
{title}
{publish}
{head}
Em có nhớ góc phố buồn u tối Ta thường qua, lặng lẽ bước thâm trầm Nhạc dang dở, than nỗi đời rắc rối Không gian thầm dâng nhẹ hương hoàng lan Yêu đến đỗi. Lòng cũng buồn đến đỗi Nói hoài rồi. Cần lắm, phút lặng im Hơi thở nhẹ lẫn mùi hoa bối rối Dáng em đi tóc xoã phủ vai mềm Phố u tối. Tình yêu không lối thoát Lòng chơi vơi theo chiếc lá thu buông Đêm Hà Nội. Hai người. Hai cái bóng Nhạc tắt rồi, giai điệu vẫn còn vương Anh đếm được những bước chân quanh quẩn Đang dẫn vào những lối hẹp mê cung Phố u tối. Những nỗi buồn thăm thẳm Cắm đinh sâu vào ván-gỗ-đời-mình Ngô Văn Phú Thời sinh viên, chúng tôi hay chuyền tay nhau đọc bài thơ này rồi chép cẩn thận vào trong cuốn sổ thơ. Có một cái gì đó rất quen thuộc khi chạm vào những câu thơ nhẹ nhàng, da diết ấy. Là không gian rất đặc trưng của Hà Nội hay chính tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ?. Chỉ biết cái tên Ngô Văn Phú đã đi vào tâm hồn những người yêu thơ chúng tôi bằng chính sự giản đơn, mộc mạc mà rất đỗi mềm mại và tràn trề cảm xúc. Khi biết Ngô Văn Phú là tác giả của rất nhiều bài thơ đã được học từ nhỏ, tôi thực sự khó tìm được nét chung giữa “Mây và bông”, “Chim ngói”, “Tí xíu” (được đưa vào sách giáo khoa dành cho bậc tiểu học) với “Phố buồn”, “Hoa trắng tình yêu” hay những câu chuyện tiểu thuyết lịch sử như “Người đẹp ngậm oan”, Gươm thần Vạn Kiếp” (cùng một tác giả)... Về đề tài thiếu nhi, lối văn của Ngô Văn Phú rất dí dỏm, gần gũi với lứa tuổi. Về tình yêu, man mác trong thơ ông những hoài niệm về cuộc tình xa. Còn ở đề tài truyện lịch sử thì Ngô Văn Phú cũng rất tài tình trong lối dẫn dắt người đọc đi vào những tình tiết hấp dẫn, gay cấn. Ở thể loại nào, Ngô Văn Phú cũng thành công và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả. Ông là tác giả của hơn 200 đầu sách đủ các thể loại văn thơ, dịch thuật, nghiên cứu phê bình, truyện lịch sử... “Phố buồn ” là một trong những bài thơ tình được yêu thích nhất của ông. Trong cuộc sống, ai cũng mang trong mình một bóng dáng yêu thương. Nhân vật trữ tình trong bài thơ cũng thế, cho dù hình ảnh đó bây giờ chỉ còn trong ký ức. Một không gian bàng bạc nỗi buồn được mở ra ngay từ đầu bài thơ: “ Em có nhớ góc phố buồn u tối/Ta thường qua, lặng lẽ bước thâm trầm/Nhạc dang dở, than nỗi đời rắc rối/Không gian thầm dâng nhẹ hương hoàng lan”. Lời thơ như muốn gợi lên kỷ niệm với em, về một góc phố hẳn đã ghi dấu kỷ niệm với hai người. Có chút gì đó rất tĩnh lặng, gợi nhớ. Nhưng đó không hẳn chỉ đơn thuần là một bức tranh về một con phố. Tác giả đã mượn cảnh để nói lên tâm trạng con người, được xen kẽ, dẫn dắt một cách khéo léo: ” Yêu đến đỗi. Lòng cũng buồn đến đỗi/Nói hoài rồi. Cần lắm, phút lặng im/Hơi thở nhẹ lẫn mùi hoa bối rối/Dáng em đi tóc xoã phủ vai mềm”. Không gian trong thơ thật tĩnh lặng, đến mức nhân vật trữ tình có thể cảm nhận được hơi thở lẫn với mùi hoa. Đến đây, người đọc như vỡ vạc ra nỗi niềm thầm kín mà chàng trai muốn nói, về tình yêu của mình. Một tình yêu mà dù chia xa vẫn đọng lại trong tim chàng trai nỗi nhớ nhung ngập tràn. Nên dù trong hồi ức, cảnh vật và lòng người vẫn hiện lên vẹn nguyên, từ góc phố, mùi hương và nốt nhạc cho đến “ Dáng em đi tóc xoã phủ vai mềm”. Khi nhân vật trữ tình đang mang tâm trạng trong lòng thì nhìn đâu cũng thấy một nỗi buồn trĩu nặng, như Nguyễn Du từng nói: “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Buồn. Một nỗi buồn hiện lên thật rõ ràng mà nhân vật có vẻ không muốn giấu giếm. Nó hiển hiện ngay trong từng câu thơ, trong từng lời thơ và bao trùm lên toàn bộ bài thơ. Có rất nhiều khoảng trống, im lặng, ngưng nghỉ và tràn đầy cảm xúc: “ Phố u tối. Tình yêu không lối thoát/Lòng chơi vơi theo chiếc lá thu buông/Đêm Hà Nội. Hai người. Hai cái bóng/Nhạc tắt rồi, giai điệu vẫn còn vương ". Tình yêu của họ hình như gắn chặt với con phố, với những hình ảnh thân quen của Hà Nội. Đến đây, địa danh trong thơ hiện lên rõ ràng. Vẫn là những câu chữ mềm mại, vẫn là nhịp thơ ngắt quãng và một không gian im ắng đến lạ kỳ. Chỉ có tiếng lá buông nhè nhẹ và giai điệu của một bản nhạc còn vương vấn trong không gian. Tình yêu không lối thoát đã đẩy đưa hai người đi về hai phía. Mang theo âm hưởng của một cuộc tình không tới bến đó, nhân vật đã khiến cho độc giả phải day dứt theo nhịp trái tim mình. Nhịp thơ như những nốt nhạc ngân, dù đã tắt nhưng giai điệu vẫn đeo bám vào hồn người, khiến lòng ai cũng “... chơi vơi theo chiếc lá thu buông”. Bài thơ kết lại cũng bằng hình ảnh con phố: ” Anh đếm được những bước chân quanh quẩn/đang dẫn vào những lối hẹp mê cung/Phố u tối. Những nỗi buồn thăm thẳm/cắm đinh sâu vào ván-gỗ-đời-mình”. Nhân vật trong bài thơ vẫn không sao thoát ra được những hình ảnh đã từng gắn bó với tình yêu của mình. Có cảm giác chàng trai không tìm ra cho mình một lối thoát mà cứ quẩn quanh bên góc phố nhỏ, bên em, bên những hoài niệm về mối tình đã chia xa. Mới thấy tình cảm của nhân vật dành cho người mình yêu mãnh liệt đến nhường nào. Câu thơ: “ Phố u tối. Những nỗi buồn thăm thẳm/cắm đinh sâu vào ván-gỗ-đời-mình ” không làm cho bài thơ trở nên nặng nề nhưng nó làm cho âm hưởng của bài thơ trở nên mênh mang hơn, sâu lắng hơn. Cuộc tình đó đã thành một vết sẹo trong ký ức của chàng trai, không dễ gì nguôi ngoai theo năm tháng... Chủ đề của bài thơ này không có gì mới ( vì tình yêu vốn dĩ là đề tài muôn thuở của thi ca), thể thơ tự do cũng không xa lạ đối với độc giả, nhưng “ Phố buồn ” lôi cuốn người đọc bởi những câu thơ mềm mại và cách giãi bày tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó là hồi ức về quá khứ của một cuộc tình không tới bến, là cảm xúc, là hoài niệm khi nhớ về những ngày tháng chia xa... Hoài Nam
Phong cách lạ, nhịp thơ cũng lạ, không giống với một Hồng Vinh nguyên tắc, chuẩn mực, ưa triết lý, đậm chất thế sự mà tôi đã biết. Dường như, từng câu từ đều ...
Nhà thơ Trúc Thông (tên thật là Đào Mạnh Thông) quê ở Hà Nam, vùng đồng bãi, sông ngòi của Nam Cao. Ông học Đại học Tổng hợp Hà Nội - ngành Văn học, sống ở Hà ...
Nhà thơ Vũ Cao tên thật là Vũ Hữu Chỉnh quê ở Nam Định. Ông làm thơ viết văn khá sớm. Ông có nhiều năm làm việc ở tạp chí Văn nghệ quân đội và giữ chức vụ Tổng ...
Anh Phạm Hòa Việt là cựu học sinh Trường Nguyễn Hoàng Quảng Trị (1962-1969), cựu sinh viên Trường Đại học Văn khoa Huế. Anh đã từng kinh qua các chức vụ khác ...
Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhân với nhạc sĩ Đỗ Nhuận và nhà thơ Tố Hữu có rất nhiều duyên nợ trên bước đường cách mạng và bước đường nghệ thuật. Bởi thế, bà đã có hai ...
Đọc “Trăng hạ huyền”, tập thơ của Nguyễn Đức Tiên trước hết ta bắt gặp một sự nuối tiếc quá khứ, sự biết ơn- lòng tri ân và những nỗi buồn man mác.
Hẳn không phải tự nhiên mà có người cho rằng, khi đông chớm sang thì thu mới thật là thu. Ở thời khắc giao mùa này chắc hẳn trong mỗi người ai cũng đều có một ...
Trong tiếng Việt, từ “miền” chủ yếu được dùng để chỉ nơi chốn, địa điểm cụ thể: miền Bắc, miền Trung, miền Nam, miền xuôi, miền ngược, miền quê, miền gái đẹp… ...
QTO - Thời gian qua, ngành giáo dục Quảng Trị chú trọng tổ chức nhiều trò chơi dân gian, môn thể thao truyền thống cho học sinh. Những trò chơi dân gian,...
VOV.VN - Kết quả bóng đá hôm nay 24/4 được người hâm mộ chú ý với những trận đấu sớm tại các giải VĐQG hàng đầu châu Âu.
Hồng Thám Khản hơi tôi gọi Làng ơi Dù xa dù ngái không vơi tình làng Bao nhiêu da diết đa mang Vun thành phận mỏng bẽ bàng trôi xuôi Quặn lòng tôi gọi Làng ơi Bên...
Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in lần đầu tiên ngồi uống cà phê cùng với Nam và Thọ. Đó là lần tôi đi cùng một người bạn, là người quen của họ, rồi gặp nhau. Ba người họ...
Đây là bức ảnh được tác giả thực hiện vào tháng 11/2007, kích thước bức ảnh 100cm x 137 cm và được in trên toan. Tác giả Trần Huy Hoan cho biết anh sẽ tặng 100% số tiền thu...
Sinh hoạt cộng đồng trong Lễ hội văn hóaTTO - Gần 200 nghệ nhân tiêu biểu của các dân tộc thiểu số ở cực bắc Tây Nguyên sinh sống trên địa bàn tỉnh Kontum đã tham dự các hoạt...
(TT&VH) - Một CĐV đã cất lên câu hát “Người ơi người ở đừng về” đã khiến rất nhiều Việt kiều ở Phuket đã không thể cầm nổi nước mắt. Hôm qua, đội tuyển và cả lực lượng...
Bà Tòng Thị Phóng, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, ông Hoàng Trung Hải, phó Thủ tướng Chính phủ đến dự.