Cập nhật: Thứ 6, 29/03/2019 | 15:13 GMT+7

Ghi ở Sa Trầm

(QT) - Trầm, Cóc, Tà Mên, Bù, Ngược, A La, Tà Rẹc… và nhiều địa danh xa xôi, hiểm trở khác của các xã Ba Nang, Tà Long, huyện Đakrông, chỉ thoáng nghe đã thấy diệu vợi, hoang vu giữa rừng xanh, núi thẳm. Thế nhưng, ở các xã biên giới này hằng ngày, hằng giờ, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Trầm vẫn chắc tay súng để bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc và cuộc sống bình yên của nhân dân. Những ngày tháng 3, tôi có trải nghiệm khó quên khi lên với Đồn Biên phòng Sa Trầm và rồi được thấy, được nghe bao câu chuyện về nghĩa tình quân dân nơi miền biên ải.

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Trầm tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc . Ảnh: NVCC

Đã qua mùa đông nhưng con đường “độc đạo” nối từ xã Ba Tầng, huyện Hướng Hóa vào bản Trầm, xã Ba Nang, huyện Đakrông chạy men theo sườn núi vẫn mờ mịt sương giăng lành lạnh vào buổi sáng. Những cái bắt tay ấm áp thật chặt như nói thay tình cảm của các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Trầm dành cho khách đến chốn “bồng lai, tiên cảnh” (theo cách ví von của các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Trầm đối với miền đất mà đồn đứng chân, bởi nơi đây quanh năm suốt tháng sương giá bao phủ).

Đại úy Lê Văn Hà, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Sa Trầm chia sẻ, nhìn thì lãng mạn vậy, chứ sương mù gây ra nhiều khó khăn, vất vả cho Đồn Biên phòng Sa Trầm. Cứ mùa đông đến, khi nhiệt độ ngoài trời xuống khoảng 15 - 16o C, gió núi cùng sương giá bắt đầu quần thảo miền đất Sa Trầm như “bão tuyết”. Rau trồng quanh đồn để cải thiện bữa ăn cho cán bộ, chiến sĩ không mọc nổi; lợn, gà nuôi tăng gia trong hệ thống chuồng trại kín gió vẫn lăn ra chết; áo, quần của cán bộ, chiến sĩ giặt phơi đến 9 - 10 ngày chưa chắc đã khô; rồi các vật dụng, thiết bị điện tử hư hỏng do ẩm mốc. Tất cả đều có nguyên nhân từ sương mù ẩm ướt. Còn trong mùa mưa lũ, Đồn Biên phòng Sa Trầm luôn bị “cô lập” hoàn toàn bởi các tuyến đường vào đồn có nhiều đoạn ngầm tràn nước lũ dâng cao, không thể qua lại được.

Thượng úy Hồ Văn Bái góp chuyện: “Hơn 10 năm gắn bó với Đồn Biên phòng Sa Trầm (không tính đến những lần chuyển đơn vị), ngoài kỉ niệm về những chuyến tuần tra đường biên, cột mốc bị lạc phải ngủ qua đêm giữa rừng sâu, thì đến tận bây giờ tôi vẫn nhớ như in mùa mưa lũ năm 2006. Được đơn vị cho nghỉ phép về thăm vợ con. Dù trời mưa như trút nước, tôi vẫn lên đường. Con đường nối Đồn Biên phòng Sa Trầm với trung tâm xã Ba Nang lúc ấy có nhiều đoạn ngầm tràn nước lũ thường dâng cao. Nhưng được về với vợ con, nên tôi cố gắng băng qua vài đoạn ngầm tràn bằng cách cho hết áo quần vào ba lô rồi lội chéo theo chiều thuận của dòng nước để qua bờ bên kia. Đi đến nửa đường thì bị “mắc kẹt” bởi mưa quá lớn, nước dâng quá cao không thể mạo hiểm tính mạng để lội qua được, tôi rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” không về được nhà mà cũng không thể quay lại được đơn vị. Cũng may là mấy người dân bản gần đó biết tôi bị mắc kẹt vì lũ đã mời về nhà ở lại chờ lũ rút. Những bữa cơm đạm bạc của dân bản trong suốt 2 ngày đêm ở lại bản tránh lũ, tôi thấy ngon và ấm lòng đến khó tả”.

Đại úy Lê Văn Hà cho biết, Đồn Biên phòng Sa Trầm quản lí 6 mốc quốc giới gồm 618, 619, 620, 621, 622, 623; phụ trách địa bàn 2 xã Ba Nang, Tà Long, huyện Đakrông với 18 thôn, bản. Vượt qua những khó khăn, thử thách, những năm qua, ngoài trọng trách được giao phó là bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ, an ninh vùng biên giới, Đồn Biên phòng Sa Trầm luôn làm tốt việc tích cực bám địa bàn, bám dân để vận động, tuyên truyền người dân nâng cao trách nhiệm bảo vệ đường biên, cột mốc; phát huy tốt hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ tăng cường về xã và đảng viên tham gia sinh hoạt chi bộ thôn, bản; tiếp tục duy trì tốt phong trào kết nghĩa bản - bản hai bên biên giới; tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy các bản sắc văn hóa dân tộc và đẩy lùi, bài trừ các hủ tục lạc hậu, các tệ nạn xã hội; giải quyết kịp thời các vấn đề liên quan đến an ninh trật tự hai bên biên giới... Bên cạnh đó, Đồn Biên phòng Sa Trầm còn đóng góp hàng nghìn ngày công để xây dựng nhiều căn nhà cho người dân các bản, làng của xã Ba Nang, Tà Long. Nhiều cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Sa Trầm thường xuyên về “cùng ăn, cùng ở, cùng làm” và hơn hết là “cùng bàn bạc”, trăn trở với dân bản để tìm ra những mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, khí hấu) của địa phương.

Để chứng kiến việc cùng bàn bạc với dân bản, tôi theo Thượng úy Nguyễn Hữu Triệu, Đội trưởng Đội vũ trang Đồn Biên phòng Sa Trầm xuống bản Cóc. Xuống đến bản Cóc, đã thấy ông Hồ Văn Phương ngồi đợi ở căn nhà sàn cuối bản. Câu chuyện giữa Thượng úy Nguyễn Hữu Triệu với ông Hồ Văn Phương trong suốt buổi sáng chỉ xoay quanh việc vận động người dân trồng rừng, trồng sắn, lúa nước… để thoát nghèo bền vững. Ông Hồ Văn Phương nhớ lại, chỉ cách đây chục năm dân bản Cóc còn đói nghèo quay quắt khi đến mùa giáp hạt. Để giúp dân bản, các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Trầm không ngại khó, ngại khổ về với dân bản, “cầm tay chỉ việc” cho dân bản trong trồng trọt, chăn nuôi… nên bây giờ cuộc sống của người dân bản Cóc không còn đói nghèo, lạc hậu nữa. Từ bao đời nay, dân bản Cóc cũng như nhiều bản, làng khác chỉ biết trồng lúa rẫy theo kiểu nhờ trời, khi dân bản thấy trồng sắn mang lại hiệu quả kinh tế cao thì không ai trong bản biết kĩ thuật trồng sắn cho năng suất cao. Vậy là phải nhờ cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Trầm dạy cho dân bản. Mà cách dạy cũng lạ lắm, các cán bộ, chiến sĩ của đồn phải luân phiên nhau ra tận rẫy để vừa trồng, vừa giảng giải cho dân bản. Như thời gian trồng sắn tốt nhất là khoảng tháng 2 (dương lịch); phải cày bừa kĩ càng rồi nhặt sạch cỏ đất trồng sắn, sau đó lên luống theo hàng dọc; trồng hom sắn phải chú ý là hàng cách hàng 1 m và cây cách cây khoảng 0,8 - 0,9 m; để cây sắn sinh trưởng, phát triển tốt, phải bón các loại phân như phân chuồng, vi sinh, đạm, kali hợp lí; dùng thuốc thích hợp để diệt trừ sâu bệnh phổ biến trên cây sắn như sâu xanh ăn lá, nhện đỏ, đốm lá, thán thư… “Cũng nhờ được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Trầm cầm tay chỉ việc mà hiện tại gia đình tôi có 1,5 ha trồng sắn; 3 ha trồng rừng với thu nhập 50 - 60 triệu đồng/năm. Còn nhiều hộ vươn lên thoát nghèo như gia đình tôi ở khắp các bản, làng nơi Đồn Biên phòng Sa Trầm đứng chân”, ông Phương nói.

Đêm xuống ở miền biên ải trong không gian tĩnh lặng tuyệt đối, tưởng như nghe được cả tiếng sương giá bên ngoài. Tôi ngủ trong Đồn Biên phòng Sa Trầm, cứ thi thoảng lại nghe tiếng gì lật bật nhè nhẹ. Hóa ra, sương giá đọng thành giọt trên mầm xanh được hơi xuân mới nhú… câm lặng buông mình trong vắt xuống lớp lá mục sau vườn. Tôi chợt mường tượng mầm xanh ấy cũng như cuộc sống đủ đầy của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô được các cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Sa Trầm đang gieo ươm ở miền biên cương Tổ quốc.

Hoàng Tiến Sĩ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hồ Văn Mắt - “Điểm tựa” của bản làng
22:20 30/10/2024

Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Ba Nang (huyện Đakrông) Hồ Văn My e dè khi chúng tôi đề nghị đi thôn Sa Trầm gặp Bí thư Chi bộ thôn Hồ Văn Mắt (tên thường gọi ...

Nét đẹp trên một dải biên cương
00:49 06/09/2022

Vượt con đường đèo Sa Mù khoảng 20 km đầy hiểm trở trong tiết trời lạnh giá, mưa như trút nước, sương giăng phủ trắng xóa, chúng tôi mới đến được Đồn Biên ...

Giúp dân thoát nghèo từ mô hình nuôi ngan
21:25 05/04/2023

Đồn Biên phòng Ba Nang phụ trách địa bàn 2 xã biên giới là Tà Long và Ba Nang, huyện Đakrông với 1.390 hộ/7.043 khẩu, trong đó đồng bào dân tộc Vân Kiều chiếm ...

Về miền đất Sa Long
22:45 03/05/2024

Dòng Sa Lung là nhánh lớn nhất của sông Bến Hải. Khi chảy qua địa phận xã Vĩnh Long, sông Sa Lung chứng kiến những thăng trầm, biến cố của một ngôi làng nhỏ ...

Sắc hoa giấy vùng biên

Sắc hoa giấy vùng biên
07:50 29/03/2019

(QT) - Đến thị trấn vùng biên giới Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước sắc màu rực rỡ của các loài hoa giấy. Từ trong ngõ hẻm đến mặt phố đều ngập...

Thao thức vì thổ cẩm

Thao thức vì thổ cẩm
23:12 22/03/2019

(QT) - Chị Kăn Phúc không nhớ hết số đêm mình thao thức nghĩ cách lưu giữ, nâng tầm nghề dệt thổ cẩm quê mình. Dẫu biết niềm đam mê của mình phải đối mặt với rất nhiều khó khăn...

Không thể lãng quên

Không thể lãng quên
00:21 16/03/2019

(QT) - Kí ức về tuổi thơ và một thời trai trẻ đã phai nhạt dần sau ngày ông Lê Quang Hiếu bị thương trong chiến tranh biên giới phía Bắc. Thế nhưng, những hình ảnh, âm thanh...

Vượt qua nỗi đau bom mìn

Vượt qua nỗi đau bom mìn
23:55 15/03/2019

(QT) - Vụ tai nạn bom mìn năm 10 tuổi đã đẩy Hồ Văn Lai (sinh năm 1990), trú tại khu phố 2, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh xuống hố sâu tuyệt vọng. Nhưng không chấp nhận gục...

Cửa Tùng, Cửa Việt - tin ở giấc mơ lành

Cửa Tùng, Cửa Việt - tin ở giấc mơ lành
23:44 11/03/2019

(QT) - Xem mấy bức ảnh tư liệu quý hiếm về “thiên đường nghỉ dưỡng” Cửa Tùng những năm 30 của thế kỉ trước được anh bạn nhà báo chia sẻ trên facebook, thấy lòng nhói tiếc. Ảnh...

Yêu nhau trong cõi vô thanh

Yêu nhau trong cõi vô thanh
00:27 09/03/2019

(QT) - Cuộc sống của họ không có tiếng nói, tiếng cười rộn rã. Và hạnh phúc của họ được dựng xây, nuôi dưỡng, nâng niu bằng ánh mắt, ngôn ngữ kí hiệu của đôi bàn tay. Đôi vợ...

Thời tiết

25°C - 31°C
Có mây, có mưa rào
  • 24°C - 34°C
    Có mây, không mưa
  • 24°C - 33°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long