Cập nhật: Thứ 5, 09/02/2012 | 05:38 GMT+7

Dấu ấn chợ Cùa

( QT) - Từ xa xưa, vùng đất Cùa thuộc miền Tây huyện Cam Lộ (Quảng Trị) được xem là xứ hồ tiêu và nức tiếng với các loại sản vật như mít ngọt, chè xanh, măng khô, mộc nhĩ... Từ những thập niên đầu của thế kỷ XX, hạt hồ tiêu xứ Cùa được các thương nhân mua rồi theo sông Hiếu chở về Cửa Việt, đưa vào bán tại Sài Gòn- Lục tỉnh. So với toàn huyện Cam Lộ thì xứ Cùa có vị trí số một về các loại nông sản đặc sản. Đồng đất giàu sản vật, chẳng những tạo ra vật chất nuôi sống con người mà còn sinh ra một nếp sinh hoạt sôi động của các vùng nông thôn. Cái phần đời mà đồng đất giàu sản vật sinh ra ấy chính là chợ Cùa- nguồn văn hóa nội sinh, đặc trưng của xứ Cùa. Đồng đất giàu có của xứ Cùa chẳng những làm cho cuộc sống của người nông dân ấm no, còn góp phần hình thành nên một trung tâm buôn bán, giao thương khá sầm uất ở miền Tây Cam Lộ. Giờ đây, nhiều người đến huyện Cam Lộ đều tìm thăm chợ Cùa. Bởi chợ Cùa không chỉ là nơi buôn bán, giao thương mà còn là một địa chỉ du lịch hấp dẫn với thành Tân Sở- thủ đô kháng chiến của phong trào Cần Vương hơn 100 năm trước, nơi đã để lại nhiều dấu tích lịch sử nay đang được huyện Cam Lộ và ngành văn hóa phục dựng, tôn tạo.

Đường vào vùng Cùa hôm nay - Ảnh: PV

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, rồi đến những năm tháng xây dựng đất nước vững bước đi lên trên con đường đổi mới, hội nhập, chợ Cùa vẫn giữ vai trò trung tâm giao dịch, buôn bán lớn nhất của miền Tây huyện Cam Lộ. Đến nay những kiến trúc ban đầu của chợ Cùa không còn nữa. Sau ngày đất nước thống nhất do nhu cầu trao đổi hàng hóa và buôn bán của nhân dân trong vùng, chợ Cùa được đầu tư xây dựng lại. Có lẽ chính dấu ấn lịch sử của căn cứ Tân Sở với những di tích còn sót lại sau bao dâu bể của đời người đã làm nên sức hấp dẫn riêng có của vùng Cùa. Bà Nguyễn Thị Thành, tiểu thương trong một gia đình có ba thế hệ buôn bán ở chợ Cùa cho biết: “Tôi bắt đầu nghề buôn bán cùng gia đình tại đây khi mới 15- 16 tuổi. Ở đây không thiếu một thứ gì từ củ hành củ tỏi, hạt hồ tiêu, mớ rau, con cá, hoa quả bốn mùa... cho đến bánh kẹo, vải vóc, giày dép, đồ mộc gia dụng, đồ điện tử, đồ lưu niệm, máy móc...”. Còn anh Phan Tư, chủ một cửa hiệu bán đồ điện tử phấn khởi: “Thời kỳ đổi mới, hội nhập cũng làm cho chợ đổi thay nhiều lắm. Với các loại cây trồng, con nuôi mới, đặc biệt là cây cao su, cây hồ tiêu nên đời sống người nông dân ngày càng được cải thiện, họ mua sắm nhiều loại hàng đắt tiền như ti vi, tủ lạnh, quạt máy, bình nước nóng lạnh... Nhờ đó mà doanh thu của tôi năm nào cũng tăng. Để thỏa mãn nhu cầu mua sắm của dân, các chủ hàng ở chợ Cùa phải đầu tư mở rộng kinh doanh và đưa về nhiều mặt hàng mới. Giới kinh doanh ở chợ Cùa rất vui mừng!”. Nhìn bên ngoài ai cũng nghĩ chợ Cùa chật chội, nhưng khi vào bên trong thì mới thấy chợ Cùa khá rộng. Đến đâu khách hàng cũng thấy sự đa dạng, phong phú và hấp dẫn của các loại hàng hóa, nhất là các sản vật độc đáo của xứ Cùa như hồ tiêu, chè xanh và nhiều lâm sản quý như mật ong, mộc nhĩ, cùng với nhiều mặt hàng tiêu dùng của thời hiện đại... Chợ Cùa chia thành các khu vực riêng như quần áo, vải vóc, đồ điện tử, lương thực, thực phẩm tươi sống..., từ hàng cấp cao cho đến bình dân, nên khách hàng có thể dễ dàng mua bán, trao đổi. Trước mặt chợ là môt dãy ki ốt bán hàng và các đại lý bán các loại vật tư nông nghiệp, vật tư xây dựng, đồ mộc gia dụng, máy cơ khí thuận tiện cho khách hàng đến mua để phục vụ sản xuất, xây dựng và sinh hoạt. Tuy là chợ ở vùng nông thôn nhưng các lối đi trong chợ khá thông thoáng, sạch sẽ, người bán hàng lúc nào cũng tươi cười, niềm nở nên ai đến đây cũng thấy hài lòng, dễ chịu. Hiện chợ Cùa có trên 300 hộ tham gia kinh doanh. Các hộ tham gia kinh doanh ở chợ Cùa không chỉ có người của địa phương như Cam Chính, Cam Nghĩa mà còn có bà con tiểu thương của thành phố Đông Hà, thành phố Huế, thị trấn Cam Lộ. Đặc biệt ở xã Cam Chính có nhiều hộ cả gia đình đều tham gia kinh doanh ở chợ với nhiều ngành nghề khác như bán hàng tạp hóa, sản xuất đá lạnh, kinh doanh thực phẩm khô và tươi, ăn uống, giải khát, may mặc, bán hàng lưu niệm, sửa chữa cơ khí... Nhờ vậy, chợ Cùa không chỉ là nơi làm giàu cho nhiều gia đình mà còn là điểm tham quan du lịch nhằm giới thiệu những đặc sản của vùng đất và con người miền Tây huyện Cam Lộ với bạn bè gần xa. Tuy vậy, so với tiềm năng kinh tế, văn hóa của khu vực miền Tây huyện Cam Lộ thì quy mô và cơ sở hạ tầng của chợ Cùa còn chưa tương xứng. Do chợ được xây dựng lại đã quá lâu nên bị xuống cấp nghiêm trọng. Đình chợ hẹp trong lúc hàng hóa và các hộ kinh doanh ngày một tăng. Do đó, đã đến lúc xã Cam Chính và ngành công thương của huyện Cam Lộ cần có giải pháp đầu tư, sửa chữa, nâng cấp và xây dựng mới chợ Cùa để vừa phục vụ cho việc trao đổi hàng hóa, kinh doanh thương mại của nhân dân trong và ngoài địa phương, vừa thành điểm du lịch cho khách trong và ngoài nước đến tham quan. NGÔ NGUYÊN PHƯỚC



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đặc sản xứ Cùa
23:41 06/02/2024

Xứ Cùa là tên gọi thân thương mà người dân địa phương vẫn thường dùng để gọi hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Nhiều người yêu vùng đất này không ...

Vùng Cùa, những nẻo đường vui
22:20 02/07/2024

Từ trung tâm thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, chúng tôi theo Quốc lộ 9 ngược lên phía Tây, rẽ trái vào Tỉnh lộ 585 chưa đến 10 km là đặt chân tới vùng Cùa, gồm 2 ...

Cam Lộ - Miền đất của tâm thức vọng tưởng
23:20 13/02/2024

Nhiều năm sau này, mảnh đất Cam Lộ vẫn không ngừng thôi thúc tôi, cứ có dịp là tôi trở về ngồi bên sông Hiếu để nghe dòng sông kể chuyện về vùng đất Cam Lộ đầy ...

Người nặng lòng với thương hiệu tiêu Cùa
19:23 06/03/2023

Dù cây hồ tiêu có những lúc thăng trầm theo giá cả thị trường, thiên tai, dịch bệnh nhưng ông Trần Hà, Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ hồ tiêu Cùa, huyện Cam ...

Xứ Cùa trù phú
21:55 02/09/2022

Từ thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, muốn vào Cùa phải di chuyển theo con đường độc đạo len lỏi giữa trùng điệp núi đồi, hai bên là rừng keo lai xanh rì. Vượt qua ...

Người tâm huyết với thương hiệu gà Cùa
22:41 30/08/2022

Sinh ra và lớn lên tại huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định nhưng anh Vũ Văn Bắc (sinh năm 1983) lại bén duyên, lập nghiệp ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ và trở thành ...

Có một ngôi trường như thế ở vùng Cùa
22:18 08/09/2022

Vào những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ XX, thời điểm cả dân tộc ta đang huy động mọi nguồn lực, tập trung sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống thực ...

Phát triển giá trị thương hiệu

Phát triển giá trị thương hiệu
10:25 tối qua

QTO - Chỉ dẫn địa lý không chỉ là công cụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mà còn là minh chứng cho chất lượng, uy tín và danh tiếng của những sản phẩm gắn...

Phụ nữ Hải Lăng giúp nhau làm giàu

Phụ nữ Hải Lăng giúp nhau làm giàu
01:36 08/02/2012

(QT) - Nơi miền cát trắng Hải Lăng (Quảng Trị) dẫu còn nhiều gian khó nhưng nhờ biết đoàn kết giúp nhau trong phát triển kinh tế mà nhiều hộ gia đình phụ nữ nơi đây đã vươn lên...

Trăn trở nơi thung lũng Ba Lòng

Trăn trở nơi thung lũng Ba Lòng
01:35 08/02/2012

(QT) - Thung lũng Ba Lòng (Đakrông, Quảng Trị) gồm các xã Triệu Nguyên, Ba Lòng và Hải Phúc, nơi đây địa hình núi non trùng điệp nhưng đất đai bằng phẳng, có nhiều suối khe và...

Vượt khó làm giàu

Vượt khó làm giàu
01:14 07/02/2012

(QT) - Hải An trước đây được biết đến là xã nghèo khó của huyện Hải Lăng (Quảng Trị), nhưng với sự năng động, sáng tạo, nhiều người dân đã quyết tâm vượt khó làm cho quê hương...

Thời tiết

24°C - 30°C
Có mây, có mưa rào và dông
  • 25°C - 34°C
    Có mây, có mưa rào và dông
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long