Cập nhật: Thứ 5, 25/09/2008 | 10:44 GMT+7

Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình cấp nước sinh hoạt ở vùng sâu, vùng xa

Theo số liệu thống kê của Trung tâm nước sinh hoạt & VSMTNT Quảng Trị, toàn tỉnh hiện có khoảng 23.000 công trình cấp nước nhỏ lẻ, 95 công trình cấp nước tập trung theo hệ tự chảy, chủ yếu xây dựng ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, 24 công trình thuộc hệ bơm dẫn được xây dựng ở vùng đồng bằng, trung du. Nhờ vậy đã cung cấp cho khoảng 344.000 người dân ở vùng nông thôn, miền núi được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tuy nhiên trên thực tế hiệu quả sử dụng của các công trình cấp nước sinh hoạt không đồng bộ. Phần lớn các công trình sau khi đưa vào sử dụng đều phát huy được hiệu quả nhưng vẫn còn không ít công trình thường xuyên bị hư hỏng, ảnh hưởng đến quá trình cấp nước và chưa phát huy hiệu quả công trình sau đầu tư. Có thể dẫn ra đây công trình cấp nước sinh hoạt tại xã Xi (Hướng Hóa) đưa vào sử dụng cuối năm 2004 với tổng số vốn hơn 2 tỷ đồng. Công trình đảm nhận việc cấp nước sinh hoạt cho 1916 người dân xã Xi và một bộ phận dân cư của xã A Túc. Nhưng từ đó đến nay công trình phải 7 lần sửa chữa bởi các sự cố gây mất nước cục bộ khiến công trình không phát huy hết công năng, nhưng điều quan trọng nhất là người dân không có nước sạch để sử dụng và tốn kém kinh phí của nhà nước. Đây là công trình xảy ra nhiều sự cố nhất, trong khi đó xã Xi là địa phương nằm trong cụm xã vùng Lìa có địa hình cao, khan hiếm nguồn nước nên công trình đã giải quyết cơ bản vấn đề nước sinh hoạt không chỉ riêng người dân trong xã. Xuất phát từ nhu cầu thiết yếu đó nên sau mỗi lần công trình có sự cố là chủ đầu tư nhanh chóng kiểm tra, kết luận và lập phương án xin kinh phí sửa chữa để khơi thông nguồn nước phục vụ bà con. Vậy nhưng công trình vẫn không được quản lý và bảo vệ mà ngược lại tiếp tục bị hư hỏng.

Mố van xả khí bị đập phá làm ảnh hưởng đến việc cấp nước sinh hoạt

Trao đổi với chúng tôi, ông Hồ Hen, Chủ tịch UBND xã khẳng định về thực tế hư hỏng của công trình, trong đó không loại trừ nguyên nhân do bị đập phá, mất cắp. Tuy nhiên, địa phương vẫn chưa thể khắc phục và ngăn chặn dứt điểm thực trạng này là do công trình có đoạn đi qua nơi xa khu dân cư, nằm ngoài tầm quản lý của địa phương. Mặt khác, xã cũng không đủ kinh phí để trả thù lao cho tổ quản lý nên đã hạn chế hiệu quả hoạt động của tổ, mặt khác nhận thức của người dân vẫn chưa được nâng cao. Nằm cận kề xã Xi là xã A Dơi hiện nay có công trình nước được xây dựng từ dự án đa dạng hóa nông nghiệp cung cấp nước sinh hoạt cho gần 70% số hộ dân trong xã. Sau khi công trình đưa vào sử dụng, xã lập đội quản lý nước sạch thường xuyên tuần tra, kiểm soát và làm vệ sinh môi trường từ bể đầu nguồn, tuyến đường ống và các bể phân phối nên công trình luôn đảm bảo việc cung cấp nước cho người dân trong vùng hưởng lợi. Anh Nguyễn Văn Dũng, Phó chủ tịch UBND xã khẳng định rằng, đối với địa bàn vùng núi cao như A Dơi, nước cho sinh hoạt thật sự quý hiếm, nhất là vào mùa nắng hạn người dân phải đi xa hàng chục cây số để lấy nước. Vì vậy người dân địa phương luôn ý thức được rằng bảo vệ công trình nước là bảo vệ quyền lợi của chính bản thân mình. Mấy năm trước, nhờ vào nguồn kinh phí của dự án nên xã đã chi phụ cấp cho đội quản lý, bảo vệ điện và nước. Năm nay mặc dù kinh phí đã hết nhưng xã vẫn động viên đội quản lý tiếp tục duy trì hoạt động, vì vậy từ đầu năm đến nay công trình cấp nước vẫn chưa xảy ra một sự cố nào.

Nước sạch đã về tận bản xa

Một địa phương khác cũng nằm ở vùng Lìa là xã Thuận, nơi có công trình cấp nước đi qua nhiều địa phương và cấp nước cho nhiều đơn vị sử dụng gồm các xã Thuận, Thanh và nhà máy chế biến tinh bột sắn Hướng Hóa. Công trình đầu mối nằm tận trên núi cao xa khu dân cư và khó khăn cho việc quản lý. Quy mô công trình lớn bởi phải đảm trách việc cấp nước cho 3 đơn vị sử dụng nên cần phải có sự phối hợp đồng bộ trong khâu quản lý, khai thác sử dụng công trình. Vậy mà từ khi đưa vào sử dụng đến nay, công trình chỉ một lần xảy ra sự cố do bị lũ quét năm 2007 phải sửa chữa gây thiệt hại khoảng 100 triệu đồng. Để lý giải ""độ an toàn cao"" của công trình, anh Hồ Dỏ, Chủ tịch UBND xã cho rằng: "Là do có sự bàn bạc, phối hợp đồng bộ giữa chính quyền các địa phương. Chúng tôi đã phân công địa bàn cho từng xã phải chịu trách nhiệm quản lý công trình đi qua địa phương mình, nếu có sự cố xảy ra thì địa phương đó phải chịu trách nhiệm xử lý. Riêng xã chúng tôi đã thành lập đội bảo vệ luôn bám sát địa bàn để nhắc nhở người dân có ý thức trong việc sử dụng nước, nhờ vậy công trình luôn phát huy hiệu quả sử dụng". Từ thực tế trái ngược của một số địa phương có công trình nước sinh hoạt nhưng hiệu quả sử dụng khác nhau, qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy rằng tất cả đều xuất phát từ nhận thức của các cấp chính quyền và người dân trong vùng hưởng lợi, tuy nhiên giải quyết bài toán nhận thức không thể là việc làm một sớm một chiều. Vì vậy, giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng sau đầu tư từ các công trình cấp nước sinh hoạt đảm bảo việc cung cấp nước trước hết cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động cho người dân. Tăng cường vai trò quản lý, giám sát của chính quyền thôn, xã và của cộng đồng. Đưa ra các phương án huy động vốn để tăng cường hiệu quả sử dụng công trình sau đầu tư. Các địa phương cần xã hội hóa công tác huy động vốn từ các chương trình, dự án, vốn trong dân và vay tín dụng để đầu tư, nâng cấp các công trình cấp nước. Dành một khoản kinh phí để tổ chức tập huấn, truyền thông, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân quản lý khai thác ở các địa phương có công trình cấp nước tập trung về phương pháp vận hành, sửa chữa, đặc biệt là nâng cao nhận thức cho người dân để họ có ý thức và trách nhiệm trong quản lý và sử dụng nước. Vấn đề quan trọng nhất là các địa phương hưởng lợi cần phải thành lập các ban quản lý công trình làm nhiệm vụ quản lý vận hành và bảo dưỡng công trình. Nguồn kinh phí họat động công trình sẽ được huy động từ trong dân bằng cách thu tiền nước từ các hộ sử dụng. Có như vậy mới tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hiệu quả sử dụng của các công trình cấp nước sau đầu tư trên địa bàn vùng sâu, vùng xa. Bài và ảnh: Hồ Nguyên Kha



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Quảng Trị: Bom vẫn nổ giữa thời bình

Quảng Trị: Bom vẫn nổ giữa thời bình
02:38 25/09/2008

Sau hơn 30 năm tắt lửa chiến tranh, Quảng Trị đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Màu xanh đã được phủ dài trên những quả đồi trọc năm xưa bom Mỹ cày xới. Thế nhưng, ở đâu đó...

Chuyện “A lô” ở vùng Lìa

Chuyện “A lô” ở vùng Lìa
09:17 24/09/2008

Chuông điện thoại chợt reo lanh lảnh: "A lô, Kăn Ling đây", tự tin mình không nhầm máy, Kăn Ling tiếp tục:" Kăn Ling, Phó Chủ tịch UBND xã A Túc đây mà...". Vậy Kăn Ling đang...

Người giáo viên tận tụy với nghề

Người giáo viên tận tụy với nghề
00:15 24/09/2008

Đến Trường mầm non Thành Cổ, cả phụ huynh, các cháu nhỏ cũng như bạn bè đồng nghiệp đều tỏ ý trân trọng, yêu mến cô giáo Lê Thị Minh Hòa - một giáo viên dạy giỏi, yêu trẻ và...

Thời tiết

27°C - 37°C
Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 26°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long