{title}
{publish}
{head}
Thời điểm này, các hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hộ... trên địa bàn tỉnh đang tập trung chăm sóc vật nuôi để có nhiều sản phẩm thịt gia súc, gia cầm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng dự đoán sẽ tăng cao vào dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Đàn lợn của anh Lê Đức Quang Huy ở thôn Lai Bình, xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Linh chuẩn bị bán ra thị trường -Ảnh: TÚ LINH
Cách đây 4 tháng, anh Lê Đức Quang Huy ở thôn Lai Bình, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh tái đàn 300 con lợn thịt và 1.000 con gà. Nhờ chăn nuôi theo hướng hữu cơ, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thức ăn và tiêm phòng đầy đủ nên đàn vật nuôi của anh phát triển tốt, không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Những ngày này, anh Huy nhận được nhiều đơn hàng đặt mua lợn, gà chuẩn bị cho tết Nguyên đán 2024. Hiện 300 con lợn thịt của anh đã được thương lái đặt mua.
Riêng gà thì anh Huy phân loại, bán theo nhu cầu của người tiêu dùng, gồm gà thịt hơi, gà thịt làm sạch và gà nguyên con. Anh Huy là một trong 26 thành viên của Hợp tác xã Nông nghiệp sạch Tây Sơn tại xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh. Mỗi năm hợp tác xã này bán khoảng 100 tấn thịt lợn hơi và hàng chục nghìn con gà. Để chuẩn bị cho thị trường Tết, hợp tác xã đã tăng sản lượng đàn vật nuôi lên gấp đôi.
Là một trong những địa phương có tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng Dương Viết Hải cho biết, nhằm chuẩn bị nguồn cung phục vụ thị trường Tết, từ tháng 9/2023, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn người dân định hướng phát triển con nuôi, số lượng đàn theo dự báo nhu cầu thị trường, tránh tái đàn ồ ạt.
Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, tiêm phòng vắc xin đúng quy định. Người chăn nuôi ở địa phương linh hoạt tận dụng sản phẩm và phụ phẩm nông nghiệp sẵn có để giảm chi phí, cũng như không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, bảo đảm chất lượng sản phẩm chăn nuôi khi xuất bán.
Hiện các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Hải Lăng đã sẵn sàng nguồn gia súc, gia cầm cung ứng cho thị trường trước, trong và sau tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Trung Hậu, sản xuất chăn nuôi năm 2023 gặp nhiều khó khăn do tình hình biến động giá sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Cùng với đó là dịch bệnh trên gia súc, gia cầm xảy ra vào cuối năm.
Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng vừa qua, nhờ tích cực triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống, đến nay tình hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh đang dần được kiểm soát tốt. Tính đến hết năm 2023, có 14 xã, phường, thị trấn đã qua 21 ngày không phát sinh thêm lợn bệnh. Có 3 huyện Đakrông, Hướng Hóa, Cam Lộ và TP. Đông Hà đã hết dịch.
Vượt qua những khó khăn, tổng đàn vật nuôi của tỉnh năm 2023 tăng về số lượng và chất lượng. Đặc biệt sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2023 đạt hơn 59.083 tấn.
Toàn tỉnh có 697 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, trong đó có hơn 70 trang trại phát triển theo mô hình liên kết với các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi lợn. Tổng đàn lợn nuôi tại các trang trại chiếm 57% tổng số đàn lợn của tỉnh.
Theo ông Hậu, hằng tháng sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh cung ứng cho thị trường khoảng 5.000 tấn thịt.
Dự tính vào dịp Tết sắp tới, nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm sẽ tăng cao. Mặc dù vừa trải qua bệnh dịch tả lợn Châu Phi có thiệt hại đến số lượng đàn lợn nhưng theo các cơ quan chức năng, nguồn cung thịt lợn hoàn toàn đảm bảo đủ cho nhu cầu người dân trong tỉnh, ngoài ra còn cung ứng thêm cho các thị trường khác. Hiện giá lợn hơi đang dao động ở mức 50.000 đồng/kg.
Với mức giá này, người chăn nuôi đang hòa vốn hoặc lãi rất thấp. Ông Hậu cho biết, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đang được khống chế, kiểm soát tốt; thị trường chuẩn bị Tết bắt đầu nâng mức tiêu thụ hàng hóa, hy vọng người chăn nuôi sẽ bán được giá thịt lợn, gia cầm cao hơn để có lãi.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn thực phẩm trong thời điểm trước, trong và sau tết Nguyên đán, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã chỉ đạo phòng chuyên môn, các trạm chăn nuôi và thú y phối hợp các địa phương tăng cường công tác kiểm dịch gia súc, gia cầm; thường xuyên kiểm tra các cơ sở giết mổ, sơ chế, bảo quản, kinh doanh sản phẩm động vật, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm đảm bảo chất lượng thịt cung cấp ra thị trường...
Mặt khác, chi cục cũng đẩy mạnh tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất chăn nuôi chấp hành tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, luôn đề cao tinh thần phòng, chống dịch bệnh, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật tổng hợp về an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Vận động người dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi kinh doanh lợn ốm, lợn chết, lợn nhập lậu; tố giác kịp thời các hành vi vi phạm cho lực lượng chức năng để kiểm tra, xử lý theo quy định.
“Thời điểm cuối năm âm lịch thường xuất hiện các đợt rét đậm, rét hại ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn vật nuôi.
Vì vậy người chăn nuôi cần cân đối các loại thức ăn giàu dinh dưỡng, khoáng chất để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi; tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm để bảo đảm nguồn thịt cung ứng cho thị trường Tết”, ông Hậu khuyến cáo.
Tú Linh
QTO - Được đầu tư quy mô, hiện đại, Trung tâm Thương mại Vincom Plaza Đông Hà là điểm đến mang lại nhiều trải nghiệm riêng có, thú vị cho người dân và du...
QTO - Sau gần 6 tháng triển khai, mô hình nuôi cá nâu do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện dự kiến sẽ cho thu hoạch hơn 4,3 tấn cá nâu thương phẩm, trừ...
QTO - Việc tái canh cây cà phê được nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa thực hiện từ nhiều năm trước, nhưng tập trung nhất khoảng từ năm 2020 cho đến...
QTO - Không đầu tư nhiều vốn cũng không mất nhiều công chăm sóc song mô hình nuôi bồ câu của gia đình cựu chiến binh (CCB) Lê Văn Đán (sinh năm 1963), ở...
QTO - Hiện nay, trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản có vai trò hết sức quan...
QTO - Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Hướng Hóa đầu tư xây dựng mô hình nông nghiệp sạch kết hợp phát triển du lịch với nhiều loại...
QTO - Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa chủ động chuyển đổi vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên ở địa phương, đồng thời...
QTO - Hiện đang là thời kỳ cuối vụ thu hoạch sắn tại các địa phương miền núi của tỉnh. Năm nay, giá sắn cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái từ 500.000 -...
QTO - Nhằm cải thiện các Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX), Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số sự hài lòng của tổ chức và cá nhân về sự...
QTO - Xác định vụ đông xuân là vụ sản xuất chính trong năm, giữ vai trò quan trọng đối với việc thực hiện kế hoạch sản xuất nông nghiệp của cả năm, thời...
QTO - Tại xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa, kể từ sau đợt lũ lịch sử vào năm 2020 đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục nhưng việc tái sản xuất nông...
QTO - Dự báo năm 2024 sẽ gặp nhiều khó khăn do tác động tình hình bất ổn của thế giới, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh... nên ngay từ đầu năm, cấp...