
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Vừa qua, UBND huyện Gio Linh phối hợp với Quỹ môi trường toàn cầu tổ chức tổng kết dự án chống suy thoái đất và hoang mạc hóa vùng đất cát duyên hải tỉnh Quảng Trị thông qua xây dựng mô hình thử nghiệm sử dụng tổng hợp tài nguyên đất, nước và đa dạng sinh học, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cộng đồng tại xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh. Qua tổng kết, các mô hình thử nghiệm đều đạt kết quả cao và mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
![]() |
Người dân Gio Mỹ, Gio Linh phủ bạt cho cây lạc trên cát |
Chị Nguyễn Thị Hòa ở thôn An Mỹ, xã Gio Mỹ là một trong những người tiên phong áp dụng mô hình phủ bạt nilon cho cây lạc trồng trên cát. Chúng tôi có dịp về tham quan những ruộng lạc xanh mướt được phủ bạt nilon của chị. Chị Hòa chia sẻ: “Được sự hỗ trợ từ dự án, tôi áp dụng phương pháp phủ bạt nilon cho cây lạc từ đầu năm 2015. Vụ vừa rồi, tôi phủ bạt trên 6 sào và trồng 1,8 tạ lạc giống. Lợi ích mà phương pháp phủ bạt cho cây lạc mang lại là rất lớn, giúp giữ độ ẩm cho cây, đỡ tốn công chăm bón, hạn chế rửa trôi dinh dưỡng, chống xói mòn và giữ cho đất luôn tơi xốp, tỷ lệ hạt nảy mầm và quả già cao, chín tập trung, cây sinh trưởng nhanh và chất lượng hạt tốt hơn hẳn so với cách làm truyền thống. Trên những ruộng lạc có phủ bạt, cỏ dại không mọc được nên cũng không cần dùng thuốc diệt cỏ. Những hộ không phủ bạt thì 115 ngày mới thu hoạch, còn ở những ruộng lạc phủ bạt như nhà tôi thì chưa đầy 100 ngày đã cho thu hoạch với năng suất cao”.
Tại hội nghị tổng kết dự án, Chủ tịch UBND xã Gio Mỹ Trần Xuân Lộc cho biết, dự án chống suy thoái đất và hoang mạc hóa vùng đất cát duyên hải thông qua xây dựng mô hình thử nghiệm sử dụng tổng hợp tài nguyên đất, nước và đa dạng sinh học góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cộng đồng tại xã Gio Mỹ được triển khai tại các thôn An Mỹ, Nhĩ Thượng, Cẩm Phổ và Thủy Khê trong thời gian 30 tháng (bắt đầu từ vụ đông xuân 2014 - 2015 đến cuối năm 2017). Mục tiêu mà dự án hướng tới là giảm thiểu rủi ro trong sản xuất trước tác động của hạn hán, ngập úng và thời tiết cực đoan nhằm đảm bảo năng suất cây trồng, ổn định cuộc sống cho người dân vùng cát Gio Mỹ. Về lâu dài, dự án tiến tới sử dụng bền vững hiệu quả vùng đất cát duyên hải Quảng Trị nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho cộng đồng và bảo vệ môi trường cho người dân sống trên vùng cát. Các hoạt động chính của dự án là góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường nói chung, về suy thoái đất, hoang mạc hóa nói riêng và nâng cao năng lực cải tạo phục hồi sức sản xuất của vùng duyên hải. Thử nghiệm các mô hình sử dụng bền vững, hiệu quả đất cát Gio Mỹ theo hướng quản lý, sử dụng tổng hợp tài nguyên đất, nước, đa dạng sinh học, chủ động trong sản xuất thích ứng với tình hình thời tiết cực đoan và các đặc điểm thổ nhưỡng vùng cát.
Theo đó, dự án triển khai mô hình thử nghiệm với diện tích 40 ha, bao gồm: 20ha giống lạc L14, 2 ha ném, 2 ha ớt, 16 ha dưa được trình diễn với kỹ thuật thâm canh và tưới tiêu trong vòng 4 vụ. Để người dân nắm vững kỹ thuật canh tác, giảm thiểu rủi ro, trước khi triển khai dự án, ngành nông nghiệp đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 11 lớp; trong đó có 4 lớp thủy lợi, 4 lớp trồng trọt, 1 lớp chăn nuôi, 1 lớp lâm nghiệp và 1 lớp biến đổi khí hậu. Ngoài ra, ban điều hành dự án còn tổ chức 2 buổi trao đổi thông tin về biến đổi khí hậu với gần 500 người tham gia.
Năm 2014, huyện Gio Linh đã hỗ trợ 5.000 cây tràm hoa vàng để người dân trồng dọc vùng cát tạo thành vành đai chắn gió, hạn chế sa mạc hóa và triển khai đào nhiều giếng nước, kênh mương phục vụ tưới tiêu, sản xuất. Về hoạt động chăn nuôi, Hội Nông dân huyện Gio Linh hỗ trợ 5 hộ gia đình vay 100 triệu đồng để mua 5 con bò cái zebu. Hiện nay, đàn bò sinh sản được 5 bê con và phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, dự án hỗ trợ người dân trồng 0,5 ha cỏ voi VA-06 cung cấp nguồn thức ăn cho đàn bò. Về hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong 30 tháng triển khai, dự án đã sản xuất được 4 vụ (3 vụ đông xuân, 1 vụ hè thu) với nhiều mô hình cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng dụng khoa học - kỹ thuật như: Mô hình trồng lạc L14 phủ bạt nilon, mô hình trồng các giống dưa gang, dưa hồng, dưa hấu Hắc mỹ nhân, mô hình trồng ớt chìa vôi, trồng ném…
Trao đổi với chúng tôi về kết quả của dự án, ông Nguyễn Văn Thức, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Gio Linh cho biết, qua tổng kết, các mô hình triển khai thực hiện dự án đều mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với cách thức canh tác truyền thống. Đơn cử như lạc L14 phủ bạt tốn ít công chăm bón và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhưng năng suất đạt gần 3 tấn/ha, trong khi lạc L14 không phủ bạt chỉ đạt 2,6 tấn/ ha. Các mô hình cây trồng khác như ném, dưa… cũng đạt năng suất rất cao, năm sau cao hơn năm trước. Cũng từ khi triển khai dự án, người dân vùng cát Gio Mỹ đã nâng cao ý thức trong việc ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, giảm thiểu rủi ro, nâng cao sản lượng, chất lượng cho nông sản qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, phát triển sinh kế bền vững.
“Nhờ thực hiện tốt cả ba biện pháp nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy lợi nên diện tích đất cát trong dự án đã được cải tạo tốt, giúp người dân sản xuất ổn định, nâng cao thu nhập kinh tế, đẩy nhanh tốc độ xóa đói giảm nghèo, môi trường đất được cải thiện, mực nước ngầm được giữ ổn định so với trước khi chưa có dự án, độ phì nhiêu trong đất tăng lên đáng kể thể hiện qua năng suất lạc vụ sau cao hơn vụ trước, cây lâm nghiệp phát triển xanh tốt tăng thêm mật độ che phủ, tình trạng sa mạc hóa đã được đẩy lùi. Địa phương mong muốn Quỹ môi trường toàn cầu hỗ trợ thêm kinh phí và kéo dài thời gian thực hiện dự án. Thời gian tới, huyện sẽ có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân vùng cát ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào canh tác, nhằm cải tạo điều kiện sống của người dân cũng như góp phần chống suy thoái đất và hoang mạc hóa vùng cát”, ông Thức cho biết thêm.
Trần Tuyền
Để tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng cát ven biển, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã thông qua dự án Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng ...
Về vùng biển bãi ngang xã Vĩnh Thái (huyện Vĩnh Linh) bây giờ sẽ được nghe câu chuyện “hái ra tiền” của nhiều người dân cần cù, sáng tạo đã biết tìm chọn hướng ...
Chiều nay 19/8, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương Mại Quảng Trị (Công ty Thương mại Quảng Trị) tổ chức nghiệm thu và ...
Tỉnh Quảng Trị là một trong những địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng bởi sự biến đổi khí hậu (BĐKH) và các loại thiên tai. Do tác động của BĐKH, đặc biệt ...
Được sự hỗ trợ từ kinh phí tiểu hợp phần 3 “Các gói đầu tư tạo lợi ích từ rừng ven biển” của dự án “Hiện đại hóa ngành lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu ...
“Trong mỗi lần tuyên truyền, vận động hội viên ở địa phương khắc phục khó khăn, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu chính đáng, chúng tôi ...
Bên cạnh thế mạnh về đánh bắt, khai thác thủy, hải sản, thời gian qua, nông dân xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống cây môn ...
Nằm ở bờ Nam vĩ tuyến 17 mang nỗi đau chia cắt đất nước, huyện Gio Linh bước ra từ cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại với khung cảnh tiêu điều, đổ nát… 50 năm sau ...
Formosa Hà Tĩnh luôn nỗ lực tạo dựng môi trường làm việc ổn định, nâng cao đời sống và phát triển bền vững cùng người lao động.
QTO - Quảng Trị có nhiều tiềm năng, thế mạnh về khoáng sản là vật liệu xây dựng thông thường và vật liệu đất đắp nhưng chưa được khai thác hết lợi thế....
Lần đầu tiên sau nhiều năm, Việt Nam đã hoàn thành hoặc hoàn thành vượt mức tất cả 13 chỉ tiêu kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm...
(QT) - Những năm qua, Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tổng hợp nông nghiệp (DVTHNN) Đông Thanh, thành phố Đông Hà tích cực tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm của những đơn vị đi đầu trong...
(QT) - Cách đây gần 2 năm, từ ngày 16/4 đến 4/5/2016, trên vùng biển các xã bãi ngang trong tỉnh như Vĩnh Thái, Vĩnh Thạch, thị trấn Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh); Trung Giang,...
(QT) - Hiện nay, ngành nghề nông thôn mang lại nguồn thu nhập chiếm gần 50% tổng thu nhập của người dân. Không những thế, một số nghề chế biến nông sản còn làm tăng thêm giá...
(QT) - Đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề trong giai đoạn mới, thời gian gần đây, tỉnh Quảng Trị đã có một số chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phối hợp, liên kết...
(QT) - Năm 2017 với những bước đột phá cũng như tín hiệu tích cực, lạc quan từ các mô hình nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, đánh dấu sự chuyển biến mạnh...