Cập nhật: Thứ 4, 03/09/2008 | 09:22 GMT+7

Đêm của những câu chuyện cổ tích đời thường

* 131 sinh viên được nhận học bổng lần này đều có chung hoàn cảnh khó khăn, có chung nghị lực và khát khao học tập để đạt được ước mơ của mình. Và đêm trao học bổng tiếp sức đến trường năm 2008 vừa qua được xem là đêm của những câu chuyện cổ tích đời thường...

Đồng chí Lê Hữu Phúc- UVTƯ Đảng, Chủ tịch UBND tỉnhtrao giấy chứng nhận và học bổng cho tân sinh viên trong chương trình "Tiếp sức đến trường"lần thứ 7/ 2008. Ảnh: Lê Minh
* Niềm vui của cha mẹ... Đúng 8h lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” mới chính thức truyền hình trực tiếp trên QTV nhưng từ rất sớm, các bậc phụ huynh và học sinh đã có mặt tại Nhà văn hoá trung tâm tỉnh. Trên khuôn mặt mỗi người không giấu nỗi niềm vui... Nhà ở thị trấn Bến Quan, cách trung tâm tỉnh lỵ gần 50 km nên chị Lê Thị Phú (46 tuổi) phải sửa soạn đi từ chiều để kịp có mặt trong buổi trao học bổng này. Chị muốn chia sẻ niềm vui cùng với con gái là Nguyễn Thị Tùng Trinh (sinh viên năm 2 trường Cao đẳng Y tế Huế). Hai vợ chồng chia tay đã lâu, một mình chị vất vả nuôi ba con khôn lớn. Suất học bổng 2,5 triệu đồng dành cho sinh viên nghèo từ năm thứ hai trở lên là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của Trinh và giảm đi đáng kể những khó khăn mà mẹ em phải mang nặng, nhất là sau Trinh còn có hai em đang đi học. Không giấu nỗi xúc động, chị Phú nói: “Tui định không đi, để Trinh một mình từ Huế ra nhận học bổng nhưng lại không đành. Hôm ni là ngày vui của gia đình mà, phải có mẹ có con thì niềm vui mới trọn vẹn”. Gương mặt khắc khổ, dấu ấn của những ngày nắng ngày mưa lăn lộn với những cuốc xe ôm để nuôi cả gia đình với 4 người con đi học, bác Trần Văn Phú (khóm 2, thị trấn Cam Lộ) trông già hơn nhiều so với tuổi ngoài 50 của mình. Bác cũng đã có mặt tại đây từ rất sớm, lòng chộn rộn không yên. Cả một đời vất vả, ước mơ lớn nhất trong cuộc đời bác là được thấy con học hành nên người. Đáp lại mong ước của cha, các con bác đều chăm ngoan học giỏi. Hai người con đầu của bác đều thi đỗ ba trường Đại học một lúc. Hôm nay, bác Phú về thị xã mang theo niềm vui lớn, đó là con gái Thùy An (hiện đang là sinh viên năm thứ hai trường ĐHSP Huế) vừa điện báo kỳ học vừa qua, cô bé tiếp tục đạt loại giỏi. Thay con gái đi nhận học bổng lần này, bác Phú thấy vơi bớt nỗi lo canh cánh trong lòng về chuyện tiền nong cho các con nhập trường. Bác nói: "Để có tiền cho anh em nó vào học, tui phải vay mượn Ngân hàng chính sách 14 triệu đồng. Nghe tin con được xét học bổng, tui và bà nhà tui suốt đêm không ngủ..." * Nỗi xúc động của con... Cả hội trường lặng đi khi nghe Trần Mạnh Hà, người vừa đỗ một lúc hai trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh và Bưu chính Viễn thông kể con đường học đầy gian truân của mình. Hà không có bố, mẹ ốm đau liên tục còn bà ngoại thì đã trên 100 tuổi. Vậy nên, phần lớn thời gian của Hà là ra vào bệnh viện để chăm mẹ, chăm bà. Điều kiện kinh tế gia đình quá khó khăn nhưng con đường học của Hà không vì thế mà đứt đoạn. 12 năm liên tục em đều là học sinh giỏi xuất sắc, được thầy yêu bạn mến. Lý do mà em phải nỗ lực hết sức mình, đơn giản "vì chỉ có kết quả học tập mới xoa dịu nỗi đau của mẹ". Từ xã Hướng Hiệp (huyện Đakrông), Hồ Văn Quế cũng đã có mặt tại Nhà văn hoá trung tâm từ rất sớm với tâm trạng hồi hộp khó tả. Nhà nghèo, mẹ làm ở trạm xá xã, ba làm nông lại phải nuôi 5 người con đều đi học Đại học nên số tiền 4 triệu đồng là cả một giấc mơ đối với gia đình Quế. Vì nếu không có số tiền này, cha mẹ vẫn phải vay mượn để có tiền cho Quế nhập học, rồi lại vất vả oằn lưng ra làm để trả nợ. Tiếp bước các anh chị, Quế đã bước chân vào giảng đường Đại học, trở thành sinh viên khoa Lý, trường ĐHSP Huế. Hỏi Quế "Nhận được học bổng lần này, có cảm giác thế nào?", em nở nụ cười thật hiền, đáp: "Vui chứ, ngày 5/9 em đã nhập học rồi nhưng nhà chưa có tiền. Hôm nghe các thầy ở phòng Giáo dục huyện thông báo, em liền chạy ra trạm xá khoe với mẹ, cả ba nữa, ai cũng mừng hết...". Dường như vẫn chưa hết xúc động, em tiếp: "Vô trường, em phải cố gắng học thật chăm mới được...". * Và sự sẻ chia của toàn xã hội... Đây là lần thứ 7 Câu lạc bộ Nghĩa tình Quảng Trị tại TP.Hồ Chí Minh và nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm khác tài trợ học bổng "Tiếp sức đến trường" cho sinh viên quê nhà. Bảy năm qua, đã có trên 500 sinh viên nghèo Quảng Trị được tiếp sức đến trường với tổng số học bổng trị giá hơn 2 tỷ đồng. Trong buổi tối hôm nay, nhiều nghĩa cử cao đẹp của những người con xa xứ, luôn có tâm nguyện san sẻ yêu thương cùng quê nghèo đã được nhắc đến. Đó là chuyện của gia đình ông Nguyễn Ngọc Thạch (nguyên Tổng thư ký Ủy ban Thiếu niên nhi đồng TP.Hồ Chí Minh) và gia đình nhà thơ Tạ Nghi Lễ đã trao số tiền gần 200 triệu đồng từ tiền phúng điếu đám tang để ủng hộ cho tân sinh viên Quảng Trị. Và nhiều cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng đã ủng hộ cho quỹ với số tiền khoảng trên 50 triệu đồng... Như vậy, việc tiếp sức cho các sinh viên khó khăn đã được cộng đồng quan tâm, sẻ chia. Và chương trình này không chỉ ghi nhận những nỗ lực của riêng các em sinh viên mà còn ghi nhận những nghĩa cử cao đẹp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, làm nên một đêm hội ngộ của những câu chuyện cổ tích đời thường. Hy vọng các em sinh viên sẽ viết tiếp câu chuyện đó bằng những kết quả học tập thật tốt của mình để mai này trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Phan Hoài Hương


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nơi chắp cánh những “ước mơ vượt núi”
23:00 15/11/2024

Tọa lạc trên mảnh đất Thành Cổ anh hùng, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú (DTNT) tỉnh từ lâu đã trở thành nơi nuôi dưỡng khát vọng học tập của con em đồng bào ...

Thức cùng những giấc mơ
22:00 24/05/2024

Đối với Nguyễn Như Hải Hòa, giấc mơ không đơn thuần chỉ hiện diện trong những đêm nồng yên ả. Nó chính là thứ mà đã, đang và sẽ không cho phép Hải Hòa ngủ say. ...

Khát vọng thái hòa
22:40 02/02/2024

Hòa bình là ước mơ, khao khát từ nghìn xưa của cha ông ta. Có thể thấy điều này suốt chiều dài lịch sử và quan niệm của những vĩ nhân.

Phần thưởng từ sự noi gương
22:10 21/05/2024

Từ lâu, giải thưởng Kim Đồng là ước mơ, động lực phấn đấu của em Đào Xuân Quý (sinh năm 2012), học sinh Trường Tiểu học và THCS Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh. Sau ...

Người xã đội trưởng giỏi

Người xã đội trưởng giỏi
01:05 03/09/2008

Sinh ra và lớn lên ở xã A Ngo, huyện Đakrông, một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, tốt nghiệp phổ thông, anh Hồ Thanh tình nguyện viết đơn và được chọn tham gia học lớp...

Nâng bước em đến trường (Bài 3)

Nâng bước em đến trường (Bài 3)
02:26 01/09/2008

* Một mùa hè vất vả và hạnh phúc Mỹ Hạnh chăm sóc bốKhi vừa đặt chân đến thôn Đại Hào, xã Triệu Đại (Triệu Phong), mọi người đã kể cho tôi nghe về gia đình Nguyễn Thị Mỹ Hạnh,...

Ghi nhận từ cuộc diễn tập HL-08

Ghi nhận từ cuộc diễn tập HL-08
01:53 30/08/2008

Huyện Hải Lăng vừa tiến hành diễn tập KVPT năm 2008. Mặc dù tình hình kinh tế- xã hội, điều kiện tự nhiên không thuận lợi nhưng với tinh thần quyết tâm rất cao, Đảng bộ, chính...

Thời tiết

25°C - 35°C
Có mây, không mưa
  • 29°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long