
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Mới gặp anh Phan Chung tháng trước, thấy anh vẫn vạm vỡ, khỏe mạnh, giọng nói sang sảng; anh còn chia sẻ với tôi chuyện vui của gia đình, vậy mà giờ anh đã ra đi. Tuy cách xa về tuổi tác, lại thuộc hai thế hệ khác nhau, nhưng tôi với anh có một vài kỉ niệm, đó là những lần tôi có dịp tháp tùng anh đi về cơ sở khi anh còn ở cương vị Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị. Sau này khi về nghỉ hưu, thỉnh thoảng có dịp gặp, anh vẫn thường chia sẻ với tôi những suy nghĩ về sự phát triển đi lên của quê hương. Anh còn nhiệt tình cộng tác với Báo Quảng Trị nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng.
![]() |
Còn nhớ năm 2012, nhân kỉ niệm 40 năm ngày giải phóng huyện Gio Linh, Ban Tuyên giáo Huyện ủy Gio Linh phối hợp với Ban Biên tập Báo Quảng Trị giới thiệu cuốn sách của anh Phan Chung, nguyên Bí thư Huyện ủy Gio Linh với tiêu đề “Theo dòng kí ức” (Nhà xuất bản Đại học Huế). Tôi được phân công viết lời giới thiệu cuốn sách. “Theo dòng kí ức” là cuốn sách tập hợp những bài viết của anh Phan Chung và một vài tác giả viết về anh - về những năm tháng hoạt động, công tác sôi nổi, hào hùng và những kỉ niệm sâu lắng, không phai mờ. Tuy chưa đầy đủ và toàn diện, nhưng qua phác thảo của cuốn sách đã thể hiện rõ hình ảnh của anh Phan Chung, người chiến sĩ, người lãnh đạo trung thành, gần gũi, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng quê hương.
Thời còn công tác cũng như khi về nghỉ hưu, anh Phan Chung rất quan tâm đến hoạt động báo chí, văn học nghệ thuật. Anh tham gia viết báo như là nhu cầu tự thân, là phương tiện để hoạt động cách mạng, để tổng kết thực tiễn, để suy ngẫm về lẽ đời… Qua những trang viết của anh, chúng ta nhận thấy hiện lên một cách sinh động một thời đấu tranh cách mạng gian khổ nhưng hào hùng trên quê hương của anh. Mỗi bài viết là một bài học cách mạng, ở đó có thể thấy được tấm lòng của người chiến sĩ cộng sản sinh ra từ nhân dân; sống, chiến đấu đều dựa vào dân, bảo vệ dân. Những câu chuyện như “Hai lần giả đau để cứu thoát cán bộ” thể hiện sự gan dạ, thông minh, nhanh trí, tình cảm của người dân bảo vệ cán bộ cách mạng trước móng vuốt của kẻ thù; hay sự dí dỏm, thâm thúy qua những mẫu chuyện như “Hô lộn”, kể chuyện tên đồn trưởng cảnh sát Võ Xá tại lễ gọi là “Quốc khánh” của chế độ Sài Gòn đã lúng túng hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm”; chuyện “Tổng thống hút thuốc bọ” kể một bà mẹ ở quê chơi khăm quân địch bằng cách đốt ảnh Ngô Đình Diệm ở môi rồi lập luận với quân địch là cho tổng thống hút thuốc bọ nên bị cháy; chuyện “Đánh xe địch bằng… cứt trâu” kể chuyện quân ta cài mìn giữa đường, ngụy trang bằng cứt trâu để xóa giấu vết, diệt được xe của đối phương… Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện đời thường dung dị của anh trong kháng chiến, thể hiện trí thông minh của những du lích quân, những người chân đất đầu trần mà đối diện với vũ khí tối tân của kẻ thù, họ chỉ có một tinh thần gan dạ và ý chí kiên quyết đánh đuổi ngoại xâm để giải phóng quê hương.
Có một câu chuyện anh Phan Chung viết về cuộc gặp lại “đối phương” trong hoàn cảnh trớ trêu mà vẫn mang tính nhân văn. Đó là chuyện “Gặp lại người hạ sĩ coi tù năm ấy”. Anh kể, thời bị địch bắt giam cầm ở nhà lao Quảng Trị vào cuối năm 1956, chúng đưa anh và nhiều tù nhân khác đi làm vệ sinh ở thị trấn Đông Hà. Hằng ngày, anh và bạn tù được một viên cảnh sát là hạ sĩ Ba đến dẫn đi quét rác, vệ sinh cống rãnh trong khu vực nội thị trấn. Hạ sĩ Ba thuộc diện gia đình nghèo khổ, vợ bán hàng gia vị ít ỏi ở chợ Đông Hà để kiếm sống qua ngày; ông Ba được những người tù cảm hóa nên không có hành động gì khắc nghiệt trong việc quản lí tù nhân, ngược lại còn tỏ ra dễ chịu. Thời gian thấm thoắt trôi qua 20 năm, đến năm 1978, khi anh Phan Chung được phân công về công tác ở cơ quan Thị ủy Đông Hà với chức vụ Bí thư Thị ủy, tình cờ lúc ra kiểm tra thị trường ở chợ, anh gặp lại viên cảnh sát coi tù ngày trước, bấy giờ đang làm công việc thu gom rác ở chợ. Khi nghe anh Phan Chung nhắc lại chuyện 20 năm trước ông Ba dẫn anh và những người tù cộng sản đi quét rác, mặt ông Ba bừng tái nhớ ra, mồ hôi nhễ nhại trên mặt, bày tỏ: “Tôi và gia đình hết sức cảm ơn các ông vì đã không định kiến với những người làm trong hàng ngũ cảnh sát của chế độ cũ như tôi mà sau này còn cho tôi việc làm…”. Câu chuyện làm ấm lại tình người sau cuộc chiến.
Ở một góc nhìn khác, qua kí ức của một số văn nghệ sĩ, trong họ chất chứa kỉ niệm đong đầy về anh Phan Chung, người Bí thư Huyện ủy Bến Hải lúc nào cũng “ba cùng” với nhân dân, chỉ đạo sản xuất với những ý kiến sắc sảo, đi trước thời cuộc. Trong cuộc sống, công tác, anh biết quý trọng tài năng, phát huy vai trò của văn hóa văn nghệ để xây dựng nền văn hóa địa phương theo phương châm của Đảng: Tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc… Ngay cả khi đã rời cương vị lãnh đạo, anh vẫn dành nhiều tâm huyết cho quê hương. Khi thấy ngành chức năng dở bỏ cây cầu Hiền Lương lịch sử (năm 1999), anh ưu tư về việc bảo tồn cầu Hiền Lương qua bài viết “Cầu Hiền Lương (cũ), tồn tại hay không tồn tại?”, kiến nghị giữ lại cầu Hiền Lương cũ với tư cách là người đã một thời chứng kiến nỗi đau chia cắt và đoàn tụ của dân tộc trên mảnh đất này. Chính ý kiến của anh cùng nguyện vọng của đông đảo cán bộ và nhân dân Quảng Trị đã tác động để rồi sau đó Bộ Giao thông - Vận tải quyết định phục chế lại cầu Hiền Lương cũ (xây dựng năm 1952), để hôm nay mỗi người con đất Việt đến đây có thể hồi tưởng lại nỗi đau một thời đất nước bị chia cắt dưới tham vọng của ngoại bang cũng như khát vọng thống nhất non sông của người dân đôi bờ sông tuyến.
Cách đấy mấy năm, khi anh Phan Chung đến tòa soạn báo thăm, qua trò chuyện với anh tôi được biết thêm khởi nguồn ban đầu của lễ hội “Thống nhất non sông”. Bây giờ thì lễ hội “Thống nhất non sông” đã trở nên quen thuộc và đã trở thành một lễ hội cấp quốc gia được tổ chức hằng năm vào dịp kỉ niệm ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4) nhưng ít ai biết rằng lễ hội này đã từng được tổ chức từ nhiều năm về trước, khi đất nước còn đang trong thời buổi khó khăn. Anh Phan Chung kể, cách đây hơn 30 năm, nhân kỉ niệm 10 năm ngày thống nhất đất nước (1985), huyện Bến Hải lúc đó quyết định lấy ngày đại thắng 30/4 của dân tộc làm ngày truyền thống của huyện. Dù hồi đó đời sống còn khó khăn nhưng vào dịp này, đồng bào các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Vĩnh Linh vẫn góp gạo, thịt, cá... để ăn mừng ngày thống nhất non sông.
Người ta nói, muốn hiểu một con người, hãy xem người khác nghĩ về họ sau khi họ đã ra đi. Hôm đưa anh Phan Chung về lại với đất đai quê nhà của anh ở Trung Hải, Gio Linh, tôi còn nghe nhiều “người trong cuộc” kể về bao kì tích đánh giặc giữ nước của thế hệ cha anh, mà anh Phan Chung, cán bộ cách mạng cốt cán nằm vùng là người tiêu biểu. Anh từng nổi tiếng với chỉ huy cách đánh dùng cóc bỏ vào hộp có thuốc lá làm cho cóc nhảy, gây tiếng động, làm tê liệt hệ thống công trình quân sự có cỡ - hàng rào điện tử mang tên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Mc.Namara. Hãy thử tưởng tượng xem hàng rào điện tử gồm 12 lớp kẽm gai chồng nhau cao 3 mét, trên mặt hàng rào có cài mìn tự động, dưới hàng rào là bãi mìn dày đặc rộng hàng trăm mét, trên hàng rào có “cây nhiệt đới” nhằm phát hiện mọi xâm phạm trong phòng tuyến. Các cứ điểm có hệ thống đèn pha cực mạnh để chống xâm nhập ban đêm, tưởng chừng con chuột cũng không thể chạy qua, thế nhưng hàng rào này dần dần bị vô hiệu hóa bởi sự gan dạ, mưu trí của quân và dân Gio Linh mà người lãnh đạo nhân dân đánh giặc là anh Phan Chung. Ngoài dùng cóc để phá hệ thống báo động của hàng rào điện tử, du kích Trung Hải, Trung Sơn, Trung Giang ngày đêm khống chế không cho đối phương tự do hoạt động bằng cách vây ép, bắn tỉa... Cuối cùng thì phòng tuyến Mc.Namara bị phá nát bởi sức tiến công của quân giải phóng; khu căn cứ Quán Ngang hùng hậu của quân lực Sài Gòn cũng cùng chung số phận vào những ngày đầu năm 1972.
Thế đấy, người đã ra đi về cõi vĩnh hằng nhưng chiến công một thời đã qua và tầm nhìn thời cuộc của anh Phan Chung thì vẫn còn ở lại. Bởi thế mà trong lời kết giới thiệu tập sách của anh tôi đã viết rằng, bạn đọc hãy cùng tôi “Theo dòng kí ức” để suy ngẫm, chiêm nghiệm cùng anh Phan Chung - những vấn đề tưởng đã xưa cũ nhưng vẫn luôn tươi mới, cả hôm nay và có thể cả mai sau.
Minh Tứ
Đầu xuân rồi, trong cuộc gặp gỡ đồng hương Quảng Trị ở TP. Hồ Chí Minh, thật vui với tôi là được gặp gỡ và hội tụ nhiều bạn bè, anh em, đặc biệt là các cây bút ...
Trên chuyến xe bus Cao Bằng - Hà Quảng, một ngày đầu tháng 5, tôi ghé về thăm Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Pác Bó. Dọc tỉnh lộ 203, đoạn đường dài hơn ...
Những ngày tháng 4 lịch sử, thời điểm cả nước đang nô nức kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 (1975-2025), chúng tôi có dịp gặp ...
Chuyện đời, có những người viết để trở thành nhà văn, nhà nghiên cứu, viết để lưu danh mai hậu, nhưng cũng có những người viết chỉ để mà viết. Viết như là dự ...
“Tôi tên thật là Huỳnh Công Út. Khi vào làm việc cho Hãng tin Associated Press (AP) thì người Mỹ không gọi được chữ “Huỳnh” nên từ đó, người ta gọi tôi là Nick ...
Sáng 19.7 tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam, Liên Chi hội Nhà báo Bộ VHTTDL phối hợp cùng Bảo tàng Báo chí Việt Nam (Hội Nhà báo Việt Nam) tổ chức chương trình ...
“Có nằm mơ, tôi cũng không nghĩ cơn lốc năm ấy lại có thể cuốn đi tất thảy mọi thứ tốt đẹp nhất cuộc đời mình”, anh Nguyễn Khắc Lưu (sinh năm 1978), hiện sống ...
Cuộc đời nhà báo Đỗ Quảng như một dòng sông lớn, khi nước chảy xiết, khi lại lặng lẽ thâm sâu và luôn là một dòng sông đầy ắp phù sa, cuộn chảy không mệt mỏi. ...
QTO - Trên hành trình dựng xây quê hương sau ngày đất nước thống nhất, Quảng Trị hôm nay đang chứng kiến sự chuyển mình mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực đời sống,...
QTO - Trong sổ tay công tác của tôi còn ghi rõ, vào ngày 31/3/2016, Bộ Tư lệnh Hải quân phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc triển lãm “Đặc...
(QT) - Qua hai năm thực hiện Nghị quyết số 364-NQ/ĐUCA, ngày 23/11/2016 của Đảng ủy Công an tỉnh về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chỉ huy...
(QT) - Từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên chiến trường biên giới phía Bắc rồi về quê hương cống hiến, làm cán bộ địa phương nhưng vẫn chưa yên phận, người cựu binh này còn...
(QT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Triệu Phong xuất hiện nhiều cách làm hay, giải pháp đồng bộ trong thực hiện Chỉ thị 05 - CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và...
(QT) - Cùng với chính sách thu hút đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh (SXKD), những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị luôn...
(QT) - Sáng ngày 21/5/2019, Quốc hội thảo luận về Luật Giáo dục (sửa đổi). Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị HOÀNG ĐỨC THẮNG có ý kiến sau đây:
(QT) - Thời gian qua, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động xã hội rộng lớn do Mặt trận và các tổ chức thành viên huyện Cam Lộ phát động ngày càng đi vào cuộc sống...