Cập nhật: Thứ 6, 12/04/2013 | 09:34 GMT+7

Để phát triển cao su bền vững trên đất Cùa

(QT) - 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa (vùng Cùa) được xem là “thủ phủ” cao su trên đất Cam Lộ (Quảng Trị). Với tổng diện tích khoảng 1.600 ha, chiếm trên 50% diện tích cao su toàn huyện, trong đó khoảng 1.000 ha đã đi vào khai thác. Nhờ cao su, cuộc sống của người dân vùng Cùa ngày càng khấm khá. Trung bình mỗi héc ta cao su khai thác, người dân có thu nhập từ 400 – 500 ngàn đồng/ngày. Ở Cùa nhà ít cũng có 1 ha cao su, còn những gia đình trồng nhiều thì có từ 8 – 12 ha. Gia đình bà Nguyễn Thị Thương, thôn Mai Lộc 2 hiện có 12 ha cao su, trong đó 5 ha bắt đầu đi vào khai thác trong năm 2012. Mặc dù đây là thời điểm giá mủ cao su trên thị trường giảm mạnh nhưng mỗi ngày gia đình bà Thương cũng có nguồn thu ổn định từ 2 – 2,5 triệu đồng. Theo tính toán của bà Thương chi phí để trồng mới 1 ha cao su khoảng 15 triệu đồng, với cao su từ 1 – 7 tuổi, chi phí chăm sóc khoảng 5 – 7 triệu đồng/ năm. Như vậy, tổng chi phí giai đoạn kiến thiết cơ bản khoảng 50 triệu đồng/ ha cao su. Với giá cao su trước đây thì chỉ một năm sau khai thác người dân đã thu lại khoản tiền đầu tư này, nhưng với giá hiện nay, thời gian thu hồi vốn kéo dài lên 2 – 3 năm.

Cao su tiểu điền có nhiều cơ hội để phát triển bền vững ở vùng gò đồi

Tuy nhiên, bà Thương cũng như nhiều người dân vùng Cùa không lo lắng nhiều đến đầu ra sản phẩm bởi Nhà máy chế biến mủ cao su Cam Lộ (Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị) đóng ngay trên địa bàn xã Cam Chính. Với công suất thiết kế 5.000 tấn sản phẩm/năm, Nhà máy chế biến mủ cao su Cam Lộ đang mở ra nhiều triển vọng trong việc thu mua, bao tiêu sản phẩm từ cây cao su cho người dân nơi đây. Cái lợi trước mắt mà người dân vùng Cùa cảm nhận được đó là từ ngày nhà máy đi vào hoạt động, thu mua lẻ mủ cao su cho bà con bằng giá của thị trường nên chấm dứt cảnh bị tư thương ép giá như trước đây. Đặc biệt, những ngày trời chuyển mưa đột ngột, người khai thác cao su không kịp trút mủ nên sản lượng thấp, có khi cả vùng chỉ được vài chục cân mủ tươi nhưng nhà máy vẫn sẵn sàng thu mua mủ nên nông dân rất phấn khởi. Hiện nay, trên 70% người trồng cao su ở Cùa nhập mủ cho nhà máy. Theo ông Nguyễn Thành Công, Chủ tịch UBND xã Cam Chính, trước đây trên địa bàn xã Cam Chính có khoảng 10 đại lý thu mua mủ cao su tiểu điền, từ khi có Nhà máy chế biến mủ cao su Cam Lộ, giá cả cạnh tranh sòng phẳng, nông dân ở đây chủ yếu bán mủ cho nhà máy nên chỉ còn 6 đại lý. Nhờ có nhà máy, giá mủ cao su trên địa bàn trở nên ổn định và cao hơn trước. Tuy nhiên, chính quyền xã cũng như người trồng cao su ở đây mong muốn nhà máy có kế hoạch dài hơi hơn trong việc thu mua sản phẩm mủ cao su cho người dân như hình thức liên kết 4 nhà mà Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đang làm với sản phẩm tiêu Cùa. Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Hồ Đăng Vinh, Phó Giám đốc Nhà máy chế biến mủ cao su Cam Lộ cho biết: “ Để tạo vùng nguyên liệu chiến lược cho nhà máy, chúng tôi rất mong muốn được hợp tác lâu dài với người dân và chính quyền địa phương. Hiện chúng tôi đang lên kế hoạch triển khai việc cung cấp nguồn phân bón giá rẻ thương hiệu Sêpôn cho người nông dân trồng và chăm sóc cao su, đổi lại người nông dân cam kết khi có sản phẩm sẽ cung ứng lại cho nhà máy. Một phương pháp mà chúng tôi cũng đang tính đến là mời các chuyên gia, kỹ sư nông nghiệp về hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su, đồng thời tổ chức những chuyến tham quan học tập ở những vùng trồng cao su chuyên nghiệp cho người dân vùng Cùa… nhằm đưa những nông dân trồng cao su trên đất Cùa trở thành những công nhân sản xuất cao su chuyên nghiệp, có như vậy mới nâng cao được chất lượng sản phẩm. Hiện quy trình sản xuất cao su của người dân ở đây vẫn theo thói quen là chính nên cứ đến giờ là xách dao ra vườn cạo mủ mà chưa biết đến các kỹ thuật như cách chăm sóc cao su vào mùa rụng lá, lát cạo phải có dụng cụ che mưa, chống bụi bặm xâm nhập trong quá trình mủ chảy… Chúng tôi sẵn sàng đầu tư để có một vùng nguyên liệu cho nhà máy nhưng điều này phụ thuộc nhiều vào ý thức người trồng cao su ở đây, vì vậy thời gian tới chúng tôi sẽ tích cực phối hợp chính quyền địa phương, tổ chức tuyên truyền để nâng cao ý thức cho người dân nhằm tạo mối quan hệ hợp tác lâu dài”. Bài, ảnh: LÂM THANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vùng Cùa, những nẻo đường vui
22:20 02/07/2024

Từ trung tâm thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, chúng tôi theo Quốc lộ 9 ngược lên phía Tây, rẽ trái vào Tỉnh lộ 585 chưa đến 10 km là đặt chân tới vùng Cùa, gồm 2 ...

“Triệu phú” vùng gò đồi Vĩnh Thủy
22:40 17/08/2022

Với sự cần cù, chịu khó học hỏi, những năm qua ông Trần Chí Linh, thôn Tân Thủy, xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh đã khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế vùng ...

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị

Đông Hà phát triển nông nghiệp đô thị
10:05 tối Thứ 5

QTO - Để nâng cao chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp, thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, qua đó tạo động lực thúc đẩy...

Nhiều cách làm hay để bảo vệ mùa màng

Nhiều cách làm hay để bảo vệ mùa màng
01:53 11/04/2013

(QT) - Những năm qua sản xuất nông nghiệp ở Quảng Trị thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh gây hại. Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại, hướng đến đảm bảo...

Làm giàu nhờ nuôi chim bồ câu Pháp

Làm giàu nhờ nuôi chim bồ câu Pháp
05:08 10/04/2013

(QT) - Bồ câu là loài chim hiền lành, dễ nuôi, đồng thời cũng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, việc nuôi loại chim này lại không đòi hỏi quá nhiều công chăm sóc và mang lại hiệu...

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng

Lập nghiệp từ hai bàn tay trắng
05:07 10/04/2013

(QT) - Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, không cam chịu cảnh khổ cực, làm thuê cuốc mướn mãi nên anh Lê Tài Thăng ( 46 tuổi, thôn Lâm Lang 3, xã Cam Thủy, huyện Cam...

Thời tiết

20°C - 24°C
Nhiều mây, có mưa vừa
  • 18°C - 24°C
    Nhiều mây, có mưa dông
  • 17°C - 22°C
    Nhiều mây, có mưa, mưa rào
POWERED BY
Việt Long