Cập nhật: Thứ 6, 21/11/2008 | 16:39 GMT+7

Đội nữ Vân Kiều kéo xe tự quản

Đến cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (Hướng Hóa), du khách thường thấy những chiếc xe kéo chất đầy hàng đi về cửa khẩu, số khác nằm ngay ngắn hai bên lề đường. Ở đây không hề có tình trạng to tiếng, tranh giành khách lẫn nhau. Đó là đội xe kéo tự quản của 20 chị em Vân Kiều ở bản Ka Tăng. Thiếu tá Lê Quốc Hưng, cán bộ tăng cường của đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Bí thư chi bộ bản Ka Tăng cho biết: “Trước đây, cuộc sống của bà con bản Ka Tăng gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều chị em phải làm nghề bốc vác thuê trong cảnh tranh giành khách rất lộn xộn. Nhưng từ khi đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nhận đỡ đầu cho bản Ka Tăng (năm 2005 đến nay), tình trạng trên đã không còn xảy ra” Chị Nguyễn Thị Thương, Tổ trưởng xe kéo tự quản cho biết: “Từ khi được các chú Biên phòng giúp đỡ, tạo điều kiện cho chị em mua xe ba gác qua lại cửa khẩu kéo hàng thuê, công việc của chị em đỡ vất vả hơn rất nhiều, nguồn thu cũng rất ổn định” Cặm cụi khuân hàng lên xe, em Hồ Thị Hằng (19 tuổi) ở bản Ka Tăng tâm sự: “Em làm nghề bốc vác thuê 7 năm rồi, cách đây 3 năm em chuyển sang kéo xe. Trước đây nhỏ như em toàn bị các chị giành khách, có khi còn bị đánh nữa, nhưng từ khi có sự giúp đỡ của các chú Biên phòng, em có điều kiện làm ăn rất thuận lợi” Bên kia đường, chị Hồ Thị Dư đang ngồi đếm số tiền công vừa kiếm được, tươi cười cho biết: “Mình về làm dâu bản Ka Tăng đã 5 năm nay, nhà không làm được lúa nước nên thiếu ăn quanh năm, nhờ có chiếc xe ba gác mà mỗi ngày mình kiếm đủ gạo cho cả nhà 7 người và mua sữa cho 2 con nhỏ”. Có thâm niên nhất trong nghề bốc vác thuê ở cửa khẩu này là chị Pỷ Hiền. Đến nay, chị đã trải qua tròn 20 năm làm nghề bốc vác và kéo thuê hàng bằng xe ba gác. “Trước đây ngày nào mình cũng đi bốc vác thuê, có khi vác trên vai hơn nửa tạ hàng. Từ khi sắm được xe ba gác, mình đỡ vất vả hơn nhiều. Tuy tiền công kéo xe mỗi ngày từ 30-50 nghìn đồng, nhưng ổn định, có tiền mua sách vở cho 8 đứa con. Mình cực cả đời rồi, giờ cố nuôi con ăn học cái chữ, nở mặt nở mày với bản làng”. Ông Hồ Văn Hoài, trưởng bản Ka Tăng cho biết: “Bản có 150 hộ dân với hơn 670 nhân khẩu. Trước đây hộ nghèo chiếm đến 80%, nhưng 3 năm lại đây nhờ có thu nhập từ việc kéo hàng thuê nên giảm xuống còn 35%. Bà con chúng tôi ai cũng vui cái bụng, cuộc sống được như bây giờ là nhờ ơn của mấy chú bộ đội Cụ Hồ giúp đỡ”. Ngoài việc mưu sinh, những chuyến xe kéo ở bản Ka Tăng còn chở nặng nghĩa tình. Chị Nguyễn Thị Thương, tổ trưởng kéo xe tự quản ở cửa khẩu quốc tế Lao Bảo cho biết: “Tổ xe kéo do mình quản lý gồm 20 thành viên. Mỗi tháng, mỗi người góp 10 ngàn tiền quỹ để thăm hỏi lúc có chị em ốm đau, giúp đỡ những gia đình khó khăn, hoạn nạn, tặng quà cho các cháu thiếu nhi vào dịp lễ tết và thưởng cho các cháu học sinh đạt danh hiệu học giỏi hàng năm. Ngoài ra, gia đình nào không có điều kiện sắm xe kéo, chị em trong tổ luôn sẵn lòng cho họ đi làm chung, hoặc hôm nào có xe rảnh các chị cho chị em trong bản mượn để đi làm ”. Em Hồ Thị Hoang tâm sự: “Bố em mất cách đây 5 năm rồi, còn mẹ thì đi bước nữa để lại cho em 9 đứa em. Nhờ các cô trong đội xe tự quản giúp đỡ nên em đỡ vất vả hơn. Bây giờ các em một buổi đi học, buổi còn lại đi làm cùng với các cô”. Không chỉ giúp đỡ bà con trong thôn bản, hễ được Nhà nước hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi là tổ xe kéo bản Ka Tăng lại cặm cụi chở một phần qua biên giới giúp đỡ bản anh em kết nghĩa. Quây quần bên ché rượu cần ấm áp trong ngôi nhà sàn, tiếng nói cười của già làng Hồ Văn Thăng cùng bà con dân bản vang lên trong niềm hân hoan của cuộc sống ấm no. Có đến Ka Tăng bây giờ mới thấy hết tình người trên bản vùng cao này.

PHAN VĨNH YÊN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cậu bé Vân Kiều khuyết tật
22:45 07/10/2022

Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Hồ Thanh Lâm (6 tuổi), người dân tộc Vân Kiều ở bản Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, ...

Điểm sáng trong phong trào cứu trợ nhân đạo

Điểm sáng trong phong trào cứu trợ nhân đạo
09:31 21/11/2008

Huyện Vĩnh Linh có 22 xã, thị trấn với tổng số dân 91.035 người/23.729 hộ, trong đó, số hộ nghèo chiếm 3.774 hộ, 1.987 người nhiễm chất độc da cam, 5.455 người khuyết tật. ...

Những địa chỉ cần giúp đỡ

Những địa chỉ cần giúp đỡ
09:23 21/11/2008

* Một ước mơ nhỏ Bà Trần Thị Tăng đang chăm sóc  cháu nội Nguyễn Đức Thắng 13 tuổi bị nhiễm chất độc da cam Cháu Nguyễn Đức Thắng, 13 tuổi, ở khu phố 6, phường 5, Đông Hà khi...

Cô giáo tận tụy với nghề

Cô giáo tận tụy với nghề
08:16 21/11/2008

Đến Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong bây giờ mọi người đều biết đến tấm gương vượt khó của cô giáo Trần Thị Quyên.  Năm 1976, khi vừa tốt nghiệp...

Thời tiết

24°C - 30°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long