Cập nhật: Thứ 4, 17/10/2012 | 13:52 GMT+7

Đào tạo nghề nông nghiệp góp phần xây dựng nông thôn mới

(QT) - Trong 19 tiêu chí của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) có 4 tiêu chí liên quan lao động nông thôn bao gồm: thu nhập, hộ nghèo, cơ cấu lao động và hình thức tổ chức sản xuất. Mục đích chủ yếu của đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là nâng cao nhận thức của lao động nông thôn, tăng thêm cơ hội việc làm, từ đó góp phần tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu lao động, từng bước thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng NTM. Để thực hiện các tiêu chí này, hoạt động đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn thời gian qua đã được triển khai khá đa dạng và hiệu quả trên toàn tỉnh Quảng Trị. Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/11/2009 tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020). Theo đó, mục tiêu của tỉnh đềra làđến năm 2015 sẽ nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 40%, trong đó đào tạo nghề lên 33%. Qua 3 năm triển khai, nhiều địa phương trong tỉnh đã có thành công bước đầu trong việc thực hiện mô hình thí điểm. Số lượng lao động nông thôn được đào tạo nghề theo đề án khoảng 12.480 người, cơ bản đáp ứng mục tiêu tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trong những năm gần đây. Đồng thời, qua việc triển khai thực hiện đề án đào tạo nghề đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, ngành, các tổ chức chính trị -xã hội và người lao động về vai trò quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nguồn nhân lực nông thôn, góp phần xoá đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống, phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn và xây dựng NTM.

Nghề trồng nấm rơm mang lại thu nhập ổn định cho nhiều lao động nông thôn

Riêng trên lĩnh vực đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1082/BC-BCĐ ngày 25/6/2012 của Ban chỉ đạo đào tạo nghề lao động nông thôn tỉnh Quảng Trị về thành lập Tiểu ban đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp & PTNT cũng đã có công văn giao cho Chi cục PTNT tỉnh là đơn vị đầu mối, quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn. UBND tỉnh đã có quyết định phân bổ kinh phí đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn do Chi cục PTNT làm chủ đầu tư là 2.030 triệu đồng, trong đó kinh phí cho công tác đào tạo nghề là 1.940 triệu đồng. Hiện tại, Chi cục đã ký hợp đồng với 13 cơ sở dạy nghề trong tỉnh mở 84 lớp đào tạo nghề nông nghiệp với 16 loại nghề khác nhau như: kỹ thuật chăn nuôi thú y tổng hợp; kỹ thuật trồng hoa; trồng, chăm sóc, khai thác mũ cao su; phòng trừ bệnh cho cây lương thực; kỹ thuật sản xuất nước mắm…cho 2.530 lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh. Các lớp dạy nghềđược tổ chức lưu động tại các xã, thôn/bản theo phương thức “cầm tay chỉ việc” nhằm tạo điều kiện cho người học gắn giữa lýthuyết với thực hành tại chỗ. Nhiều cơ sở dạy nghềđã kết hợp giữa đào tạo nghề với xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông của Trung tâm khuyến nông - khuyến ngư tỉnh; hỗ trợ vay vốn cho các hội viên sau đào tạo của Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh, của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh; đào tạo sơ cấp thú y cho cán bộ thú y thôn/bản của Trường Trung học Nông nghiệp- PTNT..... Nhiều nghề nông nghiệp được đào tạo gắn với vùng nguyên liệu, vùng chuyên canh, vùng sản xuất hàng hóa nhằm phát huy các lợi thế của địa phương như trồng, chăm sóc thu hoạch cao su, hồ tiêu, cà phê, cây ném, rau an toàn, chăn nuôi lợn, bò… đã mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh. Theo đồng chí Trần Văn Thu, Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh, kết quả bước đầu của công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn chính là đã cung cấp thêm kiến thức cho lao động nông thôn trong sản xuất nông nghiệp, nhất là việc áp dụng các tiến bộ KHKT. Các nghề nông nghiệp được chọn lựa để đào tạo đa số dựa trên nhu cầu của lao động nông thôn nên khi triển khai được người dân hưởng ứng rất tích cực và tham gia đầy đủ. Sau khi được trang bị các kiến thức cơ bản về kỹ thuật và cách thực hiện, đa số lao động nông thôn đã áp dụng hiệu quả giúp tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng NTM tại địa phương. Tiêu biểu như các nghề: kỹ thuật trồng hoa cúc, hồng, đồng tiền; trồng rau an toàn; kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ném; kỹ thuật trồng sắn, ngô, lúa, đậu; kỹ thuật trồng nấm sò, rơm, linh chi; kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch hồ tiêu... Kết quả điều tra dân số trong độ tuổi ở nông thôn tỉnh Quảng Trị là: 202.242 người, trong đó lao động nông thôn 195.993 người (chiếm 96,9%), trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 145.679 người (chiếm 74,32%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo là 35,11% và tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 26,18%. Trong khi đótheo Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (Tiêu chí số 14) phải đạt >35%. Đồng chí Trần Văn Thu, Chi cục trưởng Chi cục PTNT tỉnh cho biết: “Để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn góp phần thực hiện tiêu chí trong chương trình xây dựng NTM, trong thời gian tới Chi cục PTNT tỉnh sẽ tiếp tục củng cố hệ thống đào tạo cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ. Chọn lựa ngành nghề để đào tạo phù hợp tình hình thực tế mỗi địa phương cũng như phù hợp với trình độ của lao động nông thôn. Đặc biệt, lựa chọn những nghề thực sự cần thiết giúp người dân trong quá trình phát triển sản xuất. Để nâng cao chất lượng dạy nghề, Chi cục cũng sẽ từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên giảng dạy, chuẩn hóa giáo trình…Xây dựng kế hoạch dạy nghề nông nghiệp tổng thể từng giai đoạn, từ 2012-2015 và 2015-2020, đồng thời có kế hoạch chi tiết cho từng năm cụ thể. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, từ huyện, xã và các trung tâm đào tạo nghề gắn kết trong quá trình đào tạo, từ đó chọn lựa nghề phù hợp để đào tạo cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề phải thực hiện ngay tại cơ sở gắn với tính đa dạng vùng miền và đặc thù của lao động nông thôn, cũng như phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương và chu kỳ phát triển của cây trồng, vật nuôi...”. Bài, ảnh: THANH LÊ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mô hình trồng tiêu sạch ở Vĩnh Kim

Mô hình trồng tiêu sạch ở Vĩnh Kim
03:00 11/10/2012

(QT) - Hiện nay, sản phẩm hồ tiêu bán được giá trên thị trường đang thu hút nông dân quay trở lại trồng mới và chăm sóc phục hồi vườn tiêu. Tuy nhiên, trong những năm qua tình...

Thời tiết

28°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 27°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long