
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của người dân, những năm qua, cuộc sống của những người mang họ Bác Hồ ở các bản làng phía Tây Quảng Trị đang từng ngày đổi thay. Đời sống vật chất cũng như tinh thần đã có bước phát triển vượt bậc, từng bước thu hẹp khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi. Diện mạo của những bản làng cũng ngày một đổi thay, ấm no và trù phú hơn.
![]() |
Cây cà phê mang lại nguồn thu nhập cho người dân xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa |
Đã hơn 50 tuổi nhưng ông Hồ Ra Via người dân tộc Vân Kiều ở tại thôn Doa Củ, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa vẫn ngày 2 buổi cần mẫn ra rẫy cà phê có diện tích hơn 5 ha của mình để làm cỏ, bón phân. Theo ông Via, nhờ những gốc cà phê được trồng từ năm 1997 này mà gia đình ông mua được gạo, làm được nhà, có của ăn của để. Trước đây đời sống kinh tế của gia đình ông phụ thuộc vào mấy rẫy lúa, ngô nhưng thường xuyên bị mất mùa, cuộc sống luôn bị đói nghèo đeo bám. Vào khoảng thời gian đó, ông mạnh dạn vay mượn, xin mua nợ cây giống, phân bón để trồng 1 ha cà phê Catimor, dần dà ông đã mở rộng diện tích cà phê của mình lên hơn 5 ha. Năm cao nhất ông thu được gần 70 tấn cà phê, trừ chi phí ông thu lãi hơn 370 triệu đồng. Mô hình kinh tế của gia đình ông Via là một điển hình trong việc thay đổi tập quán canh tác phụ thuộc vào rừng được nhiều người dân học tập và làm theo. “Trước đây trồng cây cà phê đến mùa thu hoạch mình phải gùi trên lưng đi bộ băng rừng mấy chục cây số ra thị trấn Khe Sanh để bán. Giờ có con đường Hồ Chí Minh rộng thênh thang chạy ngang trước xã nên đến mùa cà phê là thương lái tìm đến tận vườn để thu mua. Vài năm trở lại đây, nhiều người chặt phá hoặc bỏ mặc không chăm sóc cà phê nhưng mình vẫn đi tìm mua cây giống mới về trồng chứ quyết không để đất hoang, vì nhờ cây cà phê mà mình làm được nhà, mua được máy cày, xe máy…”, ông Via nói.
Phó Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Phan Ngọc Long cho biết: Nhà nước đã quan tâm đầu tư làm đường giao thông từ trung tâm xã vào đến thôn, bản, kéo điện lưới, tạo điều kiện cho đồng bào sản xuất, buôn bán, góp phần tạo nên diện mạo trù phú cho mảnh đất này. Chỉ tay về phía khu đồi chìm khuất trong mây mù bao phủ, anh Long chia sẻ: “Trong định hướng phát triển lâu dài, Hướng Phùng sẽ kết hợp hài hòa nông nghiệp với dịch vụ, thương mại. Phát triển nông nghiệp là để bảo đảm đủ lương thực cho người dân. Còn dịch vụ, thương mại sẽ tạo nên diện mạo trù phú hơn của một thị tứ miền biên ải. Và nơi đây sẽ tiến kịp, gần hơn với miền xuôi trong tương lai không xa”.
Đến xã A Xing, hỏi về chuyện phát triển kinh tế mọi người ai cũng nhắc đến gia đình ông Hồ Văn Hảo, người dân tộc Pa Kô ở thôn A Máy. Trao đổi với chúng tôi, ông Hảo cho biết: Cuộc sống của gia đình tôi chỉ thực sự thay đổi kể từ khi Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa có mặt trên địa bàn. Trong lúc nhiều hộ gia đình khác còn chần chừ với loại cây trồng mới này thì tôi đã mạnh dạn khai hoang 4 ha đất để trồng sắn, mang lại thu nhập hàng năm gần 100 triệu đồng.
Học tập gia đình ông Hảo, nhiều hộ gia đình ở xã A Xing đã tích cực khai hoang đất đai mở rộng diện tích trồng sắn, mang lại thu nhập từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng. Theo Phó Bí thư Đảng ủy xã A Xing Nguyễn Minh Khánh, là địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô chiếm hơn 80% nên trước đây tình trạng thiếu lương thực là nỗi ám ảnh của người dân nơi đây. Trước thực trạng đó, lãnh đạo xã A Xing đã lặn lội tìm đến các địa phương học tập kinh nghiệm thoát nghèo và vận động người dân ngoài cây lúa phải trồng thêm sắn, ngô, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả để vừa giải quyết bài toán lương thực, vừa vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Đến nay toàn xã đã có hơn 478 ha sắn và hàng trăm héc ta các loại cây trồng khác như ngô, nghệ, gừng, tiêu, cà phê, cao su, xoài, nhãn, chuối, dứa, bời lời… “Việc chuyển đổi sản xuất từ “phát, đốt, cốt, trỉa” sang trồng các loại cây trồng mới, đặc biệt là trồng sắn đã mang lại thu nhập cao cho bà con đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở xã A Xing nói riêng và các xã vùng Lìa nói chung. A Xing đang ngày một đổi thay, người dân ngày càng tin tưởng vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần bảo vệ vững chắc an ninh biên giới quốc gia”, ông Khánh khẳng định.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, các huyện miền núi phía Tây “thay da đổi thịt” như ngày hôm nay là nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, phục vụ tốt đời sống sản xuất và dân sinh; lựa chọn những cây trồng, vật nuôi phù hợp và hướng dẫn người dân cách thức sản xuất. Nhờ vậy, đến nay các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã và các thôn, bản; hệ thống điện lưới, điện thoại, trạm y tế, trường học, nước sinh hoạt, công trình thủy lợi cơ bản được hoàn thiện. Giờ đây đi dọc theo tuyến Quốc lộ 9 và đường Hồ Chí Minh, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự thay da đổi thịt của vùng đất này với những dãy nhà khang trang, kiên cố trải dài hai bên đường. Người Vân Kiều, Pa Kô mang họ Hồ của Bác hôm nay không bao giờ quên ơn của Đảng, Bác Hồ đã mang đến cho đồng bào cuộc sống độc lập, tự do và ấm no, hạnh phúc… Không ít chàng trai, cô gái người đồng bào Vân Kiều, Pa Kô không phụ lòng cha ông, phấn đấu trong học tập để trở thành những kĩ sư, bác sĩ, thầy giáo. Họ đã và đang nối tiếp con đường cha ông đã chọn: tiếp tục phấn đấu để xứng đáng là những người con được vinh dự mang họ Bác Hồ.
Thục Quyên
Với những chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước cho vùng dân tộc miền núi, cùng tinh thần chịu khó học hỏi, nỗ lực vươn lên, thời gian qua, trên địa ...
Nhìn lại chặng đường 55 năm xây dựng và phát triển 9/7 (1968 - 2023), phải trải qua muôn vàn khó khăn, gian khổ nhưng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện ...
Khi cái rét cuối đông dần tan là lúc sắc xuân mang theo sự đủ đầy hiển hiện trên nhiều bản làng ở phía Tây Quảng Trị. Sự đổi thay mang theo khát vọng của người ...
Trên những bản làng ở đại ngàn miền Tây Quảng Trị, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, diện mạo nông thôn mới đang thay da đổi thịt. Có được điều này, ...
Thời gian qua, cùng với những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo kịp thời từ cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng người ...
Xã Lìa, huyện Hướng Hóa có phần lớn đồng bào dân tộc Pa Kô sinh sống. Đây là một vùng quê giàu truyền thống cách mạng của những người con mang họ Bác Hồ một ...
Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh ...
Bình quân mỗi năm, qua nhiều kênh phân phối, hơn 200.000 tấn nông sản được sản xuất trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông được tiêu thụ trên thị ...
QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...
QTO - Trong quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh, hình ảnh người phụ nữ không chỉ gắn liền với gian bếp, thửa...
(QT) - Ngày 17/11/1984, Công ty Cao su Bình Trị Thiên, tiền thân của Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị được thành lập. Từ ngày thành lập đến nay, để phù hợp với chủ trương đổi...
(QT) - Sở hữu bờ biển dài 75 km và đảo Cồn Cỏ với nhiều bãi biển đẹp, cát trắng, nước trong xanh và hệ sinh thái tương đối nguyên sơ, trong lành nhưng sản phẩm du lịch biển,...
(QT) - Nếu như năm 1989, diện tích rừng toàn tỉnh là 98.626 ha trong đó có 20.364 ha trừng trồng, độ che phủ đạt 19,5% thì đến nay, diện tích rừng đạt 253.465 ha, trong đó có...
(QT) - Những năm gần đây phát triển lâm nghiệp không chỉ mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người trồng rừng sản xuất mà còn góp phần tăng độ che phủ rừng trên địa bàn, cải...
(QT) - Vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh Quảng Trị dự kiến gieo cấy khoảng 24.000 ha lúa. Nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất vụ hè thu đạt kết quả cao, trong những ngày qua, các địa...
(QT) - Vào một ngày trung tuần tháng 4/2019, chúng tôi có dịp đến trụ sở UBND xã Tà Rụt, huyện Đakrông. Mới hơn 8 giờ sáng, đã thấy xe máy dựng kín trước trụ sở của xã, hàng...