Cập nhật: Thứ 7, 13/11/2010 | 02:54 GMT+7

Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình và cá nhân quản lý là cách tốt nhất để bảo vệ rừng

* Đồng chí KHỔNG TRUNG, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn - Đề nghị đồng chí cho biết yêu cầu bức thiết phải tiến hành giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn và hộ gia đình quản lý và bảo vệ? - Rừng tự nhiên (RTN) ở Quảng Trị hiện có 134.977,0 ha, chủ yếu tập trung ở hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông. Rừng đặc dụng 56.326 ha, rừng phòng hộ 12.555 ha do nhà nước quản lý và rừng do xã quản lý 41.266 ha chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống KT-XH, phòng hộ, môi trường của tỉnh. Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đã được các cấp chính quyền, ban ngành liên quan quan tâm, RTN đã được phục hồi và phát triển. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ rừng (BVR) vẫn còn những thách thức, đó là RTN luôn bị xâm hại mà nguyên nhân chính do đời sống của nhân dân sống ở trong rừng và ven rừng còn nhiều khó khăn, cuộc sống của họ luôn gắn với rừng, nhu cầu lâm sản ngày càng lớn, rừng không có chủ thực sự.

Rừng phòng hộ đầu nguồn ở Hướng Hóa cần được bảo vệ tốt. Ảnh: H.V.A

Trước thực trạng trên, với nhận thức rừng phải có chủ thực sự mới quản lý bảo vệ có hiệu quả, trên cơ sở của Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ, năm 2005, Chi cục Kiểm lâm (KL) tỉnh đã xây dựng đề án giao RTN cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình và cá nhân quản lý và hưởng lợi lâu dài đã được UBND tỉnh đồng ý cho triển khai đề án và chỉ đạo Chi cục KL tổ chức giao thí điểm RTN tại huyện Đakrông và Hướng Hóa. - Các chính sách giao rừng cụ thể là gì, thưa đồng chí? - Chính sách giao rừng cụ thể là: Đối tượng giao rừng là cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình và cá nhân có hộ khẩu tại địa phương. Đối tượng rừng để giao là rừng sản xuất và rừng phòng hộ ít xung yếu do UBND xã quản lý. Hạn mức giao rừng đối với cộng đồng thôn thì căn cứ vào phương án giao rừng đã được phê duyệt, còn đối với hộ gia đình và cá nhân thì giao không quá 30 ha. Thời hạn giao là 50 năm. Chính sách hưởng lợi căn cứ vào lượng tăng trưởng của rừng để hưởng lợi (Rừng nghèo kiệt hưởng 95% phần tăng trưởng, rừng phục hồi hưởng 90%, rừng nghèo hưởng 85%, rừng trung bình hưởng 75%, rừng giàu hưởng 50%). - Đồng chí cho biết công tác giao rừng được triển khai cụ thể như thế nào? - Sau khi được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, Chi cục KL tổ chức tại Hướng Hóa và Đakrông các lớp tập huấn về nghiệp vụ giao RTN cho các tổ công tác và chính quyền xã, thôn đăng ký nhận rừng. UBND hai huyện mở hội nghị và xây dựng kế hoạch giao RTN. Huyện Đakrông thành lập BCĐ do đồng chí Phó chủ tịch làm trưởng ban và các phòng, ban chức năng của huyện, UBND xã tham gia thành viên. Ở Hướng Hóa thành lập tổ công tác do Hạt KL làm tổ trưởng và các phòng, ban chức năng của huyện, UBND xã tham gia thành viên. Việc tổ chức thực hiện được triển khai thống nhất từ tỉnh xuống huyện và các xã. Sự phối kết hợp giữa các ban, ngành liên quan trên địa bàn huyện, xã bước đầu đãtích cực thực hiện. Sau khi có kế hoạch giao rừng, các bước giao rừng được thực hiện như sau: Tổ chức họp các đại diện xã phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách giao rừng, thành lập hội đồng và tổ công tác giao rừng của xã. Tiến hành thu thập các số liệu cơ bản của thôn. Tổ chức họp thôn tuyên truyền và hướng dẫn cho cộng đồng thôn và hộ gia đình làm đơn xin giao rừng. Sau khi nhận đơn, UBND xã kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao để bảo đảm các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật; xác nhận và chuyển đơn xin giao rừng của cộng đồng thôn, hộ gia đình đến Hạt KL. Công tác điều tra tài nguyên rừng được tiến hành phân chia lô, lập ô đo đếm thực hiện bằng phương pháp đơn giản để người dân dễ hiểu và nhận biết trong quá trình xác định trữ lượng của khu rừng được giao. Từ kết quả điều tra số liệu cơ bản của thôn và tài nguyên rừng, tổ công tác tiến hành xây dựng phương án giao rừng tổ chức họp thôn lần 2 lấy ý kiến, cam kết của cộng đồng, hộ gia đình để UBND xã trình HĐND xã thông qua. Hạt KL huyện sau khi nhận được đơn của cộng đồng, hộ gia đình tiến hành kiểm tra xác định tại thực địa và thẩm định hồ sơ khu rừng sẽ giao rồi lập tờ trình kèm theo hồ sơ trình UBND huyện xem xét, quyết định giao rừng. UBND huyện sau khi nhận được tờ trình hồ sơ giao rừng xem xét quyết định giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình. Sau khi có Quyết định giao rừng của Chủ tịch UBND huyện, UBND xã và Hạt KL tiến hành tổ chức việc bàn giao rừng cho cộng đồng thôn, hộ gia đình. Trình tự thủ tục tổ chức các bước giao rừng có sự tham gia của người dân nên việc giao rừng hợp lý không có sự tranh chấp, mâu thuẫn giữa các hộ gia đình và cộng đồng thôn; hồ sơ giao rừng được lưu trữ tại các cộng đồng thôn, hộ gia đình, xã, Hạt KL huyện. - Kết quả sau 5 năm thực hiện giao rừng như thế nào, thưa đồng chí? - Sau 5 năm triển khai thực hiện (2005-2010), trên địa bàn hai huyện đã tổ chức giao 4.615,2ha RTN cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý và bảo vệ. Cộng đồng sau khi được giao rừng đã triển khai ngay các hoạt động quản lý BVR như: Thành lập BQL rừng cộng đồng và tổ tuần tra BVR (31 BQL rừng, 42 tổ tuần tra BVR cộng đồng). BQL đều được người dân trong thôn bầu chọn, thành viên của tổ BVR là những người nông dân nòng cốt, có uy tín và trách nhiệm được cộng đồng lựa chọn và được UBND xã quyết định. BQL có trách nhiệm việc tổ chức lực lượng, triển khai công tác tuần tra BVR và các hoạt động phát triển rừng. Xây dựng 31 quy ước bảo vệ và phát triển rừng. Lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng. Triển khai công tác BVR như: tuần tra BVR theo sự phân công của BQL rừng (hàng tháng đi tuần tra 4 ngày), đối với rừng của hộ gia đình thì các hộ đã phối hợp tổ chức đi tuần tra BVR, ngoài ra gắn công tác BVR với các hoạt động khác của người dân trong thôn. Hoạt động BVR của các cộng đồng và hộ gia đình được giao đã thực hiện có hiệu quả tốt. Tình trạng khai thác, lấn rừng làm nương rẫy, bẫy bắt động vật trong rừng cộng đồng và hộ gia đình giảm hẳn, các vụ cháy rừng không còn xảy ra. Vì vậy, rừng đã sinh trưởng, phát triển tốt, lượng tăng trưởng của rừng hàng năm được tăng. Trong quá trình thực hiện, UBND xã cùng với Hạt KL kiểm tra, giám sát việc quản lý BVR đối với cộng đồng dân cư thôn và hộ gia đình nhận rừng quản lý bảo vệ. - Trong những năm tiếp theo kế hoạch giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân như thế nào? - Theo đề án giao rừng, cho thuê rừng giai đoạn 2008 – 2015 đã được tỉnh phê duyệt, tổng diện tích phải giao trong giai đoạn 2011- 2015 là 15.943 ha. Để tổ chức thực hiện đảm bảo kế hoạch giao RTN cho cộng đồng dân cư thôn, hộ đình và cá nhân từ năm 2011- 2015 cần thực hiện một số giải pháp như sau: Hoàn thiện một số chế độ chính sách về quyền lợi và trách nhiệm của cộng đồng thôn và hộ gia đình để tạo điều kiện và khuyến khích nhân dân tham gia nhận rừng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn về chính sách giao rừng; quyền lợi và nghĩa vụ trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật để tổ chức giám sát và thực hiện phương án giao rừng. Củng cố và kiện toàn BCĐ giao rừng của huyện, hội đồng giao rừng của xã và tổ công tác giao rừng. Rà soát lại các đối tượng có nhu cầu nhận rừng; rà soát các diện tích rừng hiện có, diện tích đã giao để làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch giao rừng. - Xin cảm ơn đồng chí! HÀ VÂN AN (thực hiện)


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tạo sinh kế gắn với quản lý tài nguyên rừng
01:45 25/12/2022

Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân quản lý, bảo vệ là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện chủ trương này, thời ...

Quan tâm chính sách cho người bảo vệ rừng
21:42 13/04/2023

Kinh tế lâm nghiệp đang ngày càng khẳng định là thế mạnh của tỉnh. Rừng với vai trò là tác nhân chủ đạo để giữ ổn định môi trường sinh thái trong điều kiện khí ...

Tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 132 nhà giáo

Tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 132 nhà giáo
20:00 11/11/2010

TT - Hội đồng xét tặng danh hiệu nhà giáo nhân dân - nhà giáo ưu tú cấp Nhà nước vừa cho biết Chủ tịch nước đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân cho 132 nhà...

Công văn của Bộ GD-ĐT vượt thẩm quyền

Công văn của Bộ GD-ĐT vượt thẩm quyền
20:00 11/11/2010

Trong văn bản này, ông Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật cho rằng, công văn 5997 là văn bản cá biệt, có nội dung hướng dẫn thực hiện miễn giảm học...

10 sự kiện giáo dục miễn phí dành cho công chúng

10 sự kiện giáo dục miễn phí dành cho công chúng
19:59 11/11/2010

(TTO) - Đại sứ quán Hoa Kỳ cho biết để hưởng ứng Tuần lễ Giáo dục quốc tế năm nay, từ ngày 15 đến 20-11, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội sẽ tổ chức mười sự kiện về giáo dục hoàn...

Dùng dược dục liệu pháp trị ngứa

Dùng dược dục liệu pháp trị ngứa
19:59 11/11/2010

(SK&ĐS) - Ngứa ngoài da hiện nay có xu hướng phát triển nhiều. Đông y có nhiều phép trị liệu khác nhau như: dùng thuốc gồm sắc uống, xông, xoa, bôi, đắp… hoặc không dùng...

Chôm chôm làm thuốc

Chôm chôm làm thuốc
19:59 11/11/2010

(SK&ĐS) - Chôm chôm là một trong những loại quả rất thông dụng trong đời sống thường nhật, nhất là ở miền Nam nước ta. Chôm chôm ngọt, thơm như quả vải của miền Bắc nhưng...

Thời tiết

24°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 24°C - 30°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long