Cập nhật:  GMT+7

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Tối nay 13/7, tại Công viên Fidel, TP. Đông Hà, Đài PT-TH Quảng Trị phối hợp với gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tổ chức Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Khúc ca Hòa bình”. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Bí thư Thành uỷ Đông Hà Lê Quang Chiến; Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 Hoàng Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến; lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các địa phương; các tổ chức quốc tế tại Quảng Trị; đông đảo các tầng lớp nhân dân, du khách gần xa tham dự.

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Phát biểu tại đêm nhạc Trịnh Công Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 Hoàng Nam nhấn mạnh: Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Khúc ca Hòa bình” nằm trong khuôn khổ Lễ hội Vì Hoà bình năm 2024. Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ có những ca khúc gắn liền với khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước. Nhạc Trịnh được coi như “dòng nhạc không biên giới” gắn kết những con người không cùng màu da - tiếng nói, vì một cõi đời chỉ có hoà bình và tình yêu.

Từ điển Bách khoa Pháp Le Million khẳng định: “Trịnh Công Sơn cất cao tiếng hát thi nhân mà đạn bom không bao giờ dập tắt được” và nhạc Trịnh đã “thấm vào lòng người như suối tưới” như Văn Cao - cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam đã nhận xét và dòng suối ngọt ngào đó đang chảy mãi với thời gian.

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 Hoàng Nam phát biểu tại Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Khúc ca Hòa bình” - Ảnh: MĐ

Với Quảng Trị, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có nhiều duyên nợ, gắn bó. Bài hát nổi tiếng “Người mẹ Ô Lý” của ông - viết về một bà mẹ Quảng Trị mà ông đã gặp trong những năm tháng đất nước còn chiến tranh.

Có thể nói nhạc phẩm này là một trong những tượng đài âm nhạc về hình ảnh người mẹ Việt Nam chịu thương chịu khó, dâng hiến, hy sinh tất thảy cho chồng con, cho gia đình và luôn ước nguyện những điều hết sức bình dị mà hòa bình sẽ đem lại cho cuộc đời của mỗi người dân nước Việt. Sau ngày đất nước hòa bình thống nhất, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã đến với Quảng Trị để tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh và tái thiết quê hương.

Trong bút ký “Nam Thạch Hãn những ngày đầu tháng ba” viết năm 1978, ông đã dự cảm về tương lai tươi sáng của Quảng Trị: “Đào một con kênh, khơi một dòng nước là hoán đổi toàn bộ cục diện của thiên nhiên và đời sống của con người... Hình ảnh một con kênh nước xanh như ngọc lại thoáng hiện trong trí óc, rồi nhường chỗ cho một nỗi nhớ khôn nguôi những con người đang pha lẫn mồ hôi mình cùng với biết bao nhiêu điều kỳ lạ còn mọc lên nơi đây”...

Hơn 40 năm kể từ ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có mặt trên mảnh đất Quảng Trị, dự cảm của ông đã thành hiện thực. Tỉnh Quảng Trị đã thực sự hồi sinh, thay da đổi thịt và đang vươn mình phát triển, vượt lên trên tro tàn đổ nát của chiến tranh. Tình cảm và mong ước về một tương lai tươi sáng cho Quảng Trị của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang được cộng hưởng trong một khát vọng chung - đó là xây dựng Quảng Trị- mảnh đất chịu nhiều đau thương mất mát trong chiến tranh trở thành nơi hội tụ của niềm tri ân, tình yêu thương, lòng nhân ái và khát vọng hòa bình bất diệt.

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn phát biểu, nói về khát khao hoà bình của chính nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong các ca khúc của ông và cảm xúc của gia đình khi được cùng tổ chức chương trình - Ảnh: MĐ

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Ca sĩ Quang Dũng thể hiện ca khúc Diễm Xưa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh: MĐ

Nghệ thuật là ngôn ngữ diệu kỳ đưa con người đến với nhau, kết nối tâm hồn bằng sự rung động của trái tim. Những giai điệu âm nhạc trong Đêm nhạc Trịnh Công Sơn mong muốn sẽ mang đến cho quý vị và các bạn nhiều cung bậc cảm xúc. Tinh thần hòa hiếu, nhân nghĩa từ trong mạch nguồn văn hóa truyền thống của dân tộc, hòa quyện với tinh hoa văn hóa của nhân loại được thấm sâu trong nhạc Trịnh trong không gian lễ hội, hy vọng sẽ góp phần đưa khát vọng hòa bình của của dân tộc Việt Nam, của Nhân dân Quảng Trị ra thế giới và đưa thế giới hòa bình bền vững đến với Việt Nam, đến với chúng ta.

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Khúc ca Hòa bình” do Giám đốc Đài PT-TH Quảng Trị Võ Nguyên Thuỷ và ông Nguyễn Trung Trực - đại diện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn làm Tổng đạo diễn; ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh đảm nhiệm vai trò biên tập ca khúc; nghệ sĩ Trần Mạnh Tuấn giữ vai trò Giám đốc âm nhạc... Đêm nhạc có sự tham gia của những nghệ sĩ gạo cội như Cẩm Vân, Quang Dũng, Đức Tuấn, và đặc biệt có sự góp mặt của ca sĩ Trịnh Vĩnh Trinh - em gái nhạc sĩTrịnh Công Sơn; nghệ sĩ violon Hàn Quốc Jmi Ko, ca sĩ gốc Mỹ Kyo York và bé Cindy đảm nhận phần giao lưu quốc tế trong chương trình, khi nhạc Trịnh không chỉ giành cho người Việt và người lớn tuổi...

Một số tiết mục ấn tượng tại Đêm nhạc Trịnh Công Sơn:

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”

Đêm nhạc Trịnh Công Sơn với chủ đề “Khúc ca Hòa bình” gồm có 3 phần. Phần 1 mang tên “Cho tôi đi nâng dậy Hòa bình”, với nội dung: Quá khứ chiến tranh đi qua trong âm nhạc Trịnh Công Sơn như một bức tranh đầy hiện thực nhưng cũng đầy tình yêu thương. Nơi đó, nhìn thấy được nỗi đau khổ của thân phận con người nhỏ bé, lầm than trong những ngày bom đạn. Nhưng âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn không chỉ có thế. Ngay trong những ca khúc phản chiến ấy, thấy rất rõ khát vọng hoà bình trong từng câu hát. Khát vọng hoà bình là tiếng nói của Nhân dân Việt Nam nói riêng và của toàn nhân loại nói chung: “Cho tôi đi xây lại chuyện tình, Cho tôi đi nâng dậy hòa bình...” Khán giả đến với những tác phẩm nằm trong tuyển chọn ca khúc Da vàng của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn như: “Chờ nhìn quê hương sáng chói”, “Người mẹ Ô Lý”, “Ca dao mẹ”, “Xin cho tôi”...

Phần 2 mang tên “Tình ca Hòa bình”, với nội dung: Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã xem Hoà bình như một điều tất yếu đi từ trong bản sắc văn hoá, bản sắc con người Việt Nam, gieo vào lòng con người tình yêu thương màu nhiệm không biên giới ấy. Và Hoà bình cũng thế, đó là khát khao mộc mạc, tự nhiên, hồn nhiên của mỗi người. Sau những ngày khát vọng “Chờ nhìn quê hương sáng chói” là một Việt Nam đã hoà bình, đẹp giản đơn và thiêng liêng. Hoà bình đẹp như những bản tình ca của tình yêu quê hương đất nước, tình yêu thương nhân loại, tình yêu thương con người. Những bản tình ca đẹp xuất hiện trong phần này như: “Diễm xưa”, “Hạ trắng”, “Còn tuổi nào cho em”, “Hành hương trên đồi cao”...

Phần 3 mang tên “Hãy yêu nhau đi”. Thương hiệu chương trình nhạc Trịnh Công Sơn của Quảng Trị cũng chính là chủ đề phần ba, khi cả thế giới cùng về nơi đặc biệt này để ngợi ca hoà bình. Hoà bình, là không phân biệt màu da, quốc tịch, giới tính, thế hệ... mà cùng nhau hướng đến tương lai tươi sáng của tình yêu, tình hữu nghị, sự chăm lo cho thế hệ mai sau. “Hãy yêu nhau đi” là thông điệp cực kỳ ý nghĩa cho chương trình này, dành cho tất cả mọi người.

Minh Đức

Tin liên quan:
  • Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”
    Đêm nhạc 22 năm nhớ Trịnh Công Sơn “Ru tình”

    Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2023, với tinh thần tương thân, tương ái, “sống trong đời sống cần có một tấm lòng”, Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, Công ty TNHH Kim Sơn, TP. Đông Hà và Nhóm nhạc Kết nối yêu thương Đông Hà phối hợp tổ chức đêm nhạc 22 năm nhớ Trịnh Công Sơn “Ru tình” vào lúc 19 giờ 30 phút, đêm 26/3/2023, tại Công viên Cọ Dầu, số 258 Hùng Vương, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị.

    Đêm nhạc Trịnh Công Sơn “Khúc ca Hòa bình”
    Trịnh Công Sơn với niềm tiên cảm “sau hòa bình”

    Chừng nào nhân loại còn khắc khoải, lo âu trước vấn đề chiến tranh và hòa bình; chừng nào con người còn phấp phỏng trước lằn ranh sinh tử; chừng nào con người còn cần chia sớt niềm vui hay nỗi buồn, niềm hạnh phúc hay nỗi đau thương; chừng nào con người thấy trước sự hữu hạn của đời người, mọi cái như tiền tài, danh vọng đều không mang theo được, duy chỉ có tình người là báu vật truyền đời, chừng đó nhạc Trịnh còn vọng mãi.


Minh Đức

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết