Cập nhật: Thứ 5, 01/10/2009 | 09:26 GMT+7

Đẩy mạnh công tác khuyến học, xây dựng xã hội học tập ngày càng phát triển

* Nguyễn Thị Thuỳ Mỵ, Chủ tịch Hội Khuyến học Quảng Trị

Ngày 16/9/2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1271/QĐ-TTg lấy ngày 2/10 hàng năm làm Ngày Khuyến học Việt Nam. Đây là biểu hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với việc mở rộng, nâng cao chất lượng phong trào nhân dân tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.

Đoàn đại biểu Hội Khuyến học Quảng Trị tham dự Đại hội Thi đua Khuyến học toàn quốc lần thứ II -2009. -Ảnh: CTV
Sự kiện này cũng đã thể hiện quyết tâm cao về việc thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân, đặc biệt đối với những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người nhằm động viên cổ vũ những thành quả đạt được trong những năm qua. Ngày Khuyến học Việt Nam lại một lần nữa được khẳng định trong Đại hội Thi đua Khuyến học toàn quốc lần thứ II diễn ra vào ngày 24/9/2009 vừa qua tại Hà Nội. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ: Khuyến học là một trong những chủ trương lớn của đảng và nhà nước, hiện nay khuyến học đã trở thành một phong trào quần chúng rộng khắp đến từng cơ sở, đến từng gia đình và đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân, trong đó có người nghèo, để cả nước trở thành một xã hội học tập. Ngày nay, sống trong thời đại mà việc giao lưu văn hóa, hội nhập kinh tế trở thành một yêu cầu không thể thiếu của mỗi quốc gia, dân tộc; thời đại mà tri thức con người đóng vai trò quyết định trong phát triển kinh tế, thúc đẩy tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường bền vững, vì vậy, Đảng ta đã xác định: “Giáo dục- đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Nghị quyết Đại hội X của Đảng cũng đã chỉ rõ định hướng phát triển: “Mô hình giáo dục mở- mô hình xã hội học tập”, Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị nêu: “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”…

Có thể nói đây là một nhiệm vụ cơ bản trong chiến lược chấn hưng và phát triển nền giáo dục nước nhà. Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 2/10 hàng năm là Ngày Khuyến học Việt Nam, bởi tháng 10 còn là tháng có nhiều ý nghĩa sâu sắc, nhiều sự kiện lịch sử quan trọng về giáo dục, đó là: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi chống nạn thất học (10/1945), Người gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (tháng 10/1968) yêu cầu “Dù khó khăn đến dâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt, học tốt…”. Cách đây 13 năm, Đảng và Nhà nước quyết định cho Hội Khuyến học Việt Nam Đại hội lần thứ nhất (2/10/1996), Đại hội thành lập và quyết định mục tiêu, phương hướng hoạt động. Đây cũng là sự ghi nhận những kết quả mà Hội Khuyến học các cấp đã có nhiều hoạt động đóng góp tích cực, hiệu quả cho sự nghiệp trồng người. Phải nói rằng nội dung, chương trình hoạt động của Hội Khuyến học đã thể hiện ý đảng và lòng dân nên các cuộc vận động ra đời đã được nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ, mạng lưới Hội phát triển nhanh, mạnh, rộng khắp, bám sâu xuống cơ sở. Tổ chức Hội thu hút được nhiều cán bộ tâm huyết, giàu trí tuệ, có uy tín, có kinh nghiệm tham mưu tốt cho đảng, Chính phủ, đồng thời tập hợp được quần chúng nhân dân. Năm 2000, đại hội thi đua khuyến học đầu tiên cả nước chỉ có 46 tỉnh, thành phố có tổ chức Hội với 500.000 hội viên, đến nay tổ chức Hội đã có ở tất cả các tỉnh, thành, quận, huyện với số lượng hội viên lên đến 6,5 triệu người. Năm 2004, có 1,5 triệu gia đình đăng ký đạt danh hiệu “Gia đình hiếu học” và vài trăm dòng họ đăng ký “Dòng họ khuyến học”, đến nay đã có trên 3,5 triệu gia đình đạt danh hiệu GĐHH, hơn 35.000 dòng họ đạt danh hiệu DHKH. Cả nước đã có 9.500 TTHT&SHVHCĐ, chiếm 86% số xã, phường, vượt chỉ tiêu Chính phủ đề ra là đến năm 2010 phải có 80% xã, phường xây dựng được TTHT&SHVHCĐ. Ngoài việc khích lệ người học, các cấp Hội còn khơi dậy tinh thần tương thân tương ái, kêu gọi những tấm lòng hảo tâm của xã hội ủng hộ nguồn lực to lớn, giúp đỡ, hỗ trợ thiết thực cho hàng triệu người học, nhất là học sinh, sinh viên đạt thành tích xuất sắc và học sinh nghèo vượt khó, con em các gia đình chính sách, những địa phương gặp thiên tai được tiếp tục đến trường. Hội Khuyến học Việt Nam đã phối hợp với các cấp, các ngành hình thành, xây dựng trên 9.000 trung tâm học tập cộng đồng, tạo ra thiết chế cho mọi người có cơ hội tiếp cận với giáo dục-đào tạo, thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, cần gì học đó, học mọi nơi, mọi lúc, liên tục, suốt đời, mọi người đều học.

Trên mảnh đất Quảng Trị vốn phải đương đầu với nhiều thách thức ngặt nghèo bởi chiến tranh, thiên tai khắc nghiệt nhưng ý chí vươn lên học hành đỗ đạt thành tài thời nào cũng có gương sáng. Ngày xưa ông Bùi Dục Tài đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để "đột phá khai khoa", làm rạng danh lịch sử quê hương thì ngày nay có hàng trăm người con nông dân nghèo Quảng Trị trở thành giáo sư, tiến sĩ, có mặt trên các lĩnh vực không chỉ nổi danh trong nước mà còn có tiếng vang trên trường quốc tế. Đáng trân trọng nhất là những người lớn lên trong điều kiện chưa được học hành đến nơi, đến chốn đã dấn thân vào con đường cách mạng, thế mà vẫn quyết tâm cao học tập, tiêu biểu như đồng chí Lê Duẩn, Trần Hữu Dực, Nguyễn Quang Xá, Nguyễn Hoạch... đã biến nhà tù đế quốc thành trường học, biến trường đời hoạt động cách mạng làm phong phú cho nhận thức, trí tuệ của mình và họ đã trở thành lãnh tụ, trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Tiếp bước cha ông trên con đường học tập, nhiều em đã vượt qua nghèo khó, thiếu thốn, say mê học tập, nghiên cứu, kết quả rất đáng khen ngợi. Hàng năm số học sinh Quảng Trị thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ cao hơn bình quân cả nước, điều ấy cho thấy khát vọng học hành của các em rất đáng trân trọng. Để tạo điều kiện và giúp các em học sinh, sinh viên nghèo được đến trường, những năm qua, Hội Khuyến học Quảng Trị đã phối hợp với ngành Giáo dục và các ngành liên quan tổ chức nhiều cuộc vận động, kết quả đã tiếp sức cho gần 1.000 sinh viên nghèo theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, đỡ đầu dài hạn cho 2.100 học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, trao học bổng cho hàng vạn học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, xây 24 mái ấm khuyến học, tặng hàng trăm xe đạp, máy vi tính và nhiều hiện vật hỗ trợ cho học tập.

Đối với tỉnh Quảng Trị, Hội Khuyến học ra đời chậm so với phong trào chung của cả nước, song được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy đảng, sự quản lý, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự hỗ trợ của các cơ quan liên quan, đội ngũ cán bộ Hội giàu tâm huyết, tận tụy và trách nhiệm cao đã nhanh chóng bắt nhịp kịp với tình hình, đồng thời bám sát yêu cầu thực tiễn của địa phương, xác định mục tiêu, tìm ra những phương thức hoạt động, tạo nên sự ủng hộ cao của toàn xã hội. Đến nay toàn tỉnh có gần 163.000 hội viên, chiếm khoảng 25% dân số của tỉnh. 9 huyện, thành phố, thị xã và 100% xã, phường, 905 thôn bản, khu phố, gần 1.000 dòng họ, trên 500 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học có tổ chức Hội Khuyến học hoạt động có chất lượng. Các hoạt động khuyến học đã tác động tích cực đến đời sống và được đông đảo nhân dân hưởng ứng. Đến nay có trên 60.000 gia đình đăng ký trở thành gia đình hiếu học, trong đó có 30.000 gia đình đã được công nhận gia đình hiếu học theo tiêu chí của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam. Ở nông thôn, xuất hiện nhiều gia đình có 100% người con tốt nghiệp đại học, đặc biệt một số hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Cô cả bố mẹ và các con đều có bằng cử nhân. Điều đáng phấn khởi hơn, nếu trước đây con cháu của các dòng họ hội tụ với mục đích hiếu nghĩa, hướng về tổ tiên cội nguồn thì nay còn chăm lo cho việc học hành, lập thân, lập nghiệp. Với ý nghĩa đó, các dòng họ đã đầu tư công phu, xây dựng quy chế, kêu gọi con cháu đang sinh sống ở mọi miền đất nước đóng góp xây dựng quỹ, tạo điều kiện cho Ban Khuyến học dòng họ hoạt động bền vững. Trên mảnh đất Quảng Trị vốn phải đương đầu với nhiều thách thức ngặt nghèo bởi chiến tranh, thiên tai khắc nghiệt nhưng ý chí vươn lên học hành đỗ đạt thành tài thời nào cũng có gương sáng. Ngày xưa ông Bùi Dục Tài đã vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để "đột phá khai khoa", làm rạng danh lịch sử quê hương thì ngày nay có hàng trăm người con nông dân nghèo Quảng Trị trở thành giáo sư, tiến sĩ, có mặt trên các lĩnh vực không chỉ nổi danh trong nước mà còn có tiếng vang trên trường quốc tế. Đáng trân trọng nhất là những người lớn lên trong điều kiện chưa được học hành đến nơi, đến chốn đã dấn thân vào con đường cách mạng, thế mà vẫn quyết tâm cao học tập, tiêu biểu như đồng chí Lê Duẩn, Trần Hữu Dực, Nguyễn Quang Xá, Nguyễn Hoạch... đã biến nhà tù đế quốc thành trường học, biến trường đời hoạt động cách mạng làm phong phú cho nhận thức, trí tuệ của mình và họ đã trở thành lãnh tụ, trở thành những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước. Tiếp bước cha ông trên con đường học tập, nhiều em đã vượt qua nghèo khó, thiếu thốn, say mê học tập, nghiên cứu, kết quả rất đáng khen ngợi. Hàng năm số học sinh Quảng Trị thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ cao hơn bình quân cả nước, điều ấy cho thấy khát vọng học hành của các em rất đáng trân trọng. Để tạo điều kiện và giúp các em học sinh, sinh viên nghèo được đến trường, những năm qua, Hội Khuyến học Quảng Trị đã phối hợp với ngành Giáo dục và các ngành liên quan tổ chức nhiều cuộc vận động, kết quả đã tiếp sức cho gần 1.000 sinh viên nghèo theo học tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, đỡ đầu dài hạn cho 2.100 học sinh, sinh viên nghèo vượt khó, trao học bổng cho hàng vạn học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện, xây 24 mái ấm khuyến học, tặng hàng trăm xe đạp, máy vi tính và nhiều hiện vật hỗ trợ cho học tập. Cùng với các địa phương và nhà trường vận động hàng trăm học sinh bỏ học trở lại trường. Đặc biệt đến nay Quảng Trị đã hình thành và tổ chức trao hàng năm 3 giải thưởng cho 3 cấp học từ Tiểu học đến THPT, đó là giải "Mầm Xanh", "Vươn tới ngày mai" và giải thưởng Bùi Dục Tài. Ngoài ra xác định khuyến dạy chính là mục tiêu cho khuyến học, những năm qua Hội đã hỗ trợ cho 26 khu tập thể giáo viên những đồ dùng thiết yếu phục vụ cuộc sống, biểu dương khen thưởng cho 350 giáo viên cấp tỉnh và 1.600 giáo viên cấp huyện, trợ cấp cho 50 giáo viên gặp hoàn cảnh khó khăn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Nhân Ngày Khuyến học Việt Nam 2/10/2009 và kỷ niệm 13 năm ngày thành lập Hội, tôi xin thay mặt cho BCH Hội Khuyến học tỉnh Quảng Trị cảm ơn sự quan tâm lãnh đạo thường xuyên của các cấp ủy đảng, sự quản lý hướng dẫn, tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ, đầy trách nhiệm của các ban ngành liên quan; xin được tri ân tất cả những người đã từng chung tay góp sức, đặc biệt là tấm lòng của những người con Quảng Trị sinh sống trên mọi miền đất nước luôn hướng về quê hương đã giúp đỡ, hỗ trợ cho sự nghiệp trồng người. Đến nay, dù đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ song đứng trước thực tại của cuộc sống vẫn còn nhiều trăn trở, đó là phong trào khuyến học phát triển nhanh, rộng nhưng chưa vững chắc, Hội Khuyến học Quảng Trị đang cố gắng nỗ lực tập trung tuyên truyền, vận động, kêu gọi sự chung tay phấn đấu cho mục tiêu “Một xã hội học tập”. Với ý nghĩa to lớn đó, thay mặt BCH Hội Khuyến học tỉnh, tôi kêu gọi mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức quốc tế tiếp tục hợp tác, giúp đõ, hỗ trợ đưa sự nghiệp khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tỉnh nhà không ngừng phát triển và đi lên.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Cam Lộ đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập
23:46 18/01/2024

Thời gian qua, Hội Khuyến học huyện Cam Lộ cùng các cấp hội cơ sở đã tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt, làm tốt công tác tham mưu, tuân thủ sự lãnh đạo, chỉ ...

Xây dựng xã hội học tập vững mạnh
05:09 31/12/2023

Trong năm qua, các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (XHHT), đặc biệt là việc triển khai thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh phong trào ...

Lại lên kế hoạch thanh tra ĐH Hồng Bàng!

Lại lên kế hoạch thanh tra ĐH Hồng Bàng!
17:35 29/09/2009

(TTO) - Tình trạng lạm thu, tăng học phí trong các cơ sở giáo dục, vấn đề Trường ĐH Hồng Bàng... là những nội dung được tập trung chất vấn tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 9...

Dinh dưỡng với người cao tuổi

Dinh dưỡng với người cao tuổi
17:31 29/09/2009

(SK&ĐS) - Người cao tuổi là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt về dinh dưỡng vì cơ thể người cao tuổi thường đã bị lão hóa. Chức năng của các cơ quan, bộ phận đều bị suy...

POWERED BY
Việt Long