Cập nhật: Thứ 6, 27/05/2016 | 06:55 GMT+7

Đưa thương hiệu gỗ mít Cam Thành đi xa

(QT) - Cây mít khi mới nhập về xưởng vẫn còn tươi xanh, với hình dáng xù xì, lồi lõm ấy thế mà qua sự cần mẫn của người thợ đẽo, những thân cây ban đầu đó đã trở thành khối gỗ vuông vức hay hình trụ tròn lẳn. Nghề đẽo gỗ mít đã sớm định hình thương hiệu và mang lại thu nhập khá cho người dân xã Cam Thành, huyện Cam Lộ (Quảng Trị)…

Anh Đào Bá Thành đang kiểm tra gỗ mít trước khi xuất bán

Xã Cam Thành có địa hình gò đồi bán sơn địa nên người dân nơi đây chủ yếu trồng các loại cây công nghiệp như cao su, hồ tiêu và các loại cây ăn quả khác… Khoảng 15 năm về trước, sau một đợt dịch bệnh, cây hồ tiêu bị chết hàng loạt nên người dân đành phải bán cây choái mít (dùng để cho cây tiêu leo, bám vào) cho một số xưởng gỗ để cưa, xẻ thành cột nhà, trụ đình chùa và các đồ mộc gia dụng. Từ đó, nghề đẽo gỗ mít bắt đầu được nhân rộng và nghề kinh doanh gỗ mít cũng “lên ngôi” từ dạo đó. Anh Đoàn Văn Được, Chủ tịch UBND xã Cam Thành cho biết: “Xã Cam Thành hiện có 2 cụm đẽo gỗ tập trung đó là cụm đường Hồ Chí Minh và cụm ngã ba Đầu Mầu với tổng số 12 hộ gia đình hành nghề kinh doanh gỗ mít và hàng chục người thợ đẽo gỗ, công nhân bốc vác gỗ mít. Gỗ mít Cam Thành đã và đang vươn ra thị trường trong và ngoài tỉnh, giúp người dân nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống”. Từ nhu cầu cao của thị trường về các sản phẩm được chế tác từ gỗ mít, nhiều hộ ở Cam Thành đã chuyển sang nghề thu mua gỗ mít về chế tác rồi bán cho khách hàng khắp nơi trong cả nước. Lúc đầu, họ thu mua gỗ mít ở địa bàn trong tỉnh. Những năm gần đây, nguồn gỗ này cạn kiệt, họ tìm đến những nơi xa hơn như Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh và sang tận nước bạn Lào để thu mua cây mít. Anh Đào Bá Thành (45 tuổi) hành nghề thu mua gỗ mít hơn 10 năm nay ở thôn Cam Phú 2 chia sẻ: “Nhận thấy nhu cầu sử dụng gỗ mít làm đồ mộc gia dụng và trụ, cột ở các ngôi đình, chùa ngày càng cao nên tôi đi thu mua cây gỗ mít về bán tại địa phương. Khi đã tích lũy được số vốn kha khá, tôi không đi thu mua nữa mà tìm “mối” ruột ở Hà Nội rồi gom gỗ mít từ những người đi thu mua lẻ. Số lượng gỗ mít sau khi được gom về sẽ được sơ chế như xẻ khối vuông nếu bán tại địa phương cho các xưởng mộc, hộ gia đình làm nhà, đồ mộc gia dụng… hoặc đẽo thành trụ tròn nếu xuất bán ra Hà Nội. Mỗi tháng, tôi xuất bán ra Hà Nội 5-6 chuyến xe, mỗi chuyến thu lãi hơn 3 triệu đồng”. Cơ sở thu mua gỗ của anh Thành tạo công ăn việc làm cho hơn 25 lao động địa phương với các nghề bốc vác, đẽo gỗ, xẻ gỗ. Chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Long ở thôn Tân Trang, một người thu mua gỗ mít có thâm niên trong lúc anh đang chỉ đạo cho nhóm thợ xẻ gỗ và bốc vác gỗ mít lên xe chuẩn bị xuất bán ra Hà Nội và các tỉnh lân cận. Anh Long cho hay: “Để có nguồn gỗ mít cung ứng ra thị trường thường xuyên, mỗi cơ sở thường cử 4-5 người thợ giỏi đi cả tuần liền đến các địa phương trong và ngoài tỉnh thu mua gỗ mít. Có khi phải trèo đèo, lội suối vào các bản làng miền núi xa xôi, hẻo lánh, ăn ở tại đó để thu mua hay phải di chuyển sang tận Lào ở cả tháng ròng mới gom đủ gỗ mang về”. Ở Cam Thành còn có nhiều hộ gia đình đứng ra thu mua gỗ mít rồi bán cho khách hàng các tỉnh thành trong cả nước như anh Lê Văn Khánh, Phạm Văn Hiền (thôn Cam Phú 2), Đào Văn Thiện (thôn Tân Trang)… Các hộ kinh doanh, thu mua gỗ mít đã tạo công ăn việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương. Hiện tại, ở Cam Thành hàng chục thợ đẽo gỗ, xẻ gỗ mít và công nhân bốc vác gỗ. Để tìm hiểu kỹ hơn về nghề đẽo gỗ mít, chúng tôi tìm về nhà ông Nguyễn Lực (51 tuổi) ở thôn Cam Phú 2, một “bậc thầy” trong nghề đẽo gỗ mít. Ông Lực kể: “Công việc chính của chúng tôi là dung rìu đẽo gọt cho thân gỗ mít được tròn trịa, đều đẹp để làm trụ gỗ, cột gỗ ở các đình chùa, miếu mạo nên yêu cầu kỹ thuật rất cao”. Theo ông Lực, người thợ đẽo gỗ mít phải biết xem thớ gỗ, nhìn cây chưa đốn hạ là đoán biết được nhiều hay ít roòng (phần gỗ có chất lượng tốt ở giữa thân cây). Từng nhát rìu của thợ đẽo phải chuẩn xác, vì nếu trật dù chỉ một tấc cũng ảnh hưởng tới chất lượng và kích thước đã định của khối gỗ. Một số người khác sử dụng cưa máy thì chỉ xẻ gỗ thành khối và súc gỗ vuông phục vụ cho việc đóng bàn, ghế, giường, tủ, đồ mộc gia dụng… “Thợ đẽo gỗ thủ công như tôi thì một ngày thu được từ 700 - 800 ngàn đồng tiền công. Còn những người thợ xẻ gỗ bằng cưa máy và bốc vác gỗ được trả thấp hơn, từ 300 - 500 ngàn đồng/ngày”, ông Lực cho biết thêm. Khi được hỏi về những dự định cũng như kế hoạch trong tương lai để phát triển thương hiệu gỗ mít Cam Thành, anh Đoàn Văn Được, Chủ tịch UBND xã Cam Thành cho biết: “Sắp tới, chúng tôi sẽ liên kết các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh và các thợ đẽo gỗ mít để dễ quản lý, giám sát và nâng cao chất lượng hoạt động. Bên cạnh đó, xã sẽ có những hỗ trợ, khuyến khích các hộ kinh doanh tìm kiếm, mở rộng đầu ra để nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần đưa thương hiệu gỗ mít Cam Thành đi xa hơn”. Bài, ảnh: TRẦN TUYỀN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đưa gỗ Quảng Trị đi xa
00:20 01/01/2025

Quảng Trị có diện tích rừng hơn 248.189 ha, trong đó diện tích rừng trồng hơn 121.495 ha. Toàn tỉnh có hơn 26.136 ha diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý ...

Đổi đời trên vùng cát

Đổi đời trên vùng cát
23:55 26/05/2016

(QT) - Thực hiện chủ trương di giãn dân ra vùng cát để phát triển kinh tế, những năm qua người dân thôn Phương Lang, xã Hải Ba, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) đã đầu tư công sức,...

Cơ giới hóa nông nghiệp ở Hải Hòa

Cơ giới hóa nông nghiệp ở Hải Hòa
03:50 26/05/2016

(QT) - Tuy diện tích gieo trồng lúa mỗi vụ là 630 ha, nhưng toàn xã Hải Hòa, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) hiện có đến 107 máy nông nghiệp các loại và hàng trăm máy bơm nước tưới...

Màu xanh trên vùng cát Vĩnh Trung

Màu xanh trên vùng cát Vĩnh Trung
02:49 26/05/2016

(QT) - Năm 2013, 40 hộ gia đình thuộc thôn Huỳnh Công Đông, xã Vĩnh Trung, Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã tình nguyện rời vùng đất đỏ ba dan màu mỡ để ra vùng cát trắng mênh mông...

Huy động sức dân xây dựng nông thôn mới

Huy động sức dân xây dựng nông thôn mới
02:39 26/05/2016

(QT) - Thực hiện Đề án số 04/ĐA-MTTQ-BTT, ngày 28/12/2015, của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTƯMTTQVN) về tổ chức thực hiện cuộc...

Mô hình phát triển vườn tiêu hiệu quả

Mô hình phát triển vườn tiêu hiệu quả
00:00 25/05/2016

(QT) - Hơn 10 năm nay, gia đình anh chị Nguyễn Văn Chự và Đặng Thị Nghị ở thôn Thủy Trung, xã Vĩnh Trung, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) quyết tâm duy trì và phát triển vườn tiêu...

Thời tiết

25°C - 32°C
Có mây, có mưa rào
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long