Cập nhật: Thứ 2, 23/08/2021 | 07:28 GMT+7

Đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó với COVID-19

QTO - Nhằm chủ động duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo kịp thời cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ Nhân dân trước diễn biến phức tạp của COVID-19, ngày 18/8/2021, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 142/KH-UBND về việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Siêu thị Co.opmart luôn đảm bảo lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng - Ảnh: ĐT

Đảm bảo hàng hóa theo phương châm “4 tại chỗ”

Số liệu thống kê cho thấy, dân số tỉnh Quảng Trị hiện nay là 630.900 người. Ước tính lượng tiêu thụ các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu như sau: Gạo 10 kg/người/tháng; thịt gia súc 1,5kg/người/ tháng; thịt gia cầm 1kg/người/tháng; rau, củ, quả 10kg/người/tháng; thủy sản 1,5 kg/người/tháng; trứng 10 quả/người/tháng… Trong công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu ứng phó với COVID-19 trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh chỉ đạo phải đảm bảo hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân trong thời gian có dịch theo phương châm “4 tại chỗ”.

Theo khảo sát, hiện số lượng những mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu kể trên, các doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của người dân toàn tỉnh đến cuối năm 2021. Một số mặt hàng như gạo, thủy sản nuôi trồng, khai thác, sản lượng còn thừa có thể cung cấp cho các vùng dịch tỉnh khác. Trong đó, mặt hàng gạo có số lượng 50.148 tấn, do hộ gia đình, doanh nghiệp, cơ sở xay xát cung ứng ước tính 1.000 tấn, sản lượng còn thừa khoảng 18.603 tấn, chưa kể lượng gạo thu hoạch vụ hè thu 2011 ước tính 75.000 tấn. Các hộ gia đình, trang trại trong tỉnh còn đảm trách cung cấp, đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu dùng trong tỉnh về thịt gia súc có số lượng khoảng 17.0336 tấn, còn thừa khoảng 12.301 tấn; thịt gia cầm khoảng 6.047 tấn; rau, củ, quả khoảng 31.214 tấn; thủy sản nuôi trồng, khai thác khoảng 17.535 tấn; thủy sản khai thác đông lạnh 110 tấn; trứng gia cầm 1.000 quả…

Nguồn lương thực, thực phẩm tự cung ứng trên địa bàn tỉnh cũng sẽ đảm bảo đầy đủ, ổn định. Hiện tổng đàn vật nuôi của tỉnh gồm 21.724 con trâu, 55.441 con bò, 155.756 con lợn và 3,4 triệu con gia cầm. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân ước đạt 40.000 tấn/ năm, tương đương với 24.000 tấn thịt xẻ/năm. Sản lượng trứng đạt trên 40 triệu quả/năm. Toàn tỉnh có 91 cơ sở cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu có địa chỉ đăng ký, trong đó cung ứng gạo có 65 cơ sở, có 24 kho lạnh trữ hàng thủy sản, còn lại là các cơ sở cung ứng trứng gia cầm, thịt gia súc, gia cầm các loại.

Phương án phân phối được UBND tỉnh chỉ đạo cụ thể, sát sao. Theo đó các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các doanh nghiệp cung ứng, hệ thống phân phối chuẩn bị nguồn nguyên liệu cần thiết, tăng cường sản xuất, tập trung nguồn hàng dự trữ, bố trí hệ thống kho dự trữ tập kết hàng hóa, nhân lực để điều phối, thực hiện ngay khi có yêu cầu. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp, các đơn vị có kế hoạch đẩy mạnh sản xuất, tăng cường dự trữ, đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Sở Công thương chỉ đạo các hệ thống phân phối trên địa bàn gồm: Siêu thị Co.opmart, siêu thị Vinmart, Công ty CP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị tăng cường lượng hàng dự trữ gấp 2-3 lần. UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các ban, tổ quản lý chợ hạng 1, hạng 2 trên địa bàn có phương án tăng cường thêm lượng hàng nhập từ nguồn hàng trong tỉnh và các địa phương khác từ 20% - 30%.

Các đơn vị tham gia cung ứng trong thời điểm này gồm siêu thị Co.opmart, siêu thị Vinmart, Công ty CP Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị… thực hiện việc điều tiết, luân chuyển hàng hóa thường xuyên, kịp thời từ các kho hàng hoặc giữa các điểm bán hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng tại các điểm bán. Bên cạnh mạng lưới cung ứng lương thực, thực phẩm thiết yếu trực tiếp cho người dân, các hệ thống phân phối hiện đại và các doanh nghiệp thương mại điện tử tập trung đẩy mạnh triển khai kênh mua sắm trực tuyến như website, kênh bán hàng online, mạng xã hội… sẵn sàng đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân trên địa bàn tỉnh.

Người dân không nên ồ ạt mua sắm, tích trữ hàng hóa

Có thể thấy, ngay khi có dịch bệnh xảy ra, UBND tỉnh đã quyết liệt chỉ đạo các ngành chức năng, doanh nghiệp liên quan và chính quyền địa phương trong tỉnh đảm bảo cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của Nhân dân, góp phần bình ổn thị trường. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ sở, tiểu thương kinh doanh hàng hóa thiết yếu trên địa bàn duy trì hoạt động kinh doanh để đảm bảo nhu cầu mua sắm, tiêu dùng lương thực, thực phẩm và các hàng hóa thiết yếu khác cho người dân nhằm đảm bảo đời sống dân sinh và ổn định sản xuất, kinh doanh trong thời gian xảy ra dịch bệnh. Cung cấp thông tin các doanh nghiệp được phân công dự trữ hàng hóa và bán hàng bình ổn thị trường của tỉnh; các doanh nghiệp phân phối mặt hàng thiết yếu có quy mô; các doanh nghiệp xay xát, xuất khẩu gạo; các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng khẩu trang vải kháng khuẩn trên địa bàn... đến các cơ sở, tiểu thương bán lẻ tại các huyện, thị xã, thành phố để kết nối cung cầu, đảm bảo nguồn hàng trong thời gian có dịch bệnh.

Tùy theo tình hình diễn biến dịch bệnh tại địa phương, UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng các điểm cung ứng hàng hóa thiết yếu và bán hàng bình ổn giá tại các khu vực trung tâm để ổn định thị trường, tránh xảy ra tình trạng mất cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu. Song song với đó là tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc phòng, chống COVID-19 tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh trên địa bàn. Kiên quyết tạm dừng hoạt động đối với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng kinh doanh chưa đảm bảo an toàn trong phòng, chống dịch bệnh theo quy định.

Thời gian qua, chấp hành nghiêm chỉnh sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh là đảm bảo cung ứng kịp thời các mặt hàng thiết yếu, mặt hàng có nhu cầu cao phục vụ đời sống Nhân dân, bình ổn thị trường khi xảy ra COVID-19, các doanh nghiệp liên quan trong tỉnh đã xây dựng phương án lưu thông hàng hóa thuận lợi, sẵn sàng đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu đến các địa phương trong mọi tình huống. Do vậy, người dân tuyệt đối không tin vào những tin đồn thất thiệt, không nên ồ ạt mua sắm, tích trữ hàng hóa gây bất ổn thị trường ngay cả khi COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn.

Đan Tâm



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đảm bảo an toàn thông tin trong cung ứng điện
22:15 08/11/2023

Thời gian qua đã xuất hiện tình trạng khách hàng sử dụng điện liên tục bị gọi điện thoại đòi tiền điện. Kẻ xấu còn giả danh nhân viên ngành điện gặp trực tiếp ...

Hành trang “vượt bão”

Hành trang “vượt bão”
03:29 22/08/2021

(QĐND) - Cơ cấu dân số cùng nền tảng sản xuất vững chắc giúp Việt Nam “ở thế thuận lợi” để vượt qua được các thách thức hiện nay. Đây là nhận định của tạp chí INTHEBLACK...

Thành công từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng

Thành công từ mô hình nuôi dê nhốt chuồng
00:35 18/08/2021

QTO - Bắt tay khởi nghiệp từ năm 2013 với mô hình nuôi dê nhốt chuồng, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đến nay anh Nguyễn Văn Chương (sinh năm 1996),...

Thời tiết

23°C - 31°C
Có mây, không mưa
  • 22°C - 29°C
    Có mây, không mưa
  • 23°C - 30°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long