Cập nhật:  GMT+7

Đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản

Thời gian qua, ngành dân số tỉnh đã tích cực triển khai tiếp thị xã hội, xã hội hóa các phương tiện tránh thai và hàng hóa sức khỏe sinh sản. Nhờ vậy, nhiều người dân dễ dàng tiếp cận với các dịch vụ hơn, đáp ứng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình, cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và xây dựng hạnh phúc gia đình, góp phần ổn định dân số.

Tư vấn CSSKSS/KHHGĐ cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ - Ảnh: N.T

Quảng Trị là địa phương nằm trong nhóm các tỉnh có mức sinh cao của cả nước, chưa đạt mức sinh thay thế, tổng tỉ suất sinh đang ở mức cao, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên có chiều hướng gia tăng, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chiếm 23,3% so với tổng dân số trong toàn tỉnh, trong đó, số cặp vợ chồng đang sử dụng biện pháp tránh thai (PTTT) chiếm tỉ lệ 71,6%. Để làm tốt tiếp thị xã hội (TTXH) PTTT và tiếp tục triển khai Đề án “Xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai và dịch vụ KHHGĐ/SKSS tại khu vực thành thị và nông thôn phát triển giai đoạn 2015 - 2020” (gọi tắt là Đề án 818), sau khi tiếp nhận các sản phẩm từ Trung ương, Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh lập kế hoạch phân phối cho trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố. Từ đó, các đơn vị giao chỉ tiêu cho các xã, phường, thị trấn, đội ngũ cán bộ dân số cùng thực hiện công tác cung ứng trên địa bàn của mình phụ trách.

Đẩy mạnh truyền thông và cung cấp dịch vụ PTTT, hàng hóa KHHGĐ/SKSS tới người dân dưới nhiều hình thức như: Tổ chức các hội thảo cung cấp thông tin, giới thiệu các sản phẩm trong khuôn khổ Đề án 818; lồng ghép tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt của hội nông dân, phụ nữ, các buổi họp tại khu dân cư; trong chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ, các PTTT như thuốc tiêm và viên uống tránh thai chỉ cấp miễn phí cho đối tượng hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và người dân tộc thiểu số. Những đối tượng còn lại được tiếp cận qua kênh TTXH và xã hội hóa; đồng thời, người dân không thuộc đối tượng hỗ trợ phải tự chi trả các chi phí dịch vụ KHHGĐ.

Để giúp người dân nắm rõ hơn về nội dung của Đề án 818, đội ngũ cán bộ dân số cơ sở đã luôn tích cực “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” nắm bắt tâm lý và nhu cầu của người dân để có cách tiếp thị hiệu quả. Nhờ vậy, nhận thức của người dân trong việc chủ động thực hiện KHHGĐ được nâng lên. Chị Trần Thị Xa, Khu phố 3, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà chia sẻ: “Với mong muốn giữ khoảng cách giữa các lần sinh và thực hiện KHHGĐ để bảo vệ sức khỏe và ổn định kinh tế, ngay sau khi sinh con thứ nhất, được cán bộ dân số tư vấn, tôi đã đến cơ sở y tế để lựa chọn sử dụng biện pháp tránh thai phù hợp. Đến nay, điều kiện kinh tế gia đình tôi khá hơn trước, bản thân tôi thấy mình đã có quyết định đúng đắn khi chủ động thực hiện KHHGĐ”. Năm 2011, Quảng Trị triển khai thí điểm chương trình TTXH, đến nay, đã có 5 loại sản phẩm được sử dụng chủ yếu trong mô hình TTXH PTTT.

Đây chính là bước trung gian để thực hiện xã hội hóa PTTT, dịch vụ CSSKSS/ KHHGĐ và tiếp tục cung cấp 29 sản phẩm PTTT, hàng hóa SKSS ra thị trường (bao gồm 9 PTTT và 20 hàng hóa, thực phẩm chăm sóc sức khỏe như: Dung dịch vệ sinh Vagis, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glucankid, Imuglucan, Baciplus, tố nữ hoàng sâm…). Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện hoạt động TTXH và 5 năm triển khai xã hội hóa cung cấp PTTT, hàng hóa và dịch vụ KHHGĐ/SKSS đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của toàn xã hội đối với công tác xã hội hóa dân số. Số cặp vợ chồng tự nguyện mua PTTT qua kênh TTXH và xã hội hóa ngày càng đông.

Riêng trong năm 2021, toàn tỉnh đã tiếp thị 30.480 bao cao su Nighthappy và Yes, 4.465 viên uống tránh thai Nighthappy và LovePill…với doanh thu gần 80 triệu đồng. Còn đối với Đề án 818, doanh thu năm 2021 gấp hơn 10 lần so với năm 2020. Các sản phẩm của đề án đều có nguồn gốc rõ ràng, giá thành được niêm yết công khai, chất lượng được kiểm định và công nhận, vì vậy người dân yên tâm sử dụng.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Nguyễn Hương Chương cho biết: “Việc TTXH, xã hội hóa các PTTT ở tỉnh đạt được kết quả quan trọng, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành vi của người dân từ “bao cấp, miễn phí” sang “mua bán” phù hợp với khả năng và theo phân khúc thị trường. Thời gian tới, ngành dân số tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông trên các kênh thông tin đại chúng và thông qua đội ngũ cán bộ dân số để người dân hiểu về sự cần thiết, lợi ích và hiệu quả của việc thực hiện xã hội hóa, tạo dư luận xã hội đồng tình ủng.

Tăng cường sự phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu hàng hóa, thực phẩm chăm sóc sức khỏe tới người dân, đặc biệt các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, thanh niên, vị thành niên… sử dụng nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi từ việc được sử dụng PTTT miễn phí sang tự chi trả nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội, sự bền vững của chương trình dân số và phát triển”.

Ngọc Trang



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nỗi lo của cô bé mồ côi

Nỗi lo của cô bé mồ côi
2022-01-15 05:51:21

QTO - Ở tuổi 15, nỗi vất vả, lo toan của cuộc sống khiến cô bé Hoàng Thị Trà My, học sinh lớp 9A, Trường THCS&THPT Đakrông dường như già dặn hơn so với...

Nỗi lo của cô bé mồ côi

Nỗi lo của cô bé mồ côi
2022-01-15 05:51:20

QTO - Ở tuổi 15, nỗi vất vả, lo toan của cuộc sống khiến cô bé Hoàng Thị Trà My, học sinh lớp 9A, Trường THCS&THPT Đakrông dường như già dặn hơn so với...

Khó khăn trong công tác cai nghiện ma túy

Khó khăn trong công tác cai nghiện ma túy
2022-01-15 05:48:10

QTO - Những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm quản lý, kiểm soát, phòng ngừa, hạn chế sự phát sinh của người nghiện ma...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết