
{title}
{publish}
{head}
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều nay 22/5, đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh điều hành phiên thảo luận tại tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dung đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 của Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung mốt số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 và Nghị quyết số 107/2020/QH14; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Tại phiên thảo luận về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội liên quan đến Nghị quyết kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, đại biểu Hà Sỹ Đồng – Ủy viên Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội, đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Trị bày tỏ sự đồng tình với chính sách này.
Đại biểu nhấn mạnh, với một tỉnh thuần nông như Quảng Trị, nơi trên 70% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn và chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp để kiếm sống, việc tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 thể hiện sự nhất quán và cam kết vững chắc của Đảng và Nhà nước trong việc hỗ trợ nông dân, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, đồng thời bảo đảm an sinh xã hội cho khu vực nông thôn.
Đại biểu Hà Sỹ Đồng - Ảnh: TT
Tuy nhiên, đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng chỉ ra một số điểm cần được hoàn thiện để chính sách trở nên phù hợp và hiệu quả hơn. Qua nghiên cứu dự thảo và thực tiễn địa phương, đại biểu nhận thấy cần thiết phải đánh giá lại kết quả thực hiện chính sách miễn thuế trong thời gian qua, loại bỏ những điểm chưa phù hợp nhằm nâng cao tính khả thi và thực tế của nghị quyết.
Về đối tượng và phạm vi miễn thuế, đại biểu cho rằng dự thảo đã kế thừa tương đối đầy đủ các quy định trước đây, nhưng vẫn cần làm rõ thêm cách xác định đối tượng miễn thuế cho các hộ dân sinh sống ở khu vực biên giới, vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là tại các xã vùng sâu, vùng xa như huyện Đakrông hay huyện Hướng Hóa – những nơi người dân chủ yếu sống bằng trồng lúa nương, sắn và các loại cây ngắn ngày.
Đại biểu đề nghị bổ sung hướng dẫn cụ thể về đất luân canh, cũng như đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng đang được sử dụng ổn định theo thực tế sản xuất, nhằm tránh bỏ sót các hộ dân thực sự cần hỗ trợ nhưng gặp khó khăn về thủ tục giấy tờ.
Về quy trình thực hiện và thủ tục miễn thuế, đại biểu Hà Sỹ Đồng lưu ý rằng một trong những khó khăn lớn tại địa phương hiện nay là người dân chưa nắm rõ các quy định, thiếu thông tin về quyền lợi được miễn thuế, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa.
Vì vậy, đại biểu đề nghị bổ sung trách nhiệm tuyên truyền, hỗ trợ kê khai miễn thuế cho chính quyền cấp xã và cán bộ thuế địa phương. Đồng thời, đại biểu cũng đề xuất xây dựng cơ chế phối hợp “một cửa” giữa cơ quan thuế, chính quyền và các tổ chức như hội Nông dân, hội Phụ nữ nhằm giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng cường khả năng tiếp cận chính sách của người dân.
Đại biểu cũng bày tỏ quan điểm rằng việc miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cần được đặt trong bối cảnh tổng thể phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Trong những năm gần đây, Quảng Trị đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng vùng nguyên liệu, phát triển nông nghiệp hữu cơ và ứng dụng công nghệ cao.
Đại biểu Hoàng Đức Thắng - Ảnh: TT
Tuy nhiên, nhiều hợp tác xã tại địa phương còn hạn chế về quy mô và năng lực tiếp cận chính sách còn yếu. Do đó, đại biểu đề xuất bổ sung quy định ưu tiên miễn thuế cho đất của các hợp tác xã sản xuất theo chuỗi giá trị, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nhằm khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất và có chế tài kiểm soát đi kèm để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất.
Một nội dung quan trọng khác được đại biểu Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh là vấn đề công khai, minh bạch và giám sát trong quá trình thực hiện chính sách. Đại biểu đề nghị quy định rõ hơn về trách nhiệm công khai danh sách đối tượng và diện tích được miễn thuế tại cấp xã để người dân có thể giám sát lẫn nhau, từ đó giảm nguy cơ trục lợi chính sách.
Bên cạnh đó, đại biểu cũng khẳng định cần có cơ chế giám sát độc lập của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị – xã hội trong quá trình triển khai, nhất là tại các vùng nhạy cảm về đất đai. Đại biểu Hà Sỹ Đồng khẳng định, chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp không chỉ giảm bớt gánh nặng tài chính cho người dân mà còn thể hiện sự quan tâm thiết thực của Nhà nước đối với khu vực nông thôn, vốn còn nhiều khó khăn như tại tỉnh Quảng Trị.
Đại biểu đề nghị Chính phủ và Bộ Tài chính cần tiếp thu đầy đủ các ý kiến của đại biểu Quốc hội để hoàn thiện chính sách, sớm ban hành và đặc biệt là tổ chức triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, bảo đảm chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng.
Đại biểu Hồ Thị Minh - Ảnh: TT
Tham gia phiên thảo luận đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, đại biểu Hồ Thị Minh – Phó giám đốc phụ trách Sở Dân tộc & Tôn giáo – bày tỏ sự cơ bản thống nhất với Nghị quyết.
Tuy nhiên, đại biểu lưu ý đến quy định tại khoản 2 Điều 2 của dự thảo, theo đó giao cho Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyền quyết định mức hỗ trợ đóng học phí cho nhóm đối tượng học tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục.
Đại biểu nhấn mạnh sự khác biệt về thu ngân sách giữa các địa phương có thể dẫn đến sự chênh lệch mức hỗ trợ, mang tính “tùy nghi”, thiếu đồng đều. Do vậy, đại biểu Hồ Thị Minh đề nghị bổ sung nguyên tắc do Trung ương quy định mức hỗ trợ học phí cho học sinh tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục tương đương với mức miễn học phí ở các cơ sở công lập. Đây sẽ là căn cứ pháp lý quan trọng giúp các Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định mức hỗ trợ hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội địa phương, đồng thời đảm bảo tính thống nhất trên toàn quốc.
Đối với Dự thảo Nghị quyết phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi, đại biểu Hồ Thị Minh cho rằng sự phát triển giáo dục mầm non giữa các vùng miền vẫn còn rất không đồng đều, gây ra nhiều khó khăn cho công tác phổ cập, đặc biệt tại những địa phương có nguồn thu ngân sách hạn chế. Chương trình phổ cập lần này tập trung bổ sung cho nhóm trẻ 3 đến 4 tuổi, bởi trẻ 5 tuổi đã được phổ cập theo quy định của luật. Tuy nhiên, đại biểu lưu ý rằng tỷ lệ trẻ em 3 tuổi được tiếp cận giáo dục mầm non hiện chỉ đạt khoảng 34,6% trên toàn quốc, tập trung chủ yếu ở những vùng thuận lợi.
Ở vùng sâu, vùng xa, việc phổ cập giáo dục cho trẻ 3 – 4 tuổi vẫn còn là thách thức lớn. Do đó, đại biểu đề xuất giữ nguyên thời gian phổ cập đến năm 2030 cho các vùng thuận lợi, trong khi kéo dài đến năm 2035 cho các vùng sâu, vùng xa nhằm giảm áp lực cho ngành giáo dục. Ngoài ra, đại biểu Hồ Thị Minh còn nhấn mạnh một vấn đề quan trọng trong giáo dục mầm non hiện nay là sự chú trọng quá mức vào chính quy hóa chất lượng giáo dục.
Theo đại biểu, với trẻ nhỏ, nuôi dưỡng và chăm sóc mới là yếu tố cốt lõi. Hiện các trường mầm non yêu cầu tuyển dụng giáo viên có trình độ đại học trở lên, trong khi công tác đào tạo vẫn duy trì các bậc trung cấp và cao đẳng.
Điều này gây ra khó khăn cho người học trung cấp, cao đẳng khi phải liên tục học liên thông lên đại học, kéo dài thời gian đào tạo. Đại biểu đề nghị xem xét lại chính sách tuyển dụng giáo viên mầm non theo hướng hợp lý hơn, phù hợp với nhu cầu thực tế và đặc điểm của giáo dục mầm non.
Trường Sơn – Thanh Tuân
(CLO) Chiều 22/5, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân đã tổ chức hội nghị quán triệt, giao nhiệm vụ cho Đoàn công tác số 25 đi thăm quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1 năm 2025.
Ban Chấp hành Trung ương, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương với nghi thức Quốc tang.
(Vietnamnet) - Tiễn biệt ông Trần Đức Lương, vị Chủ tịch nước gắn bó với một giai đoạn trọng yếu của đất nước. Tôi không chỉ nhớ ông như một chính khách mẫu mực, mà còn nhớ một...
QTO - Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, liên tục, vì vậy, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi...
QTO - Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, sáng nay 20/5, Quốc hội có phiên thảo luận tại hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số...
Tới đây, Ban Tổ chức Trung ương sẽ thẩm định và tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định nhân sự bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Thủ tướng sẽ chỉ định nhân sự chủ tịch,...
QTO - Trên hành trình dựng xây quê hương ngày càng giàu đẹp, tuổi trẻ Quảng Trị không ngừng nỗ lực khẳng định vai trò tiên phong của mình bằng những hành...
QTO - Sự hình thành Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là kết quả của một quá trình tìm tòi, khảo nghiệm lâu dài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thành quả lớn...
QTO - Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn trăn trở xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, để Đảng xứng đáng là đạo đức, là văn minh, mỗi cán bộ, đảng viên...
QTO - Tại phiên thảo luận tổ chiều ngày 17/5 của kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh đã đóng...
QTO - Ngày 16/5/2025, sau Lễ đón chính thức được tổ chức trọng thể tại Phủ Chủ tịch, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng...
QTO - Tại phiên thảo luận tổ chiều nay 15/5, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế chính sách phát triển kinh tế tư nhân...