Cập nhật: Thứ 6, 25/06/2010 | 13:41 GMT+7

Để mỗi gia đình là một tế bào lành mạnh của xã hội

(QT) - Gia đình luôn được coi là tế bào của xã hội, là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy và truyền thụ những giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc. Gia đình là cầu nối giữa cá nhân và xã hội. Có thể xem gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xã hội. Gia đình có yên ấm, hòa thuận, làm ăn no đủ thì xã hội mới ổn định và phát triển . Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991), Đảng ta đã nêu bật vai trò quan trọng của gia đình và khẳng định: "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả đời người, là môi trường quan trọng giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách. Các chính sách của Nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, hòa thuận, tiến bộ".

Trẻ em cần được nuôi dạy trong một gia đình hạnh phúc. Ảnh: NGÂN HOA

Gia đình Việt Nam đang được xây dựng với những giá trị nhân văn tiến bộ theo tiêu chí ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, mà tiêu biểu là quyền bình đẳng giới và quyền trẻ em. Trách nhiệm giữa nam và nữ trong việc chăm lo đời sống gia đình được sẻ chia và tôn trọng. Tỷ lệ phụ nữ cùng tham gia quyết định các công việc quan trọng của gia đình, tham gia các hoạt động chính trị, xã hội ngày càng cao. Quyền trẻ em đã được pháp luật thừa nhận, được xã hội, gia đình thực hiện và phát huy. Luật Hôn nhân và Gia đình đã tạo điều kiện để thực hiện hôn nhân bình đẳng và tiến bộ. Thành tựu hơn 20 năm đổi mới đã đem lại một bước tiến về đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có mỗi cá nhân, gia đình . Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, gia đình và công tác gia đình đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới. Đó là tình trạng ly hôn, ly thân, bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Việc thực hiện Luật Hôn nhân và Gia đình còn nhiều thiếu sót và bất cập. Một số giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới có biểu hiện xuống cấp. Nhiều tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, HIV/AIDS đã và đang thâm nhập vào các gia đình. Tình trạng trẻ em bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển. Bên cạnh đó, vấn đề xoá đói giảm nghèo, việc làm cũng đang là vấn đề bức thiết. Do đó, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đối với công tác gia đình. Trong các quyết định, chương trình hành động đều nêu rõ quan điểm chỉ đạo: Gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng, gia đình và cá nhân là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công tác gia đình. Gia đình có trách nhiệm với các thành viên trong gia đình và xã hội. Việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về gia đình và việc lấy ngày 28/6 hàng năm là ngày Gia đình Việt Nam đã khẳng định vai trò của gia đình đối với xã hội và xã hội đối với gia đình trong thời kỳ mới. Và ngày Gia đình Việt Nam 28/6 hàng năm đã thực sự trở thành ngày hội của các gia đình, thu hút sự quan tâm và tham gia của toàn xã hội. Các hoạt động của ngày Gia đình cũng ngày càng phong phú, đa dạng, mang tính sáng tạo cao và đi vào chiều sâu, từng bước nâng cao nhận thức về truyền thống gia đình; sự tôn trọng, bình đẳng nam nữ; phê phán tình trạng bạo lực gia đình, sự thiếu trách nhiệm của một số gia đình đối với ông bà, cha mẹ, con cái; phòng chống các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đoàn thể, tổ chức xã hội, gia đình và cá nhân trong việc xây dựng gia đình Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để mỗi gia đình Việt Nam thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, cần nâng cao nhận thức của mọi công dân trong xã hội; coi đầu tư cho gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững. Gia đình có trách nhiệm với xã hội; Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Cán bộ, đảng viên có trách nhiệm gương mẫu, chăm lo xây dựng chính gia đình mình và vận động nhân dân cùng xây dựng gia đình theo tiêu chí ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. K.H



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Vì sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó

Vì sự nghiệp “trồng người” ở vùng khó
10 giờ trước

QTO - Giữa núi rừng biên giới thuộc xã Lìa, tỉnh Quảng Trị, cán bộ, giáo viên Trường tiểu học và THCS A Túc hàng ngày vẫn cần mẫn “gieo chữ”, mang tri thức...

Để mùa hè thực sự vui, bổ ích

Để mùa hè thực sự vui, bổ ích
10 giờ trước

QTO - Không áp lực bài vở, được thỏa thích tham gia các hoạt động hè vui, bổ ích là mong muốn của rất nhiều trẻ em. Và trẻ chỉ thực sự có được mùa hè vui,...

Gặp gỡ cậu học sinh đam mê tin học

Gặp gỡ cậu học sinh đam mê tin học
10 giờ trước

QTO - Niềm đam mê tin học từ nhỏ đã giúp em Thái Thành Công, học sinh lớp 8A, Trường THCS Nguyễn Trãi, phường Đông Hà gặt hái được nhiều thành tích trong...

Gio Linh: Ra quân chiến dịch TNTN hè 2010

Gio Linh: Ra quân chiến dịch TNTN hè 2010
14:47 24/06/2010

(QT) - Tại thôn Hải Quế, xã Linh Hải, huyện Gio Linh, Huyện Đoàn Gio Linh (Quảng Trị) vừa tổ chức lễ ra quân chiến dịch thanh niên tình nguyện (TNTN) hè 2010.  Trong chiến dịch...

Dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật

Dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật
00:53 24/06/2010

(TTO) - Theo thông tin từ Trung tâm Bảo trợ dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM, trung tâm đang chiêu sinh các lớp học văn hóa và học nghề miễn phí với nhiều hỗ...

POWERED BY
Việt Long