Cập nhật: Thứ 6, 26/02/2010 | 11:42 GMT+7

Giải quyết nhu cầu nước sạch ở nông thôn, miền núi

(QT) - Quảng Trị là tỉnh nằm trong vùng thiếu nước bởi khí hậu khắc nghiệt, địa hình lắm đèo dốc, núi cao nên nguồn nước phục vụ cho đời sống của người dân càng trở nên khan hiếm. Thực tế đã cho thấy vùng nông thôn Quảng Trị đang thiếu nước và chất lượng nước không đảm bảo. Để giải quyết vấn đề nước ăn uống và sinh hoạt cho vùng nông thôn, nguồn nước cung cấp chủ yếu là giếng, ao hồ nhỏ, nước mưa... Tại nhiều nơi, người dân địa phương áp dụng các biện pháp như lọc thô để làm sạch nguồn nước. Nhưng trước thực trạng ô nhiễm của sông ngòi, môi trường sống, những biện pháp này đã trở nên ít hiệu quả.

Người dân một số địa phương ở vùng nông thôn Quảng Trị phải chắt chiu từng can nước sinh hoạt.

Vì vậy, chất lượng nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường ở nông thôn hiện nay chưa cao. Trên thực tế nhiều biện pháp nhằm giảm bớt tình trạng sử dụng nước nhiễm bẩn, cải thiện môi trường sống đã được áp dụng như kêu gọi sự đầu tư của nước ngoài, các tổ chức chính trị xã hội... Đặc biệt có nhiều nơi người dân đã tự đóng góp tiền để xây dựng hệ thống cung cấp và xử lý nước sạch, hố xí hợp vệ sinh…Do đó, việc tìm ra một giải pháp để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt đủ tiêu chuẩn và giải quyết vấn đề môi trường ở nông thôn đã trở nên cấp thiết. Với chức năng là cơ quan chuyên trách về vấn đề nước sinh hoạt và môi trường trực thuộc Sở Nông nghiệp&PTNT, những năm qua Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn đã nỗ lực tìm kiếm nguồn vốn, tranh thủ sự hợp tác của cộng đồng để triển khai các chương trình cấp nước về vùng nông thôn, đặc biệt ưu tiên vùng núi cao, vùng thường ngập lụt, nơi có nguồn nước bị chua phèn, nhiễm mặn, nên đã nâng tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sạch lên 310.000 người (bình quân hàng năm, tỷ lệ người nông thôn được dùng nước sạch tăng 2,64%). Tính đến năm 2009, toàn tỉnh đã xây dựng được gần 24.000 công trình cấp nước sạch nhỏ lẻ, trong đó có gần 15.000 giếng khoan lắp bơm tay, 8.000 giếng đào và 1.000 lu bể chứa. Ngoài ra còn xây dựng gần 100 công trình nước tự chảy, 25 công trình hệ bơm dẫn cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân ở vùng miền núi. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ ""phủ"" nước sạch ở tỉnh Quảng Trị vẫn đang còn hạn chế và nhu cầu sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh của người dân còn rất cao. Ở vùng thấp trũng của Hải Lăng với hơn 10 xã nhưng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch đạt rất thấp. Trước thực tế khó khăn về nguồn nước và nhu cầu sử dụng nước hợp vệ sinh của người dân ngày càng tăng, nhờ sự quan tâm của nhiều chương trình, dự án, các tổ chức chính trị xã hội nên các xã Hải Hòa, Hải Dương, Hải Thọ... đã được xây dựng hàng chục công trình nước sinh hoạt với tổng kinh phí hàng chục tỷ đồng. Do đặc thù địa chất của địa phương nên tất cả các công trình cấp nước ở vùng trũng Hải Lăng đều phải lấy nguồn nước từ sông Ô Lâu, Ô Giang đưa vào xử lý rồi cung cấp cho người dân. Từ nguồn nước sông nhiễm bẩn, được xử lý an toàn nên người dân mới được an tâm dùng nước. Đến nay toàn vùng trũng Hải Lăng có 60% hộ dân dùng nước hợp vệ sinh, 40% hộ dùng nước lọc hoặc nước chưa đảm bảo hợp vệ sinh. Đây là một sự nỗ lực vượt bậc của chính quyền địa phương trong việc kêu gọi các nguồn tài trợ, sự đóng góp tích cực của người dân vùng hưởng lợi cùng với sự quan tâm của các ngành hữu quan. Vùng khó khăn về nguồn nước nước sạch hiện nay ở Quảng Trị chính là địa bàn miền núi gồm các huyện như Đakrông, Hướng Hóa với tỷ lệ chưa đầy 50% số xã có công trình nước sạch. Riêng huyện Đakrông, ngoài nhà máy nước tại thị trấn Krông Klang công suất 3000m3/ngày đêm, đáp ứng được nhu cầu nước sạch cho gần 700 hộ gia đình ở trung tâm huyện lỵ, chiếm 11% dân số, còn lại người dân ở các địa phương khác trong huyện chủ yếu dùng nước tự chảy và nước sông, suối để sinh hoạt. Điều đáng lo ngại là vào mùa khô nhiều khe suối ở đây đã bị cạn kiệt do nạn chặt phá rừng làm nương rẫy hoặc nguồn nước tự nhiên bị ô nhiễm do nạn khai thác vàng hoặc chất thải đổ trực tiếp ra sông, suối nên nguồn nước sinh hoạt của người dân không đảm bảo vệ sinh. Để khắc phục tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt cho người dân, nhất là các xã vùng sâu vùng xa, huyện Đakrông đã có chủ trương xã hội hóa việc cấp nước, đồng thời kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng và các tổ chức đoàn thể. Với cách làm này, từ nay đến năm 2020 huyện Đakrông tập trung xây dựng các công trình cấp nước đảm bảo cho người dân có đủ nước sạch sử dụng. Quảng Trị hiện đang triển khai dự án cấp nước sạch và vệ sinh môi trường từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia. Theo đó, nhiều công trình nước ở vùng khan hiếm nguồn nước, vùng sâu, vùng xa đã được ưu tiên xây dựng. Ngoài ra tỉnh và các địa phương đã kêu gọi được sự tham gia hỗ trợ kinh phí xây dựng các công trình nước sạch của một số chương trình, dự án khác góp phần đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho cộng đồng, nhất là vùng nông thôn và miền núi. Bài và ảnh: Tân Nguyên



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Thu hút đầu tư để phát triển

Thu hút đầu tư để phát triển
11:22 tối Thứ 6

QTO - Xã Triệu Phong hiện có 2 cụm công nghiệp (CCN) là Ái Tử và Đông Ái Tử với hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động ổn định. Bước sang giai đoạn mới, địa...

“Trả nợ” rừng để giữ lấy ấm no

“Trả nợ” rừng để giữ lấy ấm no
10:05 tối Thứ 6

QTO - Thường xuyên cấu kết với các đầu nậu để chặt phá nhiều ha cây gỗ quý, tham gia bẫy, bắt các loài muông thú ở rừng Động Châu - khe Nước Trong...,...

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội

Nâng cao hiệu quả tín dụng chính sách xã hội
10:10 tối Thứ 5

QTO - Xã Tuyên Hóa được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã: Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng và Văn Hóa (huyện...

Thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8

Thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 từ ngày 1/8
7:03 sáng Thứ 5

Dự kiến từ ngày 1/8 tới đây, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Petrolimex sẽ thí điểm kinh doanh xăng sinh học E10 (xăng E10) ở các cửa hàng thuộc địa bàn TP. Hồ Chí Minh (trước sáp...

Nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn

Nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn
04:36 26/02/2010

(QT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xét về cầu lao động ở nông thôn, quy mô việc làm trong lĩnh vực nông nghiệp đang có xu hướng giảm từ 236 nghìn người (năm 2000)...

POWERED BY
Việt Long