Cập nhật: Thứ 3, 24/05/2016 | 08:40 GMT+7

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nâng cao chất lượng cuộc sống

(QT) - Công tác đào tạo nghề cho lao động ở khu vực nông thôn luôn được UBND huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) quan tâm. Huyện đã triển khai xây dựng nhiều kế hoạch, biện pháp để tổ chức hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về đào tạo nghề, về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với phát triển KT-XH, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn; tư vấn học nghề, việc làm miễn phí và vận động người lao động nông thôn tích cực tham gia học nghề. Chú trọng việc đào tạo nghề từ đào tạo theo năng lực có sẵn của cơ sở đào tạo sang đào tạo theo nhu cầu học nghề của người lao động gắn với nhu cầu thị trường lao động và quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của từng thôn, xã, từng vùng nhằm khai thác thế mạnh, tiềm năng sẵn có ở địa phương, nâng cao đời sống người lao động. Chỉ đạo các trung tâm dạy nghề đổi mới và phát triển chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn theo yêu cầu của thị trường lao động; đẩy mạnh xã hội hóa dạy nghề theo hướng khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư thành lập cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn; thu hút các cơ sở dạy nghề tư thục, các cơ sở giáo dục (trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp…), các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn; phát triển ngành nghề mới, nghề có ứng dụng công nghệ cao, nghề sử dụng nhiều lao động, sử dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Huy động nghệ nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư, người lao động có tay nghề tham gia vào công tác đào tạo nghề.

Đào tạo nghề thiết thực và hiệu quả đã giúp người dân phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống

Anh Nguyễn Ái Tân, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Vĩnh Linh cho biết, 5 năm qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở huyện Vĩnh Linh được triển khai thực hiện đạt nhiều kết quả cao. Theo thống kê, toàn huyện tổ chức gần 100 lớp dạy nghề, cho gần 2.000 học viên. Ngành nghề được đào tạo tương đối phong phú, đa dạng và phù hợp với nhu cầu học nghề của người dân nông thôn, thực tế ở địa phương như: nghề kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác, thu hoạch cao su, tiêu, trồng rau an toàn; kỹ thuật nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; kỹ thuật sản xuất nước mắm; chế biến món ăn; sửa chữa, vận hành máy móc nông- ngư nghiệp… Đa số các ngành nghề được dạy đều được thực hiện tại địa phương nên tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến tham gia học và có cơ hội thực hành trực tiếp ngay tại địa bàn. Đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn chặt với giải quyết việc làm, đáp ứng nhu cầu thực tế và nguyện vọng người dân, nên nhiều học viên sau khi được học nghề đã mạnh dạn áp dụng các kiến thức, kỹnăng, KHKT… vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt và một số lĩnh vực khác đạt hiệu quảcao. Tỷ lệ học viên sau khi đào tạo nghề, có hơn 80% có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập và tự tạo việc làm cho người khác. Điển hình như lớp đào tạo nghề kỹ thuật chế biến món ăn, nhiều người ở các xã Vĩnh Tú, Vĩnh Long, Vĩnh Tân… cùng nhau hình thành tổ, nhóm hợp tác chuyên làm dịch vụ phục vụ lễ hội, đám cưới. Nhiều người dân ở Vĩnh Trung, Vĩnh Thành, Vĩnh Hà, Vĩnh Khê… sau khi hoàn thành lớp đào tạo nghề sửa chữa, vận hành máy móc nông- ngư nghiệp, hay trung cấp nghề thú y… vừa phục vụ tốt công việc gia đình, vừa phục vụ nhu cầu sửa chữa, tiêm phòng gia súc, gia cầm cho những người dân khác, tăng thêm nguồn thu nhập. Nhiều người nông dân, phụ nữ với những kiến thức học được trong đào tạo nghề đã mạnh dạn đầu tư vốn liếng mở rộng quy mô kinh tế trang trại tổng hợp trồng, trọt, chăn nuôi, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương, hoặc tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng xây dựng mô hình trang trại, nâng cao số lượng, chất lượng đàn gia súc, gia cầm gắn với thị trường tiêu thụ ổn định. Bên cạnh đó, huyện Vĩnh Linh còn tăng cường công tác phối hợp đào tạo nghề và giải quyết việc làm với các cơ sở đào tạo nghề, công ty, doanh nghiệp tổ chức các lớp đào tạo nghề may, kỹ thuật chế biến món ăn… Công tác xã hội hóa đào tạo nghề cũng phát triển mạnh, đạt hiệu quả cao khi nhiều công ty, doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Vĩnh Linh tự tổ chức đào tạo nghề miễn phí như sửa chữa xe máy, xây dựng dân dụng… cho người lao động và đặc biệt, còn giải quyết việc làm tại chỗ cho học viên sau khi có tay nghề vững vàng. Ông Nguyễn Bá Dục, thôn An Du Nam 3, xã Vĩnh Tân cho biết, “trợ lực” đặc biệt giúp ông vượt qua khó khăn, đạt được thành quả như hôm nay chính là được tham gia các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. “Khó khăn nhất với tôi là chưa qua trường lớp đào tạo nghề, chưa có kinh nghiệm và áp dụng KHKT… nên dịch bệnh xảy thường xuyên ra trên đàn gia súc, gia cầm, trồng trọt thì không đạt về năng suất, chất lượng. Sau khi học nghề, tôi đã tự tin đầu tư phát triển mô hình kinh tế gia đình, và hôm nay đạt hiệu quả như mong đợi với hệ thống chuồng trại được đầu tư khang trang, hiện đại, nuôi hơn 150 con lợn, 300 con gà; trồng thêm nhiều cây lâm nghiệp như bạch đàn, keo xung quanh trang trại; cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, cơ sở xay xát lúa gạo, thu mua nông phẩm cho bà con nông dân trong xã và các xã lân cận, với thu nhập bình quân hàng năm trên 200 triệu đồng”. Cũng như ông Dục, anh Trương Hữu Công, khóm Ngã Tư, thị trấn Bến Quan phát triển hiệu quả mô hình kinh tế gia đình sau khi tham gia nhiều lớp dạy nghề trồng trọt, chăn nuôi, thú y. “Tôi cảm ơn các cấp, ngành đã tạo điều kiện cho tôi có cơ hội học nghề phù hợp với nguyện vọng. Với những kiến thức trang bị được, tôi đã áp dụng ngay vào phát triển mô hình kinh tế gia đình và đạt kết quả cao với 4 ha cao su, gần 2 ha mặt nước nuôi cá chép, cá rô…, 30 con lợn thịt, 7 con lợn nái, 200 con gia cầm, trồng nhiều loại cây ăn quả, bình quân hàng năm thu nhập trên 200 triệu đồng. Tôi mong muốn huyện Vĩnh Linh tiếp tục quan tâm, duy trì và mở thêm nhiều lớp dạy nghề để người lao động nông thôn có thể thêm nhiều cơ hội tiếp cận với kiến thức, kinh nghiệm, KHKT và những mô hình kinh tế hiệu quả để áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, từng bước khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh ở địa phương, vừa làm giàu cho mình, vừa làm giàu cho quê hương”. Bài, ảnh: HOÀI NHUNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Mua bán nước biển ở... vùng biển

Mua bán nước biển ở... vùng biển
10:26 tối qua

QTO - Để các loài thủy hải sản tung tăng bơi lội trong làn nước biển trong xanh ở các bể kính loại lớn được trang bị máy sục khí, nhiều nhà hàng, quán nhậu...

Khởi sắc Tà Rụt

Khởi sắc Tà Rụt
10:45 tối Thứ 5

QTO - Mặc dù là địa phương ở vùng núi, phần đông dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), nhưng những năm gần đây, bức tranh KT-XH ở xã Tà Rụt, huyện...

Phát triển cây ngô lai ở Tà Rụt

Phát triển cây ngô lai ở Tà Rụt
01:40 24/05/2016

(QT) - Những bãi bồi nằm dọc theo triền sông Đakrông đã trở thành nơi lý tưởng để người dân xã Tà Rụt (huyện Đakrông, Quảng Trị) trồng cây lương thực, trong đó phần lớn diện...

Cam Thành dồn sức xây dựng nông thôn mới

Cam Thành dồn sức xây dựng nông thôn mới
23:53 22/05/2016

(QT) - Ông Đoàn Văn Được, Chủ tịch UBND xã Cam Thành (huyện Cam Lộ, Quảng Trị) cho biết, là xã thuần nông, do vậy khi phát động xây dựng nông thôn mới (NTM), xã ưu tiên tập...

Tín hiệu vui từ giống lúa mới

Tín hiệu vui từ giống lúa mới
23:50 22/05/2016

(QT) - Chúng tôi có dịp đến thăm Hợp tác xã (HTX) An Lộng (xã Triệu Hòa, Triệu Phong, Quảng Trị) để cùng hòa mình với niềm vui được mùa của bà con nông dân. Năm nay, các thành...

Thăm thẳm Vĩnh Ô

Thăm thẳm Vĩnh Ô
23:49 22/05/2016

(QT) - Là một trong những xã miền núi khó khăn nhất của tỉnh Quảng Trị, những năm qua dù đã có nhiều chính sách hỗ trợ từ cấp trên, từ các chương trình, dự án, cũng như sự nỗ...

POWERED BY
Việt Long