Cập nhật: Thứ 6, 10/04/2009 | 11:13 GMT+7

Để mỗi dòng họ có một tủ sách...

(TTO) - Với mong muốn giản đơn "nông dân được đọc sách", hơn mười năm qua chàng trai trẻ Nguyễn Quang Thạch, 34 tuổi (quê xã Sơn Lệ, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh), đã dành nhiều tâm huyết cho việc đem ánh sáng tri thức đến những dòng họ VN.

Trẻ em mê mải đọc sách tại từ đường dòng họ Nguyễn Quang (Sơn Lệ, Hương Sơn, Hà Tĩnh) -Ảnh tư liệu

Thạch cho hay anh mê sách từ năm lớp 4, khi học hết tiểu học đã đọc hết tủ sách khoảng 700 cuốn của gia đình do người cha cũng ham mê sách mua về. "Thầy cô và bạn bè hồi ấy thường gọi tôi là mọt sách vì đi chăn trâu tôi cũng đọc sách, tiếc rằng khi ấy tôi chỉ đọc loanh quanh ngần ấy quyển thôi. Miền quê nghèo của tôi chẳng có thư viện nào, muốn mua sách thì không có tiền mà cũng chẳng có nơi bán. Với tôi, sách rất đẹp!" - Thạch cười, hấp háy mắt kính cận.

Ý tưởng từ… nghĩa địa

Và Thạch cũng có một thời sống như… trong sách. Những năm học đại học ở Vinh, không ít người nghĩ Thạch gàn dở kiểu Ðông Kisôt. Có một phụ nữ nghèo, ốm đau không có tiền về quê, Thạch đi quyên góp, vận động khắp ký túc xá đại học ở Vinh để giúp người phụ nữ ấy. Vận động mấy ngày nhưng chỉ có hai bạn sinh viên đồng cảm cảnh ngộ. "Hàng ngàn bạn sinh viên mà chỉ có hai người đồng cảm, tại sao trước những cảnh ngộ như vậy mà họ dửng dưng, lòng nghĩa hiệp ở đâu, tại sao lại "không đẹp" như trong sách?". Từ đấy Thạch ấp ủ một mộng ước lớn lao.

Một lần đi chuyến xe lửa xuyên Việt, Thạch thấy rất nhiều nghĩa trang được quy tụ cạnh đường sắt, khu mộ của các dòng họ được quy tụ một cách bề thế. Liên tưởng dòng họ của mình, Thạch hiểu con người VN ai cũng hướng về tổ tông, cội nguồn và mong muốn dòng họ của mình có nhiều người hiển vinh. Và những người được hiển vinh, làm rạng rỡ tổ tông thường là những người nổi tiếng chịu khó, vượt lên số phận và có chữ. Ý tưởng thành lập mô hình "tủ sách dòng họ" đã bật lên trong Thạch. Khi trở về nhà, Thạch bàn với người chú của mình là nhà văn Nguyễn Quang Thân. Ông chú nghe xong ý tưởng của cháu, gật gù tâm đắc và tặng ngay hàng chục cuốn sách để làm vốn.

Tháng 3-2007, Thạch bắt đầu khởi động "tủ sách dòng họ" bằng ba tủ sách: họ Nguyễn Quang (họ của Thạch), họ Nguyễn Duy (bên bà nội của Thạch) và họ Trần (họ mẹ của Thạch) với số vốn đầu tư hơn 10 triệu đồng từ tiền gửi tiết kiệm của Thạch. Thạch đã rơi nước mắt trong ngày khai trương tủ sách dòng họ Nguyễn Quang khi thấy đông đủ các cụ và con cháu của dòng họ tập trung tại từ đường. Cụ trưởng họ long trọng tuyên bố: "Từ nay con cháu được thoải mái tiếp cận nguồn tri thức vô hạn, con cháu phải có trách nhiệm áp dụng tri thức vào cuộc sống để cuộc sống khá lên. Và cũng phải có trách nhiệm làm cho tủ sách của dòng họ ngày càng nhiều sách hơn, đông người đọc hơn…".

Anh Nguyễn Quang Gia (trái) - nông dân xã Sơn Lệ, (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) - bán 25kg thóc được 100.000 đồng để ủng hộ mô hình “tủ sách dòng họ” của Nguyễn Quang Thạch -Ảnh tư liệu

18 dòng họ đã vào cuộc

Ông Vũ Quốc Ái - thủ thư tủ sách dòng họ Vũ ở làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, Hải Dương - cho hay tủ sách dòng họ Vũ do anh Nguyễn Quang Thạch vận động khai trương từ 15-3-2009 tại từ đường họ Vũ. Tủ sách đã thu hút đông đảo bà con trong họ, nhất là các cháu học sinh hằng ngày tập trung đến từ đường đọc sách rất vui. Các ông bà nông dân chăm chú đọc sách hướng dẫn nuôi cá, nuôi bò rồi bàn chuyện làm theo sách rất sôi nổi. "Từ khi có tủ sách dòng họ, khoảng 50 con cháu dòng họ Vũ khắp mọi miền đất nước gửi sách về vì biết dòng họ đã có tủ sách cho con cháu đọc và chúng tôi sẽ thoát nghèo bằng tri thức" - ông Ái vui vẻ nói.

Nguyễn Quang Thạch cho hay trong hai năm qua anh đã vận động được 18 dòng họ của bảy tỉnh từ Bắc đến Nam đóng tủ và anh đưa sách về. Phương thức thành lập tủ sách dòng họ của Thạch rất đơn giản, anh đến vận động từng dòng họ đóng tủ sách. "Dòng họ nào đóng được tủ chứng tỏ họ có ý thức cầu thị việc đọc sách và tôi sẽ đưa sách về" - Thạch cho biết.

Sách tặng tủ sách chủ yếu do Thạch đi vận động và trích từ tiền tiết kiệm của mình, mỗi tháng 700.000-1.000.000 đồng để mua sách. Ðược tin Thạch vận động nguồn sách cho những dòng họ, nhiều nhà văn, học giả đã gửi tặng sách để Thạch đưa sách về nông thôn. Mỗi khi được mời về một chi họ tặng sách, Thạch lại cảm động khi thấy các em học sinh ào tới tủ sách tranh nhau chọn sách, lần giở từng trang chăm chú đọc. "Các em giống hình ảnh của tôi ngày xưa, ham mê sách và thích tìm tòi" - Thạch nói. Trong năm 2009, Thạch có dự định đi xe máy xuyên Việt để tạo hiệu ứng xã hội về sách cho nông thôn VN. "Tôi tin tưởng từ mô hình tủ sách dòng họ, văn hóa đọc sẽ hình thành và dân trí sẽ được nâng lên" - Nguyễn Quang Thạch nói với vẻ đầy tin tưởng.

ĐỖ HỮU LỰC

Tủ sách dòng họ: sửa chữa một nghịch lý

Tôi ủng hộ ý tưởng, nhiệt tình và những hành động có kết quả tích cực của Nguyễn Quang Thạch về lập những tủ sách ở làng, giao cho dòng họ quản lý. Bởi hiện đang có một nghịch lý cần được quan tâm: thành phố dân trí cao hơn nông thôn, nhiều sách đến mức thừa thãi nhưng ít người đọc vì họ có nhiều phương tiện nghe nhìn, giải trí. Ngược lại, nông thôn đói đọc lại no thời gian rỗi, trong khi sách vẫn còn là xa xỉ phẩm (nhiều khi đắt hơn nước hoa).

Vậy là người không có thời gian và hứng thú đọc thì không biết dùng sách để làm gì. Người muốn đọc lại không có sách. Cũng giống như người giàu để hư thức ăn trong tủ lạnh trong khi phải đi hút mỡ, còn người nghèo không có mà ăn, suy dinh dưỡng triền miên.

Hãy đưa sách về nông thôn càng nhiều càng tốt để sửa lại nghịch lý ấy. Hệ thống thư viện của xã đã có từ lâu nhưng nơi có nơi không, vùng sâu vùng xa cần sách thì không có. Vả lại, giao sách cho “cán bộ văn hóa” nửa lương hoặc không lương thì sách chỉ còn là những con họa mi giấy nằm trong tủ, không quay vòng, bảo tồn hay phát triển được. Cảnh đó đã tồn tại bao nhiêu năm nay ai cũng biết.

Tủ sách của dòng họ thì khác. Người ta tự hào vì dòng họ mình ham đọc ham học. Người ta chăm chút kiến thức cho con em. Họ nào cũng có tộc trưởng trông coi thờ cúng, giỗ chạp. Bây giờ thêm việc thủ thư tuy không lương cũng thêm vui. Người ta rất hào phóng khi sách được người của các dòng họ khác mượn về đọc. Cuối cùng sách được giữ tốt, được quay vòng nhiều hơn, được nhân lên nhanh chóng vì họ nào cũng có người sinh sống và làm việc ở thành phố.

Ý tưởng của Thạch đã được nhiều nhà văn hóa, nhà văn, nhà sử học... trong nước ủng hộ thiết thực bằng cách tặng hàng ngàn cuốn sách. Hàng chục tủ sách dòng họ đã được lập. Còn ít nhưng chắc, có triển vọng phát triển. Tôi tin rằng nếu ngành văn hóa ủng hộ thêm nữa (ủng hộ chứ không phải quản lý nhé), mọi người tặng cho nông thôn thêm nhiều sách dù đã đọc rồi, đáng lẽ đưa bán ve chai thì triển vọng sẽ có hàng ngàn tủ sách cho các dòng họ và một dòng suối sách sẽ chảy về làng, góp phần làm tươi mới và nâng cao đáng kể linh hồn một nông thôn đang buồn tẻ và thiếu thốn nhiều thứ về văn hóa.

NGUYỄN QUANG THÂN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nghĩ cạnh dòng sông Thạch Hãn
23:00 10/02/2024

Sinh ra ở đâu, mà ai cũng anh hùng? Tất cả trả lời: sinh bên một dòng sông... Trong một lần chuyện trò với người bạn đến từ miền cực Bắc của Tổ quốc xung quanh ...

Dòng sông sử thi
04:12 03/07/2024

Quảng Trị, một ngày đầu tháng 9, mùa khai trường. Bên dòng sông Thạch Hãn, có một ngôi trường, Trường Bồ Đề - không bao giờ còn nghe tiếng trống. Khóa học cuối ...

Dòng họ Ralu Hạ góp sức xây dựng bản làng
23:01 26/04/2024

Có dịp đến xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, chúng tôi cảm nhận rõ sự ủng hộ của đồng bào Vân Kiều nơi đây trong xây dựng nông thôn mới và các dự án lớn đi qua địa ...

Truyền hình thực tế “xâm thực” sóng nhà đài

Truyền hình thực tế “xâm thực” sóng nhà đài
03:58 10/04/2009

(VietNamNet) - Hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 3 đài truyền hình từ trung ương đến địa phương phát khoảng 3 đến 4 chương trình truyền hình thực tế. Truyền hình thực tế đã...

Khi những cơn mưa biết buồn

Khi những cơn mưa biết buồn
16:03 09/04/2009

Phan Văn Quang Có cánh đồng không muốn những cơn mưa Dấu đắng chát qua từng ngày lại nếm Niềm vui bốc hơi - khi mặt trời đến Giọt nước lăn nghe mặn nhạt bờ môi Lưng áo thô...

Lời muốn nói

Lời muốn nói
15:59 09/04/2009

Nguyễn Thuỳ Hương  Nếu bây giờ em có thể cười Xin gửi anh nụ cười trong ánh mắt theo gió bay khắp cánh đồng gặt cho mùa anh bội thu Nếu em có thể đi, cho dù Quãng đường ấy...

Ám ảnh

Ám ảnh
15:55 09/04/2009

Cao Hạnh Cuộc tình ban mai Tôi nhỡ tay Đánh rơi vào hoàng hôn Không vớt được tình em lên nắng sớm  Tôi hụt hẫng rơi vào số phận Để lại bàn tay Chới với bên trời Ôi bàn...

Thời tiết

18°C - 23°C
Nhiều mây, không mưa
  • 17°C - 23°C
    Có mây, không mưa
  • 18°C - 23°C
    Có mây, có mưa rào
POWERED BY
Việt Long