Cập nhật: Chủ nhật, 10/12/2017 | 20:40 GMT+7

Đông Lễ chủ động phòng, chống bệnh lùn sọc đen hại lúa ngay từ đầu vụ

(QT) - Vụ hè thu 2017 vừa qua, phường Đông Lễ, thành phố Đông Hà có gần 68 ha lúa bị nhiễm bệnh lùn sọc đen, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng cây lúa. Một trong những mối quan tâm nhất của chính quyền địa phương và người dân trong vụ đông xuân sắp tới là bệnh lùn sọc đen có thể bùng phát trở lại do tàn dư của mầm bệnh còn lưu trú trên cỏ dại, lúa chét. Vì vậy hiện nay, công tác dập dịch, vệ sinh đồng ruộng đang được chính quyền địa phương và người dân phường Đông Lễ đặt lên hàng đầu.

Sử dụng máy phun vôi để diệt trừ mầm bệnh lùn sọc đen và rầy môi giới truyền bệnh

Vụ hè thu vừa qua, toàn bộ diện tích ruộng gần 6 sào của gia đình ông Nguyễn Văn Huynh ở tại khu phố 4, phường Đông Lễ hầu như bị mất trắng do nhiễm rầy và bệnh lùn sọc đen. Trước tình hình đó, được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, trước khi bắt đầu bước vào sản xuất vụ đông xuân 2017- 2018, gia đình ông đã huy động phương tiện máy móc, nhân lực ra đồng bón vôi, triển khai các biện pháp xử lý mầm bệnh. Trao đổi với chúng tôi, ông Huynh cho biết: “Theo chỉ đạo của chính quyền địa phương, ngay sau khi nhận được vôi do thành phố hỗ trợ, gia đình tôi đã tổ chức bón vôi trên toàn bộ diện tích ruộng bị bệnh của gia đình. Đồng thời thuê máy móc để cày lật vùi gốc rạ, lúa chét để diệt mầm bệnh lùn sọc đen cũng như rầy còn sót lại”.

Theo ông Nguyễn Văn Tuệ, Giám đốc HTX Lập Thạch, phường Đông Lễ, tổng diện tích gieo cấy của HTX hơn 80 ha nhưng trong vụ hè thu vừa qua đã có hơn 50 ha bị nhiễm rầy, trong đó có 23 ha nhiễm nặng và bị bệnh lùn sọc đen, gây ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản lượng lúa, một số diện tích mất trắng. Với quyết tâm không để loại bệnh này xuất hiện trở lại trong vụ đông xuân 2017 - 2018, ngay từ đầu vụ, HTX đã chủ động phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông mở các lớp tập huấn và tổ chức trình diễn ngay trên đồng ruộng, nhằm giúp người dân nắm vững quy trình làm đất, xử lý các tàn dư mầm bệnh và có ý thức khi sử dụng các loại giống lúa. Đồng thời, UBND thành phố cũng hỗ trợ cho HTX gần 6,7 tấn vôi bột, tương đương 14 kg/sào để xử lý mầm bệnh trên diện tích hơn 23 ha bị nhiễm bệnh lùn sọc đen của HTX. “Thực hiện chủ trương của UBND phường Đông Lễ, bên cạnh sự hỗ trợ của thành phố, HTX đã ứng kinh phí mua thêm vôi bột cấp phát cho xã viên để diệt trừ mầm bệnh lùn sọc đen, rầy môi giới truyền bệnh kết hợp cải tạo đồng ruộng trên toàn bộ diện tích canh tác của HTX”, ông Tuệ cho biết.

Vụ hè thu vừa qua, phường Đông Lễ là một trong những địa phương có diện tích lúa bị thiệt hại nặng nề nhất do bệnh lùn sọc đen gây ra với gần 68 ha. Năng suất lúa đạt rất thấp, có một số nơi mất trắng. Hiện nay cỏ dại, lúa chét đang phát triển tốt trên đồng ruộng, cộng với rầy lưng trắng đang tồn tại với mật độ cao trên hầu hết các cánh đồng. Đây chính là điều kiện rất thuận lợi để bệnh lùn sọc đen tiếp tục phát triển và lây lan trên diện rộng, có khả năng tiếp tục gây hại nghiêm trọng lúa vụ đông xuân sắp tới và các vụ tiếp theo nếu không có giải pháp phòng trừ kịp thời và triệt để. Để chủ động triển khai các biện pháp phòng trừ bệnh lùn sọc đen hiệu quả, bên cạnh sự hỗ trợ của UBND thành phố, UBND phường Đông Lễ cũng đã trích kinh phí hỗ trợ nông dân ra quân xử lý đồng loạt trên toàn bộ diện tích canh tác lúa của phường để hạn chế tối đa tàn dư nguồn bệnh.

Ông Nguyễn Chơn Thử, Chủ tịch UBND phường Đông Lễ cho biết: “Để chủ động phòng trừ bệnh lùn sọc đen ngay từ đầu vụ, UBND phường đã có văn bản chỉ đạo 6 HTX trên địa bàn tập trung ra quân dập dịch với những việc làm cụ thể như mua vôi để bón cho ruộng, cày lật vùi gốc rạ, lúa chét, vệ sinh kênh mương để diệt trừ các loại rầy đang còn trú ngụ ở trên đồng ruộng. Đây cũng là điều kiện để cải tạo được độ tơi xốp của đất và đảm bảo cho cây lúa phát triển tốt. Chỉ đạo các HTX tuân thủ đúng lịch thời vụ, bố trí các loại giống lúa hợp lý, chú trọng khâu xử lý hạt giống trước khi gieo cấy”.

Theo kế hoạch, vụ đông xuân 2017- 2018 phường Đông Lễ dự kiến gieo cấy trên 260 ha lúa. Vì vậy làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng, phòng trừ sâu bệnh ngay từ đầu vụ vụ là một trong những biện pháp hữu hiệu, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất vụ đông xuân đã đề ra.

Thục Quyên



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tập trung chăm sóc lúa vụ hè thu
22:50 12/06/2024

Năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 23.500 ha lúa vụ hè thu. Từ thời điểm xuống vụ đến nay, thời tiết có thuận lợi hơn những năm trước, ít nắng nóng, lúa sinh trưởng ...

Chủ động sản xuất vụ đông xuân
23:00 21/12/2022

Vụ đông xuân 2022-2023, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 25.500 ha lúa, 3.500 ha ngô, 3.000 ha lạc… Hiện tại, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tập ...

Tập trung xuống giống lúa vụ đông xuân
22:25 07/01/2025

Vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Thời điểm này, ngành nông nghiệp, chính quyền ...

Đồng hành, chung sức xây dựng nông thôn mới

Đồng hành, chung sức xây dựng nông thôn mới
11:15 tối Thứ 6

QTO - Thực hiện phương châm “Hướng mạnh về cơ sở”, những năm qua, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh Quảng Trị luôn đồng hành, chung sức với...

Gắn bó trọn đời với nghề truyền thống

Gắn bó trọn đời với nghề truyền thống
12:27 06/12/2017

(QT) - Ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng có nhiều gia đình theo nghề làm nước mắm truyền thống của cha ông từ lâu đời. Trong số đó vợ chồng bà Võ Thị Thơi (80 tuổi) và...

Thời tiết

21°C - 27°C
Nhiều mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long