
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Sáng nay 31. 5. 2019, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước. Báo Quảng Trị Online đăng toàn văn phát biểu của Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị tại diễn đàn.
Kính thưa Quốc hội.
Tôi xin phát biểu hai nội dung sau đây:
Thứ nhất, thành tựu phát triển kinh tế nước ta thời gian qua rất đáng trân trọng và tự hào, trong đó tăng trưởng kinh tế nông nghiệp là nổi bật và có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp có thể phát triển cao hơn, nông dân có thu nhập nhiều hơn nếu chúng ta giải quyết tốt vấn đề tích tụ và tập trung ruộng đất. Đây cũng chính là điểm nghẽn trong quá trình tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp. Tác động của quan hệ thị trường hội nhập quốc tế ngày nay càng thấy rõ, một nền kinh tế với mô hình kinh tế hộ, sản xuất quy mô nhỏ theo giới hạn hạn điền đã bộc lộ hạn chế cố hữu, luôn phải đối mặt với rủi ro bởi điều kiện thiên nhiên, thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường, được mùa mất giá, do đó nó không thể đứng vững trước những yêu cầu cạnh tranh, nông sản phải được kiểm soát theo chuỗi giá trị từ khâu tạo giống đến sản phẩm cuối cùng đưa ra thị trường. Hơn 10 triệu hộ sản xuất nông nghiệp của chúng ta hiện nay đang bất lực với điều kiện khắt khe này.
Tôi đã có dịp chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng đến nay vấn đề hạn điền, tích tụ ruộng đất, tập trung ruộng đất chưa được giải quyết căn bản để mở đường cho sản xuất nông nghiệp phát triển. Vì vậy, cần nhìn nhận thấu đáo, quyết liệt, giải quyết nút thắt, điểm nghẽn này. Trước hết, cần nhận thức nguồn lực đất đai cho sản xuất nông nghiệp phải được phân bố cho người sử dụng có hiệu quả không hạn chế ở mức hạn điền, quan hệ sở hữu như hiện nay.
Tích tụ và tập trung ruộng đất là hai vấn đề khác nhau nên phải có chính sách khác nhau. Tích tụ ruộng đất gắn với chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tập trung là gắn kết đất đai của nhiều người vào mục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả.
Thực tiễn, việc tập trung ruộng đất diễn ra phổ biến thông qua dồn điền đổi thửa, mô hình hợp tác xã, cánh đồng mẫu lớn, mô hình thuê đất của nông dân, mô hình chính quyền là trung gian thuê đất cho nông dân thuê lại bắt đầu có hiệu quả được nông dân hưởng ứng, đồng tình. Các mô hình tập trung ruộng đất này bảo đảm cho nông dân có quyền sử dụng đất, vừa có lợi tức khi cho thuê đất, không làm bần cùng hóa, không làm họ mất đất, không làm phát sinh hệ lụy sau này.
Trong thực tế mô hình chủ trang trại thuê đất của nông dân để mở rộng diện tích cũng khá phổ biến ở nhiều nước mà ở đó người nông dân làm thuê trên chính mảnh đất của mình, đây là gợi ý tốt cho chúng ta. Vì vậy trên quan điểm ưu tiên cho người sử dụng đất có hiệu quả nhất cần thiết phải thay quy định về hạn điền bằng cách quy định ràng buộc, không khuyến khích, thậm chí cấm tích tụ đất rồi cho thuê lại. Tập trung xây dựng chính sách khuyến khích tạo điều kiện để hợp tác xã, doanh nghiệp trực tiếp thuê đất của nông dân để tập trung đất cho mục tiêu sử dụng có hiệu quả nhất. Ví như chính sách miễn, giảm thuế, chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân, nếu thuê đất của nông dân để canh tác v.v...
Tích tụ và tập trung ruộng đất là quá trình tự nhiên vận hành theo nguyên tắc phân bố nguồn lực đất đai cho người sử dụng hiệu quả nhất. Vì vậy, vai trò của nhà nước là chống tích tụ ruộng đất để thành địa chủ, đầu cơ đất đai để bần cùng hóa nông dân. Sẽ quá muộn nếu chúng ta không ban hành chính sách đủ mạnh để kiểm soát chặt chẽ việc tích tụ, mua, bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất không vì mục đích sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, đồng thời phải có những chính sách thông thoáng hấp dẫn tạo điều kiện khuyến khích phát triển các mô hình, hình thức tập trung ruộng đất có quy mô phù hợp với loại hình sản xuất, trong đó ưu tiên hình thức hợp tác xã, doanh nghiệp thuê đất của nông dân. Khi và chỉ khi nút thắt, điểm nghẽn này được tháo gỡ thì sẽ mở đường cho quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, hấp thu được công nghệ vốn tín dụng, mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng chuỗi giá trị nông sản, nâng cao chất lượng sức cạnh trạnh của nền nông nghiệp nước nhà.
Thứ hai, cực chẳng đã hôm nay tại diễn đàn này, tôi phải báo cáo với Quốc hội rằng vụ án "Buôn lậu" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Quảng Trị và thành phố Đà Nẵng đã bước qua năm thứ 9 với 4 lần xét xử sơ thẩm mà chưa đến hồi kết thúc. Sự chậm trễ, nếu không nói là thiếu trách nhiệm, tắc trách của các cơ quan tố tụng đã đẩy vụ án kéo dài một cách vô cảm, làm xói mòn niềm tin vào công lí, vào sự nghiêm minh của pháp luật. Một kì án chứa đựng nhiều vi phạm pháp luật của các cơ quan tố tụng. Đỉnh cao là sự vi phạm nghiêm trọng trong bán vật chứng trong quá trình điều tra, có dấu hiệu tham nhũng hàng trăm tỉ đồng mà Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị đã nhiều lần lên tiếng và vẫn đang chìm trong im lặng. Khi nào, đến bao giờ vụ án mới được kết thúc; khi nào công lí mới được bảo vệ, tinh thần thượng tôn pháp luật mới được thực thi.
Gần 9 năm cho một vụ án không quá phức tạp. Sự phức tạp có chăng là ở nơi các cơ quan tố tụng đang thách thức sự kiên nhẫn của đại biểu Quốc hội và công luận, thách thức sự chịu đựng của bao thân phận người dân trong vòng lao lí, nhất thiết không thể để kéo thêm được nữa. Đại biểu Quốc hội, công luận và cử tri yêu cầu câu trả lời đầy đủ, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan tư pháp ở Trung ương có liên quan đến vụ án này.
Xin cảm ơn Quốc hội.
Phạm Hồng Nam (tổng hợp)
Sáng nay 3/11, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường thảo luận về Dự án Luật Đất đai (sửa đổi), ĐBQH Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính Ngân ...
Sáng nay 29/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã nghe Ủy viên UBTV ...
Sáng nay 15/1, tại Hà Nội, Quốc hội khóa XV khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5. Sau phiên họp trù bị, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức ...
Hôm nay 28/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội họp phiên toàn thể tại Hội trường thảo luận dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Đại biểu ...
Hôm nay 23/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn có ý kiến khác nhau của dự ...
Hôm nay 30/10, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công ...
Chiều nay 8/11, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh ...
Hôm nay 22/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Luật Sửa đổi bổ sung một số điều ...
QTO - Xác định công tác tạo nguồn, bồi dưỡng, phát triển đảng viên là một trong những nhiệm vụ then chốt nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của...
QTO - Để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, thành phố Đông Hà đã triển khai đồng bộ, hiệu quả nhiều giải pháp để nâng cao chất...
(QT) - Thời gian qua, lãnh đạo huyện Hướng Hóa luôn quan tâm đến việc triển khai, thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số. Từ sự...
(QT) - Những năm qua, phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” đã trở thành động lực lớn để thúc đẩy cán bộ, hội viên Hội Cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn huyện Đakrông...
(QT) - Gần 10 năm gắn bó với công tác mặt trận thôn, ông Hồ Văn On, ở thôn Cu Pua, xã Đakrông, huyện Đakrông luôn tận tâm với công việc, được dân bản quý mến. Ông tích cực vận...
(QT) - Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, góp phần cải cách hành chính, đáp ứng yêu cầu phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn, thời gian...
(QT) - Thực hiện các chủ trương của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về xây dựng và phát triển thành phố Đông Hà trở thành đô thị loại II vào năm 2020, đến nay Đông Hà đã đạt nhiều kết...
(QT) - Huyện Vĩnh Linh có 122 công đoàn cơ sở (CĐCS) trực thuộc với tổng số 2.980 đoàn viên công đoàn. Lực lượng công nhân viên chức, lao động (CNVC, LĐ) trên địa bàn đã phát...