Cập nhật: Thứ 4, 10/09/2014 | 06:28 GMT+7

Gian nan nhân lực ngành y

(SGGP) - Không chỉ là vùng trũng về giáo dục, mảng y tế ở ĐBSCL cũng thiếu nhân lực nghiêm trọng, nhất là đội ngũ bác sĩ phục vụ ở các địa phương. Trong khi đó, nhiều sinh viên ngành y khi tốt nghiệp không về quê công tác.

Câu chuyện bổ sung nhân lực ngành y tế hiện nay gần như được các địa phương “chăm bẳm” vào chương trình đào tạo theo địa chỉ! Tại Hội nghị về đào tạo nhân lực y tế vùng ĐBSCL tại Cần Thơ mới đây, phát biểu của lãnh đạo 13 tỉnh ĐBSCL, thậm chí một số tỉnh miền Đông đều ta thán về thiếu nhân lực - cụ thể là đội ngũ bác sĩ. Và địa phương nào cũng xin thêm chỉ tiêu trong chương trình đào tạo theo nhu cầu nhân lực y tế địa phương do Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và Trường ĐH Y Dược Cần Thơ thực hiện. “Chỉ có 40% bác sĩ ra trường về công tác tại địa phương. Phải xem lại trách nhiệm thuộc về ai sau khi sinh viên học xong lại ít về địa phương, điều này do chế độ thu hút hay cơ chế chính sách?”, ông Võ Trọng Hữu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa - Xã hội (Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ) đặt vấn đề.

Theo ông Hữu, hiện nay tỷ lệ bác sĩ, dược sĩ/vạn dân còn thấp xa so với bình quân chung cả nước. Cụ thể ĐBSCL, còn 323 xã có trạm y tế nhưng chưa có bác sĩ. Nhu cầu nhân lực của vùng từ nay đến năm 2020 cần 7.000 bác sĩ, bình quân mỗi năm 1.200 bác sĩ. Theo Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, năm 2014 là năm đầu tiên trường có 172 bác sĩ thuộc diện sinh viên đào tạo theo địa chỉ sử dụng hệ chính quy tốt nghiệp về phục vụ cho các địa phương ĐBSCL. Trong đó, cao nhất là Trà Vinh với 29 người, Bạc Liêu 22 người, thấp nhất An Giang, Cà Mau. Năm 2014, các tỉnh có nhu cầu đào tạo theo địa chỉ sử dụng 839 chỉ tiêu cho hệ chính quy, 314 chỉ tiêu cho các ngành hiếm.

Nhu cầu của ĐBSCL về đào tạo nhân lực y, dược là rất lớn. Hầu hết các tỉnh, thành ở ĐBSCL đều thiếu nhân lực y tế nên nhiều cơ sở đào tạo trong vùng đã trình Bộ GD-ĐT xin xét tuyển ngành y, dược. Song, hiện nay dư luận cũng rất quan ngại tình trạng nhiều cơ sở thiếu cán bộ giảng dạy, trang thiết bị y tế, thực nghiệm, trong khi đó đầu vào quá dễ dãi. “Các trường ngoài công lập lấy điểm quá thấp, chủ yếu đặt lợi ích kinh tế còn chất lượng đào tạo đang bị thả nổi. Đào tạo như vậy vừa mất công, vừa cho ra một đội ngũ nhân lực không đáp ứng được nhu cầu”, lãnh đạo một địa phương ở ĐBSCL nhận định. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo chất lượng đào tạo nhân lực y dược, Trường ĐH Y Dược Cần Thơ chỉ tuyển sinh viên đạt từ 21 điểm trở lên đào tạo theo địa chỉ sử dụng, nhưng cũng chỉ đáp ứng khoảng 20% - 30% theo nhu cầu của các tỉnh.

“Mỗi năm tỉnh Sóc Trăng có khoảng 60 sinh viên tốt nghiệp bác sĩ chính quy ở TPHCM và Cần Thơ nhưng chỉ có 2 - 3 em về địa phương công tác. Nếu tỉnh nào chê chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ, Sóc Trăng xin chỉ tiêu này”, một lãnh đạo ngành y tế Sóc Trăng cho biết. Trong bối cảnh ngành y tế tỉnh nào cũng chăm bẳm xin thêm chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ thì các trường ĐH khó đáp ứng. Vì nếu hạ điểm để tuyển sinh thì chất lượng sẽ giảm sút. Có ý kiến đề xuất, trong tình trạng hiện tại nên điều chỉnh theo hướng sinh viên ngành y tỉnh nào tốt nghiệp buộc phải về công tác tại địa phương đó. Ý kiến này được nhiều địa phương trong vùng ĐBSCL ủng hộ. Song, vấn đề đặt ra là cách áp đặt này có phù hợp, trong khi việc học hành là tự thân của mỗi người? Vì vậy, phải chăng vấn đề giải bài toán nguồn nhân lực, giảm tải y tế của các địa phương vùng ĐBSCL nằm ở cơ chế, chính sách cho sinh viên ngành y khi họ mới đặt chân vào giảng đường đại học?

CAO PHONG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

Một học sinh có 3 trái thận

Một học sinh có 3 trái thận
23:28 09/09/2014

(TNO) - Em Kim P. (13 tuổi, ngụ phường Mỹ Bình, TP.Long Xuyên, An Giang) là học sinh lớp 8 mang căn bệnh hiếm gặp khi trong người có tới 3 trái thận gồm 2 thận phải và 1 thận trái.

Vi rút hiếm tấn công nước Mỹ

Vi rút hiếm tấn công nước Mỹ
23:27 09/09/2014

(TNO) - Gần 1.000 trẻ em đã phải nhập viện tại 10 tiểu bang thuộc vùng trung tây và đông nam nước Mỹ do một loại vi rút khá hiếm gặp.

Thanh niên Đông Hà chung tay xây dựng thành phố trẻ

Thanh niên Đông Hà chung tay xây dựng thành phố trẻ
23:17 09/09/2014

(QT) - Sau 5 năm kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập thành phố Đông Hà trực thuộc tỉnh Quảng Trị 11/8 (2009-2014), thành phố đã đạt được những thành tựu đáng...

Cha bám biển cho con tới giảng đường

Cha bám biển cho con tới giảng đường
23:15 09/09/2014

(QT) - Những người đàn ông mạnh mẽ, quen với gió to sóng cả, quen với nguy nan cầm trên tay giấy báo trúng tuyển đại học của con và bật lên tiếng khóc. Những giọt nước chan đầy...

Hôm nay 9-9, Bộ GD-ĐT công bố phương án thi

Hôm nay 9-9, Bộ GD-ĐT công bố phương án thi
23:35 08/09/2014

(SGGP) – Chiều nay, 9-9, Bộ GD-ĐT sẽ chính thức công bố phương án 1 kỳ thi quốc gia thực hiện trong năm 2015 với mục đích vừa xét công nhận tốt nghiệp THPT, vừa làm căn cứ xét...

Điểm chuẩn NV2 Trường ĐH Sài Gòn tăng mạnh

Điểm chuẩn NV2 Trường ĐH Sài Gòn tăng mạnh
23:35 08/09/2014

(SGGPO) - Sáng 8-9, Trường ĐH Sài Gòn công bố điểm chuẩn (điểm trúng tuyển) xét tuyển nguyện vọng (NV) 2. Nhìn chung tất cả các ngành hệ ĐH và CĐ điểm chuẩn tăng ít nhất từ 2-3...

POWERED BY
Việt Long