Cập nhật: Thứ 5, 04/08/2011 | 06:03 GMT+7

Đau mắt hột dùng thuốc gì?

0Đông y trị đau mắt đỏ
0Uống bisphosphonate bị đau mắt, vì sao?
0Giải quyết bệnh đau mắt đỏ trong mùa mưa lũ
0Đông y trị bệnh đau mắt đỏ
0Đau mắt đỏ khi mang thai?
(SK&ĐS) - Bệnh mắt hột là một viêm nhiễm mạn tính của kết giác mạc. Nếu không điều trị, bệnh sẽ gây những biến chứng làm tổn thương giác mạc và sẽ dẫn đến mù loà.

Mắt hột là một trong những bệnh nhiễm trùng thường gặp nhất, đặc biệt ở các vùng có khí hậu nóng ẩm, trường sống chật chội và mất vệ sinh. Bệnh lây truyền từ người này sang người khác và từ mắt này sang mắt khác do vệ sinh kém. Khi bệnh phát triển nặng và không được điều trị kịp thời, các hột sẽ vỡ ra và tạo sẹo làm kết mạc co lại. Ở mức độ nặng sẹo làm cho sụn mi ngắn lại và bờ mi lộn vào trong gây phát triển quặm. Nếu lông siêu /lông quặm không được điều trị sẽ gây loét giác mạc và biến chứng tới thủng giác mạc, viêm nội nhãn...

Điều trị bệnh mắt hột cần theo đúng phác đồ. Ảnh minh họa
Điều trị bệnh mắt hột cần tuân theo phác đồ. Theo phác đồ của Tổ chức y tế thế giới (WHO), khi bệnh ở giai đoạn hoạt tính cần tra thuốc mỡ tetraxyclin 1% (hoặc erythromyxin) 8giờ/lần ít nhất trong 6 tuần phối hợp với rửa mặt bằng nước và xà phòng.

Điều trị tại mắt theo phác đồ cách quãng dựa vào gia đình hoặc cộng đồng có thể là cơ sở để phòng chống bệnh mắt hột ở những vùng có bệnh nặng : tra mỡ tetraxyclin 1%, cứ 12 giờ tra một lần, trong 5 ngày liền hoặc mỗi ngày 1lần trong 10 ngày liền ; mỗi năm dùng ít nhất 6 tháng liên tục. Bệnh mắt hột gây miễn dịch rất yếu hoặc hầu như không có miễn dịch. Sau khi được chữa khỏi, bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm.

Điều quan trọng là phòng mắc bệnh tại cộng đồng. Chương trình phòng chống bệnh mắt hột chỉ có kết quả nếu cộng đồng có đủ nước sạch để tắm rửa và vệ sinh cá nhân. Chẩn đoán sớm bằng các chương trình khám bệnh hàng loạt sẽ cho phép phát hiện những bệnh nhân , cụm dân cư và cộng đồng và từ đó sẽ tiến hành điều trị kịp thời. Tuy nhiên, những chiến dịch điều trị để thanh toán bệnh mắt hột sẽ không có hiệu quả nếu không cải thiện mức sống và thói quen vệ sinh của cả cộng đồng .

BS. Phạm Khánh Vân



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Không nên tự ý điều trị khi đau mắt đỏ
23:15 06/10/2023

Thời gian qua, bệnh đau mắt đỏ (viêm kết mạc) bùng phát, lây lan diện rộng ở nhiều tỉnh, thành cả nước, trong đó có Quảng Trị. Tuy nhiên, tình trạng diễn ra ...

Chủ động phòng chống bệnh đau mắt đỏ
23:05 22/09/2023

Hiện nay, bệnh đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan nhanh trong cộng đồng, đặc biệt tại các trường học làm ảnh hưởng không nhỏ đến quá ...

Cách xử trí khi gặp chấn thương mắt
22:55 14/10/2022

Chấn thương mắt chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh lý gây giảm và mất thị lực đột ngột, khó hồi phục, đặc biệt là các chấn thương xuyên thủng nhãn cầu. Để bảo vệ ...

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?

Lãng quên một di tích lịch sử cấp tỉnh ?
1:21 sáng qua

QTO - Dù đã được công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh từ nhiều năm trước, nhưng việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Vụ thảm sát Hướng Điền ở xã...

1.000 máy vi tính cho các trường học ở Hải Lăng

1.000 máy vi tính cho các trường học ở Hải Lăng
21:51 03/08/2011

(QT) - Nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và học tập, đồng thời thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, đến nay các trường học ở Hải Lăng (Quảng Trị)...

Hướng Hóa: 61 trường học chưa có cán bộ y tế

Hướng Hóa: 61 trường học chưa có cán bộ y tế
21:47 03/08/2011

(QT) - Tính đến thời điểm này, toàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) chỉ có 4/65 trường học có cán bộ y tế, trong đó y sỹ: 01, y tá: 03; 4 trường học có phòng sức khoẻ, chiếm 6,15%....

POWERED BY
Việt Long