh từ làng đến xã được thành lập, hoạt động theo chương trình Việt Minh của tỉnh.
Khi thời cơ cách mạng cả nước cũng như của tỉnh chín muồi, hội nghị toàn tỉnh được triệu tập nhằm thống nhất lực lượng cách mạng và bàn công việc khởi nghĩa, quyết định tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn tỉnh từ 21 - 25/8/1945. Đồng chí Bùi Trung Lập chỉ đạo trực tiếp khởi nghĩa tại huyện Gio Linh. Khắp nơi trong tỉnh Quảng Trị thời gian ấy đều dấy cờ khởi nghĩa và giành thắng lợi. Sáng 23/8/1945, cùng với Nhân dân các vùng đồng bằng, Nhân dân miền Tây Gio Linh, trong đó có xã Gio An đã ào ạt tiến về huyện lỵ Gio Linh, chiếm huyện đường. Đúng 8 giờ ngày 23/8/1945, Ủy ban Khởi nghĩa tổ chức mít tinh chào mừng sự kiện ý nghĩa trọng đại.
Phát huy truyền thống cách mạng, suốt 30 năm kháng chiến chống đế quốc Pháp, Mỹ để giành độc lập dân tộc, người dân Gio An không lúc nào nao núng, luôn hướng về phía trước, xứng đáng là pháo đài mẫu mực. Chủ tịch UBND xã Gio An Nguyễn Văn Song cho biết, nối tiếp truyền thống tốt đẹp của cha ông, thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục phấn đấu công hiến, góp sức xây dựng quê hương, đất nước. Năm 1994, Đảng bộ và Nhân dân của xã vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; năm 2014 vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2016 đón nhận chứng nhận xã nông thôn mới.
Đời sống kinh tế hiện nay của người dân chủ yếu nông nghiệp, dịch vụ- thương mại, trung bình thu nhập đầu người hơn 40 triệu đồng/năm. Tiêu biểu xã có nhiều mô hình phát triển kinh tế lớn như nuôi bò nhốt, sản xuất giống hồ tiêu, nhiều gia trại lớn trồng cây công nghiệp lâu năm được các địa phương đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển. Học sinh con em của xã thi đỗ đạt vào nhiều trường đại học lớn trên cả nước. Để phát huy sự nghiệp giáo dục và đào tạo, UBND xã kêu gọi các nhà hảo tâm ủng hộ, tổ chức được quỹ khuyến học trị giá 1 tỉ đồng, gửi ngân hàng lấy lãi để đầu mỗi năm học tổ chức trao thưởng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, tiếp thêm động lực cho các em đến trường.
Tú Linh
Thôn An Khê nằm về phía Tây của huyện Gio Linh. Trong những năm tháng kháng chiến chống đế quốc Pháp và Mỹ, người dân An Khê đã chịu bao đau thương mất mát, ...
Phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đặc biệt là từ cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào mùa thu Tháng Tám năm 1945, xã Gio Mai, huyện Gio Linh ...
Xã Gio An, huyện Gio Linh tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới đã đạt được; đồng thời có những cách làm sáng tạo để xây dựng các ...
Trở lại vùng quê cách mạng xã Trung Hải, huyện Gio Linh nhân kỷ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, chúng tôi cảm nhận rất rõ sinh khí mới nơi ...
Phát huy những thắng lợi đã đạt được trong các thời kỳ cách mạng (1930 - 1931; 1936 - 1939), dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, phong trào đấu tranh cách ...
Ông Trương Quang Phiên, người làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, từng có thời gian dài giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Quảng Trị ...
Vẫn còn trong ánh hồi quang soi chiếu từ quá khứ chưa xa của nhiều già làng người đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô là bao lần băng rừng, lội suối gùi ...
Vào đầu tháng 4/2000, nhân dịp kỷ niệm 25 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam tổ chức cuộc gặp gỡ đại biểu “Đội ...
QTO - Với mong muốn giúp các bệnh nhân ung thư có thêm sự tự tin, lạc quan hơn trong cuộc sống, chị Ngô Thị Thúy Hằng (sinh năm 1991), ở xã Vĩnh Giang,...
QTO - Sáng nay 21/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị hội nghị sơ kết học kỳ 1, triển khai nhiệm vụ học kỳ 2 năm học 2024-2025.
QTO - Với lòng tôn kính và biết ơn, hàng chục năm qua, hàng trăm gia đình đồng bào dân tộc Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh đã lập bàn thờ Bác Hồ...
QTO - Thực hiện đề án “Hỗ trợ xóa nhà ở tạm bợ cho hộ nghèo tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2021 - 2025”, thông qua sự kết nối, kêu gọi, vận động của Ủy ban MTTQ...
QTO - Xác định công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ quan trọng trong công tác vận động Nhân dân nên thời gian qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP....
QTO - Kiểm tra, giám sát (KTGS) của công đoàn là nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn mỗi cấp, nhằm đảm bảo thực hiện điều lệ, nghị quyết và các quy định...
(QTO) - “Cán bộ công đoàn phải thể hiện được cái tâm, đặt cái tâm vào công việc, lắng nghe, cảm nhận được những trăn trở, tâm tư, khó khăn của đoàn viên để đồng hành, chia sẻ...
QTO - Thời gian qua, công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên (BHYT HSSV) nhận được sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị. BHXH tỉnh đã tích...